Giáo án môn Số học lớp 6 - Tiết 63: Tính chất của phép nhân

1. MỤC TIÊU:

1.1. Kiến thức:

- Học sinh biết bốn tính chất của phép nhân các số nguyên.

- Học sinh hiểu bốn tính chất của phép nhân các số nguyên.

1.2.Kĩ năng:

- HS thực hiện được: vận dụng được các tính chất của phép nhân các số nguyên vào bài tập.

- HS thực hiện thành thạo: các bài tập

1.3. Thái độ

- Thói quen: trình bày logic

- Tính cách: cẩn thận, chính xác

2. NỘI DUNG HỌC TẬP:

Các tính chất cơ bản của phép nhân

 

doc 4 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 624Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Số học lớp 6 - Tiết 63: Tính chất của phép nhân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21, Tiết 63
Ngày dạy: 
TÍNH CHẤT CỦA PHÉP NHÂN
MỤC TIÊU: 
1.1. Kiến thức:
- Học sinh biết bốn tính chất của phép nhân các số nguyên.
- Học sinh hiểu bốn tính chất của phép nhân các số nguyên.
1.2.Kĩ năng: 
- HS thực hiện được: vận dụng được các tính chất của phép nhân các số nguyên vào bài tập. 
- HS thực hiện thành thạo: các bài tập
1.3. Thái độ
- Thói quen: trình bày logic
- Tính cách: cẩn thận, chính xác
2. NỘI DUNG HỌC TẬP:
Các tính chất cơ bản của phép nhân
3. CHUẨN BỊ:
GV: Thước thẳng
HS: Ôn lại các tính chất của phép nhân
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: (1p) 6a4. 
 4.2. Kiểm tra miệng: (5p)
Câu 1 (8đ) : Tính và so sánh:
a/ 2 . (- 3) = ?	;	(- 3) . 2 = ?
b/ [15. (- 4)]. (- 8) = ? ; 	[15 . (- 8) ]. (- 4) = ?
Câu 2 (2đ) : Trong tập hợp số tự nhiên, phép nhân có mấy tính chất? Đó là những tính chất nào?
* Đáp án:
Câu 1: Tính và so sánh:
a/ 2 . (- 3) = (- 3) . 2 = - 6 (1)
b/ [15. (- 4)]. (- 8) = [15 . (- 8) ]. (- 4) = 480	 (2)
Câu 2: Trong tập hợp số tự nhiên, phép nhân có 4 tính chất: Giao hoán, kết hợp, nhân với 1 và tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng
 4.3. Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1 (7p): Tính chất giao hoán
*Mục tiêu:
- KT: HS biết tính chất giao hoán
- KN: HS thực hiện được bài tập
-GV: Hãy tính: 2(-3) = ? (-3).2 = ? 
(-7). (-4) = ? (-4).(-7) =?
Rồi rút ra nhận xét:
HS: Phát biểu
2.(-3) = (-3) . 2
2. (-3) = -6
(-3).2 = -6
(-7).(-4) = (-4).(-7)
(-7).(-4) = 28
(-4).(-7) = 28
Nếu ta đổi chỗ các thừa số thì tích không thay đổi.
 Công thức : a.b = b.a
 Hoạt động 2 (12p): Tính chất kết hợp
*Mục tiêu:
- KT: HS biết tính chất kết hợp
- KN: HS thực hiện được bài tập
-Gv: Hãy tính [9.(-5)].2 và 9.[(-5).2]= rồi rút ra nhận xét.
HS: Thực hiện
[9.(-5)].2 = (-45). 2 = -90
9.[(-5).2] = 9. (-10) = -90
[9.(-5)].2 = 9.[(-5).2]
GV: Muốn nhân 1 tích 2 thừa số với số thứ 3 ta có thể làm thế nào?
HS: Muốn nhân 1 tích 2 thừa số với thừa số thứ 3 ta có thể lấy thừa số thứ nhất nhân với tích của thừa số thứ hai và thứ ba.
 Công thức : (a.b). c = a. (b.c)
GV: Nhờ tính chất kết hợp ta có tích của nhiều số nguyên.
Làm bài tập 90 / 95 SGK:
Thực hiện phép tính:
a/ 15. (-2).(-5).(-6)
b/ 4.7. (-11). (-2)
-GV: Dẫn dắt HS làm bài tập 93(a)/ 95 SGK: 
Tính nhanh: (-4).(+125). (-25).(-6).(-8)
GV:Vậy để có thể tính nhanh tích của nhiều số ta có thể làm thế nào?
HS: ta có thể dựa vào tính chất giao hóan và kết hợp để thay đổi vị trí các thừa số, đặt dấu ngoặc để nhóm các thừa số một cách thích hợp.
-Nếu có tích của nhiều thừa số bằng nhau, ví dụ: 2.2.2. ta có thể viết gọn như thế nào?
HS: 2.2.2. = 23
-Tương tự hãy viết dưới dạng lũy thừa:
(-2).(-2).(-2) = ?
HS: (-2).(-2)(-2) = (-2)3
-GV yêu cầu HS đọc chú ý.
-GV: chỉ vào bào tập 93 a/ SGK đã làm trên và hỏi: Trong tích trên có mấy thừa số âm? kết quả tích mang dấu gì?
-HS: Trong tích trên có 4 thừa số âm, kết quả tích mang dấu dương.
-Còn (-2).(-2)(-2) trong tích này có mấy thừa số âm ? kết quả tích mang dấu gì?
HS: Trong tích đó có 3 thừa số âm, kết quả tích mang dấu âm.
-GV: Yêu cầu HS trả lời ?1
 và ?2
HS: Bổ khuyết.
GV: Chốt lại thành nhận xét.
 Hoạt động 3 (5p): Nhân với 1:
*Mục tiêu:
- KT: HS biết tính chất nhân với 1
- KN: HS thực hiện được bài tập
HS: Tính (-5).1 = 1.(-5) =
 (+10).1 =
GV: Vậy nhân một số a với 1, kết quả bằng?
HS: Nhân 1 số nguyên a với 1, kết quả bằng a.
GV ghi: a.1 = 1.a = a
GV: Nhân một số nguyên a với (-1), kết quả như thế nào?
a.(-1) = (-1).a = (-a)
Hoạt động 4: (8p) Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng:
*Mục tiêu:
- KT: HS biết tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng
- KN: HS thực hiện được bài tập
-GV: Muốn nhân một số với một tổng ta làm thế nào?
HS: Muốn nhân 1 số với một tổng ta nhân số đó với từng số hạng của tổng rồi rồi cộng các kết quả lại.
-Công thức tổng quát:
a(b+c) = ab+ ac
-Nếu a(b-c) thì sao?
HS: a.(b-c) = a[b+ (-c)] = ab+ a(-c) = ab – ac
-GV: yêu cầu HS làm ?5
 tính bằng hai cách và so sánh kết quả :
a/ (-8)(5+ 3)
b/ (-3+3).(-5)
1/ Tính chất giao hoán
 a . b = b . a
VD:a/ 2.(-3)=(-3).2 =-6
 b/ (-7).(-4) =(-4).(-7) =28
2/ Tính Chất Kết Hợp:
a) Công thức
(a.b). c = a. (b.c)
b) Ví dụ
[9.(-5)].2 =9.[(-5).2] =90
Bài tập 90/ 95 SGK:
a/ 15. (-2).(-5).(-6)
 = [15. (-2)]. [(-5).(-6)]
b/ 4.7. (-11). (-2)
 = [4.7].[(-11).(-2)]
 = 28. 22 = 616
 =(-30).(+30)= (-900)
93(a)/ 95 SGK
a/ (-4).(+125). (-25).(-6).(-8)
 = [(-4).(-25)][125.(-8)](-6)
 = 100.(-1000).(-6)
 = +600000
c) Chú ý: (SGK/94)
?1
 và ?2
 (HS trả lời miệng)
d) Nhận xét: (SGK/94)
3/ Nhân với 1:
a.1 = 1.a = a
?3
 a.(-1) = (-1).a = (-a)
?4
 Bình đúng vì a2 =(-a)2
4/ Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng:
a(b+c) = ab+ ac
?5
a/ (-8).(5+3) = -8. 8 = -64
(-8)(5+3) = (-8).5+ (-8).3 
 = -40 + (-24) = -64
b/ (-3+ 3) .(-5) = 0.(-5) = 0
 (-3+3)(-5) = (-3).(-5) + 3.(-5)
 = 15+ (-15) = 0
 4.4. Tổng kết: (5p)
 Cho HS nhắc lại các tính chất của phép nhân.
1. Tính chất giao hoán: a . b = b . a
2. Tính chất kết hợp: (a.b) . c = a . (b.c)
3. Nhân với 1: a . 1 = 1 . a
4. Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng.
 	 a . (b+c) = a . b + a . c
 4.5. Hướng dẫn học tập: (2p)
Đ/v bài học ở tiết này:
Học thuộc các tính chất của phép nhân.
Làm BT 91; 92/ 95 SGK.
Làm bài tập 134, 135, 136, 137, 138/71, 72 SBT.
Đ/v bài học ở tiết tiếp theo:
Chuẩn bị các bài tập 95; 96; 97; 98; 99 SGK/95; 96
Tiết tiếp theo luyện tập
5. PHỤ LỤC: sgk + sgv + sbt

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET63.doc