1. MỤC TIÊU:
1.1 . Kiến thức:
* Hoạt động 1: - Học sinh biết về khái niệm biến, biến được biến là một công cụ quan trọng trong lập trình.
- Học sinh hiểu được việc lưu trữ dữ liệu của biến nhớ qua các ví dụ trong sách giáo khoa.
* Hoạt động 2: - Học sinh biết cách khai báo tên biến, khai báo kiểu dữ liệu của biến. Cú pháp chung để khai báo biến.
- Học sinh hiểu hơn lợi ích của việc sử dụng biến trong chương trình qua ví dụ sách giáo khoa.
1.2 . Kĩ năng:
• Hs thực hiện được:
- Học sinh thực hiện được việc khai báo biến theo yêu cầu của giáo viên đưa ra.
• Hs thực hiện thành thạo:
- Học sinh thực hiện thành thạo việc khai báo biến theo yêu cầu của từng bài toán.
Tuần 6 - Tiết 11 Ngày dạy: 24/09/2014 BÀI 4: SỬ DỤNG BIẾN TRONG CHƯƠNG TRÌNH. 1. MỤC TIÊU: . Kiến thức: * Hoạt động 1: - Học sinh biết về khái niệm biến, biến được biến là một công cụ quan trọng trong lập trình. - Học sinh hiểu được việc lưu trữ dữ liệu của biến nhớ qua các ví dụ trong sách giáo khoa. * Hoạt động 2: - Học sinh biết cách khai báo tên biến, khai báo kiểu dữ liệu của biến. Cú pháp chung để khai báo biến. - Học sinh hiểu hơn lợi ích của việc sử dụng biến trong chương trình qua ví dụ sách giáo khoa. . Kĩ năng: Hs thực hiện được: - Học sinh thực hiện được việc khai báo biến theo yêu cầu của giáo viên đưa ra. Hs thực hiện thành thạo: - Học sinh thực hiện thành thạo việc khai báo biến theo yêu cầu của từng bài toán. . Thái độ: Thói quen: - Hình thành ở học sinh thói quen nghiên cứu, tìm tòi và tư duy trong môn tin củng như các môn học khác. Tính cách: - Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học. 2. NỘI DUNG BÀI HỌC: - Biến là công cụ lập trình. - Cách khai báo biến. 3. CHUẨN BỊ: 3.1. Giáo viên: Phòng máy, phần mềm Pascal. 3.2. Học sinh: Học bài cũ và chuẩn bi trước bài mới. 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: Ổn định tổ chức và kiểm diện. (2’) Giáo viên ổn định tổ chức và kiểm diện học sinh. Kiểm tra miệng. (5’) Câu hỏi: Kiểu dữ liệu là gì? Trong ngôn ngữ lập trình Pascal có các kiểu dữ liệu cơ bản nào? Hs: Trả lời. Tiến trình bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: Biến là công cụ lập trình. (12’) Gv: Giảng giải Hs: Chú ý lắng nghe Gv: Lấy ví dụ minh họa và giải thích Hs: Quan sát, chú ý lắng nghe Gv: Dẫn dắt học sinh đến khái niệm biến nhớ trong máy tính Gv: Yêu cầu học sinh đọc khái niệm trong sách giáo khoa (trang 29) Gv: (?) Vai trò của biến nhớ là gì ? Hs: Trả lời theo ý hiểu Gv: Nhận xét và đưa ra kết luận Hs: Chú ý lắng nghe và ghi chép bài Gv: (?) Giá trị của biến có thể thay đổi được không? Hs: Trả lời có Gv: Nhận xét và kết luận Hs: Ghi chép bài Gv: Lấy ví dụ để chỉ rõ mỗi biến cần có tên Gv: Giải thích từ việc tính toán với con số biết trước đến việc sử dụng hai biến nhớ nào đó để tính toán Hs: Học sinh chú ý lắng nghe Gv: Lấy ví dụ áp dụng trong trường hợp giá trị cần tính toán là các biểu thức phức tạp àLý do sử dụng biến Hs: Quan sát trên máy chiếu. 1. Biến là công cụ lập trình. - Hoạt động của máy tính là xử lý dữ liệu, mọi dữ liệu được nhập vào đều lưu trong bộ nhớ máy tính VD: Cộng hai số a, b - Khái niệm biến nhớ : Biến nhớ là một công cụ lập trình quan trọng, nó cho biết chính xác dữ liệu cần xử lý được lưu ở vị trí nào trong bộ nhớ. Biến nhớ còn gọi tắt là biến - Vai trò của biến nhớ: Biến dùng để lưu trữ dữ liệu. Dữ liệu do biến lưu trữ gọi là giá trị của biến - Giá trị của biến có thể thay đổi VD 1: (SGK- trang 29) X Y 20 (=X+Y) à2 biến X, Y là tên của các vùng nhớ tương ứng VD 2: (SGK- trang 20) X ß 100 + 50 Y ß X/3 Z ß X/5 Hoạt động 2: Cách khai báo biến. (18’) Gv: Giới thiệu cách khai báo biến trong chương trình Hs: Chú ý lắng nghe và ghi chép bài cẩn thận. Gv: Lấy ví dụ minh họa cách khai báo biến. Gv: Giải thích cú pháp của ví dụ trên Gv: ( ?) các biến trong chương trình có kiểu dữ liệu gì? Hs:Quan sát, vận dụng kiến thức đã học về kiểu dữ liệu chuẩn trả lời. Gv: Nhận xét và đưa ra kết luận Hs: Chú ý lắng nghe 2. Khai báo biến. - Tất cả các biến trong chương trình đều phải được khai báo trong phần khai báo của chương trình, gồm : + Khai báo tên biến + Khai báo kiểu dữ liệu của biến - VD 3: (SGK- trang 30- hình 26) - Giải thích : + var: từ khóa của NNLT dùng để khai báo biến + m, n là các biến nguyên + S, dientich là các biến có kiểu thực + thong_bao là kiểu xâu. à Cú pháp: Var : ; Tổng kết. (5’) - Biến là gì? Vai trò của biến trong chương trình? - Nêu cú pháp khai báo biến? Cho ví dụ cụ thể? Hướng dẫn học tập. (3’) Đối với bài học ở tiết này: - Về nhà học bài cũ, làm các bài tập liên quan đến khai báo biến để thành thạo việc khai báo biến. - Học thuộc cú pháp khai báo biến. Đối với bài học ở tiết tiếp theo: - Xem trước mục 3 và mục 4. - Trả lời câu hỏi Sự khác nhau giữa biến và hằng? 5. PHỤ LỤC. ----------&----------
Tài liệu đính kèm: