1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức:
- Học sinh biết tích của hai số nguyên cùng dấu là một số nguyên dương
- Học sinh hiểu qui tắc nhân hai số nguyên cùng dấu
1.2.Kĩ năng:
- HS thực hiện được: Vận dụng được quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu trong tính toán
- HS thực hiện thành thạo: các bài tập
1.3. Thái độ
- Thói quen: trình bày logic
- Tính cách: cẩn thận, chính xác
Tuần 20, Tiết 61 Ngày dạy: NHÂN HAI SỐ NGUYÊN CÙNG DẤU 1. MỤC TIÊU: 1.1. Kiến thức: - Học sinh biết tích của hai số nguyên cùng dấu là một số nguyên dương - Học sinh hiểu qui tắc nhân hai số nguyên cùng dấu 1.2.Kĩ năng: - HS thực hiện được: Vận dụng được quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu trong tính toán - HS thực hiện thành thạo: các bài tập 1.3. Thái độ - Thói quen: trình bày logic - Tính cách: cẩn thận, chính xác 2. NỘI DUNG HỌC TẬP: Quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu và quy tắc xác định dấu của tích hai số nguyên. 3. CHUẨN BỊ: GV: Bảng phụ (ghi sẵn đề các bài tập củng cố) HS: - Đọc kĩ quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu. - Xem kĩ các ví dụ và các ? trong SGK/90; 91 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: (1p) 6a4.. 4.2. Kiểm tra miệng: (5p) Câu 1 (8đ): Nêu qui tắc nhân hai số nguyên khác dấu Áp dụng tính : ( - 15 ) . 6 = ? 25 . 4 = ? Câu 2 (2đ) : Tích hai số tự nhiên có gì khác so với tích hai số nguyên khác dấu ? * Đáp án : Câu 1: Nêu qui tắc nhân hai số nguyên khác dấu (SGK/88) Áp dụng tính : (-15) . 6 = -90 25 . 4 = 100 Câu 2: Tích của hai số tự nhiên là số nguyên dương còn tích hai số nguyên khác dấu là số nguyên âm. 4.3. Tiến trình bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: (10p) Nhân hai số nguyên dương. *Mục tiêu: - KT: HS biết quy tắc nhân hai số nguyên dương - KN: HS thực hiện được các hoạt động - GV: Số như thế nào gọi là số nguyên dương? HS: Số tự nhiên khác 0 gọi là số nguyên dương. - GV: Vậy em có nhận xét gì về nhân hai số nguyên dương? HS: Nhân hai số nguyên dương chính là nhân hai số tự nhiên khác 0. - GV: Yêu cầu HS làm ?1 HS: Lên bảng thực hiện. Hoạt động 2: (22p) Nhân hai số nguyên âm. *Mục tiêu: - KT: HS biết quy tắc nhân hai số nguyên âm - KN: HS thực hiện được các hoạt động - GV: Ghi sẵn đề bài ?2 trên bảng phụ, yêu cầu HS đọc đề bài và hoạt động nhóm. Em có nhận xét gì về hai thừa số ở vế trái và tích ở vế phải của bốn phép tính đầu? HS: Khi hai thừa số ở vế trái có một thừa số giữ nguyên là - 4 và một thừa số giảm đi một đơn vị thì tích tăng một lượng bằng giá trị tuyệt đối của thừa số giữ nguyên (tức là tăng 4 đơn vị) - GV: Giải thích thêm SGK ghi tăng 4 có nghĩa là giảm đi - 4. - Theo qui luật trên, em hãy dự đoán kết quả của hai tích cuối? HS: (- 1) . (- 4) = 4 (1) (- 2) . (- 4) = 8 - GV: Em hãy cho biết tích . = ? HS: . = 4 (2) - GV: Từ (1) và (2) em có nhận xét gì? HS: (- 1) . (- 4) = . - GV: Từ kết luận trên, em hãy rút ra qui tắc nhân hai số nguyên cùng dấu. HS: Đọc qui tắc SGK. - GV: Viết ví dụ (- 2) . (- 4) trên bảng và gọi HS lên tính. HS: (- 2) . (- 4) = 2 . 