Giáo án môn Số học lớp 6 - Tiết 66: Ôn tập chương II

1. MỤC TIÊU:

1.1. Kiến thức:

- HS được hệ thống hóa các kiến thức cơ bản về số nguyên và tập các số nguyên; các quy tắc cộng, trừ, nhân hai số nguyên.

- HS hiểu các kiến thức chương 2

1.2. Kĩ năng:

- HS thực hiện được: Diễn đạt mạch lạc, chính xác các kiến thức đã học.

- HS thực hiện thành thạo bài tập

1.3. Thái độ:

- Tính cách: Giáo dục các em tình cẩn thận, chính xác khi tìm ước và bội của một số nguyên.

- Thói quen: chuẩn bị bài

2. NỘI DUNG HỌC TẬP:

Hệ thống hóa các kiến thức cơ bản về số nguyên và tập các số nguyên; các quy tắc cộng, trừ, nhân hai số nguyên.

 

doc 3 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 721Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Số học lớp 6 - Tiết 66: Ôn tập chương II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22 , Tiết 66
Ngày dạy: 
ÔN TẬP CHƯƠNG II
1. MỤC TIÊU:
Kiến thức: 
HS được hệ thống hóa các kiến thức cơ bản về số nguyên và tập các số nguyên; các quy tắc cộng, trừ, nhân hai số nguyên.
HS hiểu các kiến thức chương 2
Kĩ năng:
HS thực hiện được: Diễn đạt mạch lạc, chính xác các kiến thức đã học.
HS thực hiện thành thạo bài tập
Thái độ: 
- Tính cách: Giáo dục các em tình cẩn thận, chính xác khi tìm ước và bội của một số nguyên.
- Thói quen: chuẩn bị bài
2. NỘI DUNG HỌC TẬP:
Hệ thống hóa các kiến thức cơ bản về số nguyên và tập các số nguyên; các quy tắc cộng, trừ, nhân hai số nguyên.
3. CHUẨN BỊ:
GV: Bảng phụ ghi các câu hỏi ôn tập lý thuyết
HS: + Trả lời các câu hỏi ôn tập SGK / 98
+ Làm các bài tập 114; 115; 116 / 99 SGK
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: (1p) 6a4..
 4.2. Kiểm tra miệng: (5p) 
 Câu 1: (8đ) Viết dạng tổng quát 3 tính chất đã học về chia hết.
Câu 2: (2đ) Tìm a biết 
Đáp án:
Câu 1: Dạng tổng quát 3 tính chất đã học về chia hết:
a/ a b và b c => a c
b/ a b => am b (m Z)
c/ a c và b c => (a + b) c và (a - b) c
Câu 2: Tìm a biết 
 Vậy a = - 5 hoặc a = 5
4.3. Tiến trình bài học: 
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
* Vào bài
Để khắc sâu lại các kiến thức đã học ở chương II, tiết học này chúng ta cùng nhau ôn tập.
Hoạt động 1: (15 phút) Lý thuyết
*Mục tiêu:
- KT: HS được củng cố kiến thức chương 2
- KN: HS thực hiện thành thạo bài tập
- Treo bảng phụ ghi câu hỏi 1, yêu cầu HS đọc đề và lên bảng điền vào chỗ trống.
HS: Z = {; -3; -2; -1; 0; 1; 2; 3; }
GV: Treo bảng phụ vẽ trục số. Hỏi: Em hãy nhắc lại khái niệm về hai số đối nhau?
HS: Trên trục số, hai số đối nhau cách đều điểm 0 và nằm 2 phía đối với điểm O.
GV: Treo câu hỏi 2, yêu cầu HS trả lời và cho ví dụ minh họa.
Hướng dẫn: Cho số nguyên a thì số a có thể là số nguyên dương, số nguyên âm, số 0.
HS: a) Số đối của số nguyên a là - a.
b) Số đối của số nguyên a có thể là số nguyên dương, là số nguyên âm, là số 0.
c) Số nguyên bằng số đối của nó là số 0.
