Giáo án môn Số học lớp 6 - Tiết 56: Luyện tập

1. MỤC TIÊU:

1.1.Kiến thức

 HS biết: HS được Củng cố quy tắc trừ hai số nguyên; Học sinh hiểu được phép trừ là phép tính cộng số bị trừ với số đối của số trừ.

 HS hiểu Đi sâu tìm hiểu về hiệu của hai số trong Z; HS biết: Có thể tìm được hai số nguyên mà hiệu của chúng lớn hơn cả số bị trừ và số trừ

1.2.Kỹ năng

 HS thực hiện được: Vận dụng được các quy tắc thực hiện các phép tính, các tính chất của các phép tính trong tính toán.

- HS thực hiện thành thạo: các dạng bài tập

1.3. Thái độ

- Thói quen: trình bày logic

- Tính cách: cẩn thận, chính xác

2. NỘI DUNG HỌC TẬP:

 Thực hiện thành thạo phép trừ hai số nguyên.

 Đi sâu tìm hiểu về phép trừ hai số trong Z.

 

doc 3 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 581Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Số học lớp 6 - Tiết 56: Luyện tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần , Tiết 56 
Ngày dạy: 
LUYỆN TẬP
1. MỤC TIÊU:
1.1.Kiến thức
HS biết: HS được Củng cố quy tắc trừ hai số nguyên; Học sinh hiểu được phép trừ là phép tính cộng số bị trừ với số đối của số trừ.
HS hiểu Đi sâu tìm hiểu về hiệu của hai số trong Z; HS biết: Có thể tìm được hai số nguyên mà hiệu của chúng lớn hơn cả số bị trừ và số trừ
1.2.Kỹ năng
 HS thực hiện được: Vận dụng được các quy tắc thực hiện các phép tính, các tính chất của các phép tính trong tính toán.
- HS thực hiện thành thạo: các dạng bài tập 
1.3. Thái độ
- Thói quen: trình bày logic
- Tính cách: cẩn thận, chính xác
2. NỘI DUNG HỌC TẬP:
 Thực hiện thành thạo phép trừ hai số nguyên.
 Đi sâu tìm hiểu về phép trừ hai số trong Z.
3. CHUẨN BỊ:
GV: Bảng phụ ghi sẵn đề các bài tập
HS: - Học thuộc quy tắc trừ hai số nguyên
- Giải các bài tập đã cho về nhà
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 
 4.2. Kiểm tra miệng:
Câu 1: Nêu qui tắc trừ hai số nguyên. Áp dụng tính: 
a) 1 - (- 9) = ? b) 8 – 15 = ? (8đ)
Câu 2: Khi tính GTBT có chứa nhiều dấu ngoặc ta làm như thế nào? (2đ)
Đáp án:
Câu 1: - Qui tắc: Muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b, ta cộng a với số đối của b.
 - Áp dụng: a) 1 - (- 9) = 10 b) 8 – 15 = - 7 
Câu 2: Khi tính GTBT có chứa nhiều dấu ngoặc ta tính trong ngoặc tròn trước rồi đến ngoặc vuông và sau cùng là ngoặc nhọn
 4.3. Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
* Vào bài (1 phút)
Để khắc sâu lại kiến thức đã học về phép trừ hai số nguyên, tiết học này chúng ta cùng nhau luyện tập
* Hoạt động 1: (20 phút)
Bài 51/82 SGK:
GV: Treo bảng phụ ghi sẵn đề bài.
- Gọi 2 HS lên bảng trình bày.
GV: Gọi HS nêu thứ tự thực hiện phép tính?
HS: Lên bảng thực hiện.
- Làm ngoặc tròn.
- Áp dụng qui tắc trừ, cộng hai số nguyên khác dấu, cùng dấu.
Bài tập 2 : Thực hiện phép tính
a) 1 - (- 9)	
b) 8 - (7 - 15)
c) (-4) - (5 - 9)
d) (- 15) - (- 7)	
e) 27 - (- 15) - 2	
Gọi 5 HS lên bảng thực hiện
Cho HS nhận xét, GV nhận xét sửa chữa
Bài 53/82 SGK:
GV: Gọi HS lên bảng trình bày.
HS: Thực hiện yêu cầu của GV.
Bài 54/82 SGK
GV: Cho HS hoạt động nhóm.
HS: Thảo luận nhóm.
GV: Gọi đại diện nhóm lên bảng trình bày.
Hỏi: Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm như thế nào?
Gọi 3 HS lên bảng thực hiện
Cho HS nhận xét, GV nhận xét sửa chữa
* Hoạt động 2: (12 phút)
Bài 52/82 SGK
GV: Muốn tính tuổi thọ của nhà Bác học Acsimét ta làm như thế nào?
HS: Lấy năm mất trừ đi năm sinh.
Bài 55/83 SGK:
GV: Treo bảng phụ ghi sẵn đề bài tập.
- Gọi HS đọc đề và hoạt động nhóm.
HS: Hoạt động nhóm
GV: Hỏi:
Hồng: “Có thể tìm được hai số nguyên mà hiệu của chúng lớn hơn số bị trừ” đúng hay sai? Cho ví dụ minh họa?
HS: Đúng. Ví dụ: 2 - (-7) = 2 + 7 = 9
GV: Hoa “Không thể tìm được hai số nguyên mà hiệu của chúng lớn hơn số bị trừ” đúng hay sai? Vì sao? Cho ví dụ minh họa?
HS: Sai
GV: Lan “Có thể tìm được hai số nguyên mà hiệu của chúng lớn hơn cả số bị trừ và số trừ” đúng hay sai? Vì sao? Cho ví dụ minh họa?
HS: Đúng. Ví dụ: (-7) - (-8) = (-7) + 8 = 1
GV: Treo bảng phụ kẻ sẵn khung trang 83 SGK.
- Yêu cầu HS đọc phần khung SGK và sử dụng máy tính bấm theo hướng dẫn, kiểm tra kết quả. 
+/- 
Hỏi: Bấm nút nhằm mục đích gì? Bấm khi nào?
- Hướng dẫn hai cách bấm nút tính của bài: 
 69 - (-9) như SGK.
- Gọi HS đứng lên dùng máy tính bỏ túi tính bài 56 SGK. 
GV: Dẫn dắt HS rút ra bài học kinh nghiệm
I/Dạng 1: Thực hiện phép trừ
1) Bài 51/82 SGK: Tính
a) 5 - (7-9) = 5 - [7+ (-9)]
 = 5 - (-2)
 = 5 + 2 = 7
b) (-3) - (4 - 6) 
 = (-3) - [4 + (-6)]
 = (-3) - (-2) = (-3) + 2 = -1
2) Thực hiện phép tính
a) 1 - (- 9) = 10
b) 8 - (7 - 15) = 16
c) (-4) - (5 - 9) = 0 
d) (- 15) - (- 7) = - 8 
e) 27 - (- 15) – 2 = 40
3) Bài 53/82 SGK
x
- 2
- 9
3
0
y
7
-1
8
15
x -y
-9
-8
-5
-15
4) Bài 54/82 SGK
a) 2 + x = 3
 x = 3 - 2
 x = 1
b) x + 6 = 0
 x = 0 - 6
 x = 0 + (- 6)
 x = - 6
c) x + 7 = 1
 x = 1 - 7
 x = 1 + (-7)
 x = - 6
II/ Dạng 2: Bài toán thực tế
1) Bài 52/82 SGK
Tuổi thọ của nhà Bác học Acsimet là:
(-212) - (-287) = - (212) + 287 
 = 75 tuổi
2) Bài 55/83 SGK:
a) Hồng: đúng.
Ví dụ: 2 - (-7) = 2 + 7 = 9
b) Hoa: sai
c) Lan: đúng.
(-7) - (-8) = (-7) + 8 = 1
Bài 56/83 SGK:
Dùng máy tính bỏ túi tính:
a) 169 - 733 = - 564
b) 53 - (-478) = 531
c) - 135 - (-1936) = 1801
III / Bài học kinh nghiệm
Có thể tìm được hai số nguyên mà hiệu của chúng lớn hơn cả số bị trừ và số trừ
 4.4. Tổng kết: 
Cho HS nhắc lại bài học kinh nghiệm
 4.5. Hướng dẫn học tập:
Đ/v bài học ở tiết này:
Ôn quy tắc trừ hai số nguyên.
Xem lại các dạng bài tập đã giải.
Làm các bài tập 85, 86, 87/64 SBT
Đ/v bài học ở tiết tiếp theo:
Đọc kĩ quy tắc dấu ngoặc
Xem kĩ các ví dụ trong SGK/84
Ôn tập lại cách tìm x đã học
5. PHỤ LỤC: sgk + sgv + sbt

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET56.doc