Giáo án môn Số học lớp 6 - Tiết 55: Phép trừ hai số nguyên

1. MỤC TIÊU:

1.1.Kiến thức

- HS biết quy tắc trừ hai số nguyên

- HS hiểu phép trừ trong Z luôn luôn thực hiện được

1.2.Kỹ năng

- HS thực hiện được: Học sinh vận dụng được quy tắc thực hiện phép trừ hai số nguyên tính để đúng hiệu của hai số nguyên.

- HS thực hiện thành thạo: các dạng bài tập

1.3. Thái độ

- Thói quen: trình bày logic

- Tính cách: cẩn thận, chính xác

2. NỘI DUNG HỌC TẬP:

Vận dụng quy tắc thực hiện phép trừ hai số nguyên.

3. CHUẨN BỊ:

3.1. GV: Thước thẳng

3.2. HS: Đọc kĩ quy tắc trừ hai số nguyên, ôn lại kiến thức về cộng hai số nguyên.

 

doc 3 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 708Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Số học lớp 6 - Tiết 55: Phép trừ hai số nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19 Tiết 55
Ngày dạy: 
PHÉP TRỪ HAI SỐ NGUYÊN
1. MỤC TIÊU:
1.1.Kiến thức
- HS biết quy tắc trừ hai số nguyên 
- HS hiểu phép trừ trong Z luôn luôn thực hiện được 
1.2.Kỹ năng
- HS thực hiện được: Học sinh vận dụng được quy tắc thực hiện phép trừ hai số nguyên tính để đúng hiệu của hai số nguyên.
- HS thực hiện thành thạo: các dạng bài tập 
1.3. Thái độ
- Thói quen: trình bày logic
- Tính cách: cẩn thận, chính xác
2. NỘI DUNG HỌC TẬP:
Vận dụng quy tắc thực hiện phép trừ hai số nguyên.
3. CHUẨN BỊ:
GV: Thước thẳng
HS: Đọc kĩ quy tắc trừ hai số nguyên, ôn lại kiến thức về cộng hai số nguyên.
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 
 4.2. Kiểm tra miệng:
Câu 1: Thực hiện phép tính. (8đ)
a/ ( - 55 ) + ( - 105 ) = ?
b/ 107 + ( - 47 ) = ?
c/ 8 – 25 = ?
Câu 2: Phép trừ hai số tự nhiên thực hiện được khi nào ? Còn phép trừ hai số nguyên thì sao? (2đ)
Đáp án:
Câu 1: a/ ( - 55 ) + ( - 105 ) =  - 160 
b/ 107 + ( - 47 ) =  60 
c/ 8 – 25 =  không thực hiện được ( trong tập hợp N )
Câu 2: Phép trừ hai số tự nhiên thực hiện được khi số bị trừ lớn hơn số trừ. Còn phép trừ hai số nguyên thì luôn luôn thực hiện được.
 4.3. Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
* Vào bài: (1 phút) Phép trừ hai số tự nhiên thực hiện được khi nào? Còn phép trừ hai số nguyên thì sao? Để tìm hiểu điều này chúng ta cùng nhau nghiên cứu bài học mới: “Phép trừ hai số nguyên”
* Hoạt động 1: (15 phút)
GV: Treo bảng phụ ghi sẵn đề bài ?
SGK
- Em hãy quan sát 3 dòng đầu thực hiện các phép tính và rút ra nhận xét.
a) 3-1 và 3 + (-1)
b) 3-2 và 3 + (-2)
c) 3-3 và 3 + (-3)
HS: Nhận xét: Kết quả vế trái bằng kết quả vế phải.
3-1 = 3 + (-1) = 2
3-2 = 3 + (-2) = 1
3-3 = 3 + (-3) = 0
GV: Từ việc thực hiện phép tính và rút ra nhận xét trên. Em hãy dự đoán kết quả tương tự ở hai dòng cuối.
3 - 4 = ? ; 3 - 5 = ?
HS: 3 - 4 = 3 + (- 4) = -1
3 - 5 = 3 + (- 5) = -2
GV: Tương tự, gọi HS lên bảng làm câu b
HS: Lên bảng trình bày câu b.
GV: Từ bài ?
 em có nhận xét gì?.
HS: Nhận xét (dự đoán): Số thứ nhất trừ đi số thứ hai cũng bằng số thứ nhất cộng với số đối của số thứ hai.
GV: Vậy muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b ta làm như thế nào?
HS: Phát biểu qui tắc như SGK.
GV: Ghi: a – b = a + (- b)
* Củng cố: Tính:
a/ 5 - 7 ; b/ 5 - (- b) ; c/ (-5) - 7 ; d/ (-5) - (-7)
GV: Cho HS hoạt động nhóm.
GV: Nhận xét, ghi điểm cho các nhóm.
* Hoạt động 2: (15 phút)
GV: Treo bảng phụ ghi đề bài ví dụ SGK/81
- Cho HS đọc đề.
Hỏi: Hôm qua nhiệt độ 30C, hôm nay nhiệt độ
 giảm 40C. Vậy để tính nhiệt độ hôm nay ta làm như thế nào?
HS: Ta lấy nhiệt độ hôm qua trừ nhiệt độ hôm nay. Tức là: 3 - 4 = 3 + (- 4) = - 1
Trả lời: Nhiệt độ hôm nay là: - 10C
GV: Từ phép trừ 3 - 4 = -1 có số bị trừ nhỏ hơn số trừ, ta có hiệu là - 1 Z
Hỏi: Em có nhận xét gì về phép trừ trong tập hợp Z các số nguyên và phép tính trừ trong tập N?
HS: Trong Z phép trừ luôn thực hiện được còn trong tập N chỉ thực hiện được khi số bị trừ lớn hơn hoặc bằng số trừ.
GV: Chính vì lý do đó mà ta phải mở rộng tập N thành tập Z để phép trừ luôn thực hiện được.
- Cho HS đọc nhận xét SGK.
HS: Đọc nhận xét SGK
1. Hiệu của hai số nguyên:
?
3-1 = 3 + (-1) = 2
3-2 = 3 + (-2) = 1
3-3 = 3 + (-3) = 0
3 - 4 = 3 + (- 4) = -1
3 - 5 = 3 + (- 5) = -2
* Qui tắc: 
Muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b, ta cộng a với số đối của số nguyên b.
a – b = a + (- b)
Ví dụ:
a/ 5-7 = 5 + (-7) = -2
b/ 5 - (-7) = 5 + 7 = 12
c/ (-5) - 7 = (-5) + (-7) = -12
d/ (-5) - (-7) = (-5) + 7 = 2
2. Ví dụ:
(SGK)
Nhiệt độ ở SaPa hôm nay là:
3 – 4 = - 1 
+ Nhận xét: (SGK)
Phép trừ trong N không phải lúc nào cũng thực hiện được, còn phép trừ trong Z luôn thực hiện được.
 4.4. Tổng kết: 
 BT 47 : 2 – 7 = - 5 	1 – ( - 2 ) = 3 	( - 3 ) – 4 = - 7 	( - 3 ) – ( - 4 ) = 1
 BT 48: 0 – 7 = - 7	 7 – 0 = 7	 a – 0 = a	 0 – a = - a 
 4.5. Hướng dẫn học tập:
5/ Hướng dẫn học sinh tự học:
Đ/v bài học ở tiết này:
- Học thuộc quy tắc phép trừ hai số nguyên
- Làm các bài tập sau:
a) 1 - (- 9)	b) 8 - (7 - 15)	c) (-4) - (5 - 9)
d) (- 15) - (- 7)	e) 27 - (- 15) - 2	f) (-85) - (-71) + 15+ (-85)
Đ/v bài học ở tiết tiếp theo:
- Làm bài tập 49, 50, 51, 52, 53, 54, 56/82, 83 SGK.
- Hướng dẫn bài tập 51a) 5 – ( 7 – 9 ) = ?
+ Tính 7 – 9 = ?
+ Lấy 5 trừ cho kết quả vừa tìm được
5. PHỤ LỤC: sgk + sbt + sgv

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET55.doc