GV: Yêu cầu HS đọc đề và trả lời câu hỏi 3.
GV: Cho HS phát biểu quy tắc các phép tính cộng, trừ, nhân hai số nguyên.
Hoạt động 2: (20 phút) Bài tập
*Mục tiêu:
- KT: HS được khắc sâu kiến thức chương 2
- KN: HS thực hiện thành thạo bài tập
Bài 108/98 SGK:
GV: Hướng dẫn: 
+ a ≠ 0 nên có thể là số nguyên dương, số nguyên âm.
+ Xét các trường hợp trên và so sánh – a với a và – a với 0.
HS: Khi a > 0 thì –a < 0 và – a < a
Khi a 0 và – a > a
Bài 109/98 SGK
GV: Treo bảng phụ ghi đề bài cho HS nêu yêu cầu của đề bài.
- Em nhắc lại cách so sánh số nguyên dương, số nguyên âm với số 0?
HS: Trả lời.
-624; -570; - 287; 1441; 1596; 1777; 1885
Bài 110/99 SGK:
GV : Yêu cầu học sinh đọc đề và chọn đúng, sai cho từng câu.
HS: a) S; b) Đ; c) S; d) Đ
GV: Từ câu a và c nhấn mạnh cần lưu ý về dấu của tích => tránh nhầm lẫn.
(-) . (+) à (-)
(-) . (-) à (+)
Bài 114 a, b/99 SGK:
GV: Hướng dẫn:
+ Liệt kê các số nguyên x sao cho: - 8 < x < 8
+ Áp dụng các tính chất đã học của phép cộng tính nhanh tổng các số nguyên trên.
- Yêu cầu HS lên bảng trình bày và nêu các bước thực hiện.
Bài 116a, c, d/99 SGK:
GV: Câu a, gọi HS đứng tại chỗ trả lời.
- Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức:
+ Tích chứa một số lẻ thừa số nguyên âm sẽ mang dấu (-).
+ Tích chứa một số chẵn thừa số nguyên âm sẽ mang dấu (+).
- Gọi 2 HS lên bảng trình bày câu c, d.
=> Bài tập trên đã củng cố cho HS về các phép tính trong tập Z.
Lý thuyết
Câu 1:
Z = {...; -3; -2; -1; 0; 1; 2; 3;}
Câu 2 
a) Số đối của số nguyên a là –a
b) Số đối của số nguyên a có thể là số nguyên dương, là số nguyên âm, là số 0.
c) Số nguyên bằng số đối của nó là 0.
Câu 3
a) Giá trị tuyệt đối của số nguyên a là khoảnh cách từ điểm 0 đến điểm a trên trục số.
b) Giá trị tuyệt đối của số nguyên a là một số không âm.
| a | ≥ 0 
Câu 4 : Các phép tính trên tập số nguyên (Cộng, trừ, nhân) :
 (Xem SGK)
Bài tập
Bài 108/98 SGK
- Khi a > 0 thì –a < 0 và – a < a
- Khi a 0 và – a > a
Bài 109/98 SGK: 
Sắp xếp các năm sinh theo thứ tự thời gian tăng dần:
-624; -570; - 287; 1441; 1596; 1777; 1885
Bài 110/99 SGK
a) S; b) Đ; c) S; d) Đ
Bài 114 a, b/99 SGK: 
a) Vì: -8 < x < 8
Nên: x {-7; -6; -5; -4; -3; -2; -1; 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7}
Tổng là:
(-7+7)+(-6+6)+(-5+5)+(-4+ 4) + (-3 + 3) + (-2 + 2) + (-1 + 1) + 0 = 0
b) Tương tự: Tổng bằng -9
Bài 116a, c, d/99 SGK: 
a) (-4) . (-5) . (-6) = -120
c) (-3 - 5).(-3+5) = (-8).2 = -16
d) (-5-13):(-6) = (-18):(-6) = 2
 4.4. Tổng kết: (2p) GV hệ thống kiến thức đã học
 4.5. Hướng dẫn học tập: (2p)
Đ/v bài học ở tiết này:
Học thuộc lý thuyết đã ôn tập
Xem kĩ lại các bài tập đã giải 
Đ/v bài học ở tiết tiếp theo:
Chuẩn bị câu hỏi 4; 5 phần ôn tập SGK.
Làm bài 117; 118, 119, 120, 121,/99, 100 SGK.
Làm bài 162, 163, 164, 165, 166, 167, 168/75, 76 SBT.
5. PHỤ LỤC: sgv + sgk + sbt

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET66.doc