4 = 8 - GV: Từ ví dụ trên, em cho biết tích hai số nguyên âm là (số nguyên) gì? - GV: Dẫn đến nhận xét SGK. HS: Đọc nhận xét Củng cố: Làm ?3 - GV: Cho HS nhắc lại qui tắc nhân hai số nguyên khác dấu, hai số nguyên cùng dấu. - GV: Treo bảng phụ ghi sẵn đề bài. Để củng cố các kiến thức trên các em làm bài tập sau: HS: Lên bảng làm bài 78/91 SGK GV: Treo bảng phụ ghi sẵn đề bài. Để tổng kết các kiến thức trên các em làm bài tập sau: Điền vào dấu ...... để được câu đúng. a . 0 = 0 . a = ...... Nếu a, b cùng dấu thì a . b = ...... Nếu a , b khác dấu thì a . b = ...... - GV: Cho HS thảo luận nhóm. HS: Thảo luận nhóm và phát biểu kết luận. - GV: Từ kết luận trên, dẫn dắt Hs rút ra cách nhận biết dấu của tích như ở phần chú ý SGK: + Tích của hai thừa số mang dấu “+” thì tích mang dấu gì? - HS: Trả lời tại chỗ - GV: Ghi (+) . (+) à (+) - Tương tự các câu hỏi trên cho các trường hợp còn lại. - GV: a . b = 0 thì suy điều gì về a và b - HS: a . b = 0 thì hoặc a = 0 hoặc b = 0. -GV: Dẫn dắt HS dựa vào bảng nhận biết dấu để rút ra phần còn lại của chú ý. - GV: Cho HS trả lời miệng ?4 1. Nhân hai số nguyên dương. Nhân hai số nguyên là nhân hai số tự nhiên khác 0. Ví dụ: (+2) . (+3) = 6 ?1 a/ 12 . 3 = 36 b/ 5 . 120 = 600 2. Nhân hai số nguyên âm. ?2 3 . ( - 4 ) = - 12 2 . ( - 4 ) = - 8 1 . ( - 4 ) = - 4 0 . ( - 4 ) = 0 ( - 1 ) . ( - 4 ) = 4 ( - 2 ) . ( - 4 ) = 8 * Qui tắc: (SGK) Muốn nhân hai số nguyên âm ta nhân hai giá trị tuyệt đối của chúng. *Nhận xét: (SGK) Tích của hai số nguyên âm là một số nguyên dương ?3 a/ 5 . 17 = 85 b/ ( - 15 ) . ( - 6 ) = 90 BT 78 / 91: a/ ( + 3 ) . ( + 9 ) = 27 b/ ( - 3 ) . 7 = - 21 c/ 13 . ( – 5 ) = - 65 d/ ( - 150 ) . ( - 4 ) = 600 e / ( + 7 ) . ( - 5 ) = - 35 *Kết luận. + a . 0 = 0 . a = 0 + Nếu a, b cùng dấu thì a . b = |a| . |b| + Nếu a, b khác dấu thì a . b = - (|a| . |b|) * Chú ý: + Cách nhận biết dấu: (+) . (+) à (+) (-) . (-) à (+) (+) . (-) à (-) (-) . (+) à (-) + a . b = 0 thì hoặc a = 0 hoặc b = 0 + Khi đổi dấu một thừa số thì tích đổi dấu, khi đổi dấu hai thừa số thì tích không đổi dấu. ?4 a/ b là số nguyên dương b/ b là số nguyên âm 4.4. Tổng kết: (5p) - Nhắc lại qui tắc nhân hai số nguyên cùng dấu. ( SGK / 90 ) - Làm bài 79/91 SGK. 27 . ( - 5 ) = - 135 ( + 27 ) . ( + 5 ) = 135 ( - 27 ) . ( + 5 ) = - 135 ( - 27 ) . ( - 5 ) = 135 ( + 5 ) . ( - 27 ) = - 135 4.5. Hướng dẫn học tập: (2p) Đ/v bài học ở tiết này: Học thuộc qui tắc nhân hai số nguyên khác dấu, cùng dấu. Làm bài tập 80, 81, 82, 83/91, 92 SGK Bài tập: 120, 121, 123, 124, 125, 126, 127/69, 70 SBT. Đ/v bài học ở tiết tiếp theo: Ôn tập lại các phép tính cộng, trừ , nhân hai số nguyên. Tiết sau mang theo máy tính bỏ túi để “Luyện tập” 5. PHỤ LỤC: sgv + sgk + sbt
Tài liệu đính kèm: