Bài 7: CÂU LỆNH ĐIỀU KIỆN
1. MỤC TIÊU:
1.1 Kiến thức:
* Hoạt động 1: - Học sinh biết trong cuộc sống hằng ngày, nhiều hoạt động phụ thuộc vào điều kiện.
* Hoạt động 2: - Học sinh biết xác định được tính đúng sai của các điều kiện.
* Hoạt động 3: - Học sinh biết và hiểu muốn so sánh hai giá trị số hoặc hai biểu thức có giá trị số các kí hiệu toán học nào ? Các phép so sánh có kết quả như thế nào?
1.2 Kĩ năng:
• Hs thực hiện được:
- Học sinh thực hiện được việc cho ví dụ trong cuộc sống phụ thuộc vào điều kiện; xác định được đâu là điều kiện và đâu là hoạt dộng phụ thuoccj vào điều kiện.
- Học sinh cho được ví dụ về tính đúng sai của điều kiện; xác định được kết quả phép so sánh bất kì nào đó.
• Hs thực hiện thành thạo:
- Học sinh thực hiện thành thạo việc việc cho ví dụ trong cuộc sống phụ thuộc vào điều kiện; xác định được đâu là điều kiện và đâu là hoạt dộng phụ thuoccj vào điều kiện.
- Học sinh cho được ví dụ về tính đúng sai của điều kiện; xác định được kết quả phép so sánh bất kì nào đó.
Tuần 13 - Tiết 25 Ngày dạy: 12/11/2014 Bài 7: CÂU LỆNH ĐIỀU KIỆN 1. MỤC TIÊU: Kiến thức: * Hoạt động 1: - Học sinh biết trong cuộc sống hằng ngày, nhiều hoạt động phụ thuộc vào điều kiện. * Hoạt động 2: - Học sinh biết xác định được tính đúng sai của các điều kiện. * Hoạt động 3: - Học sinh biết và hiểu muốn so sánh hai giá trị số hoặc hai biểu thức có giá trị số các kí hiệu toán học nào ? Các phép so sánh có kết quả như thế nào? Kĩ năng: Hs thực hiện được: - Học sinh thực hiện được việc cho ví dụ trong cuộc sống phụ thuộc vào điều kiện; xác định được đâu là điều kiện và đâu là hoạt dộng phụ thuoccj vào điều kiện. - Học sinh cho được ví dụ về tính đúng sai của điều kiện; xác định được kết quả phép so sánh bất kì nào đó. Hs thực hiện thành thạo: - Học sinh thực hiện thành thạo việc việc cho ví dụ trong cuộc sống phụ thuộc vào điều kiện; xác định được đâu là điều kiện và đâu là hoạt dộng phụ thuoccj vào điều kiện. - Học sinh cho được ví dụ về tính đúng sai của điều kiện; xác định được kết quả phép so sánh bất kì nào đó. Thái độ: Thói quen: - Học sinh thói quen tự rèn luyện trong của môn học có ý thức học tập bộ môn, ham thích tìm hiểu về tư duy khoa học. Tính cách: - Rèn luyện tính kiên trì trong học tập, rèn luyện. 2. NỘI DUNG BÀI HỌC: - Hoạt động phụ thuộc vào điều kiện. - Tính đúng hoặc sai của các điều kiện. - Điều kiện và phép so sánh. 3. CHUẨN BỊ: 3.1. Giáo viên: Giáo án 3.2. Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới. 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: Ổn định tổ chức và kiểm diện. (2 phút) Giáo viên ổn định tổ chức và kiểm diện học sinh. Kiểm tra miệng: (5 phút) Tìm giá trị nhỏ nhất trong dãy số 7,8,5,2,1,8,9,4. Xác định bài toán Mô tả thuật toán. Tiến trình bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: Hoạt động phụ thuộc vào điều kiện. (7’) Gv: Cho ví dụ về một hoạt động phụ thuộc điều kiện ? Hs: Nếu chiều nay trời không mưa, em sẽ đi chơi bóng. Nếu em bị ốm, em sẽ nghỉ học. Gv: Từ “nếu” trong các câu trên được dùng để chỉ một “điều kiện” và các hoạt động tiếp theo sau sẽ phụ thuộc vào điều kiện đó . Gv: Nêu các điều kiện và các hoạt động phụ thuộc điều kiện trong các ví dụ trên. Hs: Các điều kiện : chiều nay trời không mưa, em bị ốm. Các hoạt động phụ thuộc điều kiện : em sẽ đi chơi bóng, em sẽ nghỉ học. 1. Hoạt động phụ thuộc vào điều kiện. Có những hoạt động chỉ được thực hiện khi một điều kiện cụ thể được xảy ra. Điều kiện thường là một sự kiện được mô tả sau từ "nếu". Hoạt động 2: Tính đúng sai của các điều kiện. (8’) Gv: Mỗi điều kiện nói trên được mô tả dưới dạng một phát biểu . Hoạt động tiếp theo phụ thuộc vào kết quả kiểm tra phát biểu đó đúng hay sai . Vậy kiết quả kiểm tra có thể là gì ? Điều kiện Kiểm tra Kết quả Hoạt động tiếp theo Trời mưa? Long nhìn ra ngoài trời và thấy trời mưa. Đúng Long ở nhà (không đi đá bóng). Em bị ốm? Buổi sáng thức dậy, em thấy mình hoàn toàn khoẻ mạnh. Sai Em tập thể dục buổi sáng như thường lệ. Hs: Cùng với giáo viên đi phân tích ví dụ để hiểu rõ vấn đề 2. Tính đúng sai của các điều kiện. Khi đưa ra câu điều kiện , kết quả kiểm tra là đúng, ta nói điều kiện được thoả mãn, còn khi kết quả kiểm tra là sai, ta nói diều kiện không thoả mãn. Ví dụ : Nếu nháy nút ở góc trên, bên phải cửa sổ, (thì) cửa sổ sẽ được đóng lại. Nếu X>5, (thì hãy) in giá trị X ra màn hình. Nếu nhấn phím Pause/Break, (thì) chương trình (sẽ bị) ngưng. Hoạt động 3: Điều kiện và phép so sánh. (15’) Gv: Hãy cho biết kết quả của các khẳng định (phép so sánh) sau đây : * 1235 = 2463; * 34 ≠ 3.4; * - x2 < 0 (với mọi x Î R); * - x2 ≤ 0 (với mọi x Î R); * ≥ 0 (với mọi x Î R) * < 5; Gv: Để so sánh hai giá trị số hoặc hai biểu thức có giá trị số, chúng ta đã sử dụng các kí hiệu toán học nào ? Các phép so sánh có kết quả như thế nào?. Hs: Trả lời Gv: Trong việc mô tả thuật toán và lập trình, các phép so sánh thường được sử dụng để biểu diễn các điều kiện. Phép so sánh cho kết quả đúng có nghĩa điều kiện được thoả mãn; ngược lại, điều kiện không được thoả mãn. Gv: Lấy ví dụ như sách giáo khoa. - Tương tự, khi giải phương trình bậc nhất dạng tổng quát bx + c = 0, để tính nghiệm của phương trình chúng ta cần kiểm tra các điều kiện được cho bằng các phép so sánh b = 0 và c ¹ 0. 3. Điều kiện và phép so sánh. - Các phép so sánh thường được sử dụng để biểu diễn các điều kiện. - Các phép so sánh cho kết quả đúng hoặc sai. Ví dụ 1. Ta muốn chương trình in ra màn hình giá trị lớn hơn trong số hai giá trị của các biến a và b. Khi đó giá trị của biến a hoặc b được in ra phụ thuộc vào phép so sánh a > b là đúng hay sai: "Nếu a > b, in giá trị của biến a ra màn hình; ngược lại, in giá trị của biến b ra màn hình." Tổng kết. (3 phút) Gv: Cho một vài ví dụ về hoạt động phụ thuộc vào điều kiện trong cuộc sống hằng ngày? Hs: Cho ví dụ về hoạt động phụ thuộc vào điều kiện. Hướng dẫn học tập. (5 phút) Đối với bài học ở tiết này: - Về nhà xem lại các kiến thức đã được học hôm nay. Làm bài tập 1 sách giáo khoa. - Về nhà xem lại các thuật toán trong 2 ví dụ 1 và 2 (Sgk) đã được học. Đối với bài học ở tiết tiếp theo: - Xem trước và tìm hiểu trước mục 3 và mục 4 để chuẩn bị cho tiết sau: + Tìm hiểu hoạt động của câu lệnh lặp trong Pascal. + Tìm hiểu ví dụ 5 và 6 trong mục 4. 5. PHỤ LỤC. ----------&----------
Tài liệu đính kèm: