Giáo án môn Tin học 8, kì I - Tiết 9 - Bài thực hành 2: Viết chương trình để tính toán

1. MỤC TIÊU:

1.1 Kiến thức:

 * Hoạt động 1,2: - Học sinh biết được kiểu dữ liệu khác nhau thì được xử lý khác nhau.

 - Học sinh biết và hiểu thêm câu lệnh in ra màn hình và câu lệnh tạm ngừng chương trình

 - Học sinh hiểu 2 phép toán Div và Mod

1.2 Kĩ năng:

- Học sinh thực hiện được và thành thạo việc chuyển được biểu thức toán học sang biểu diễn trong Pascal và ngược lại.

- Học sinh thực hiện được và thành thạo việc soạn thảo được một chương trình Pascal đơn giản, các thao lưu, dịch và chạy chương trình.

1.3 Thái độ:

• Thói quen:

- Học sinh thói quen sử dụng phần mềm rèn luyện trong của môn học có ý thức học tập bộ môn, ham thích tìm hiểu về tư duy khoa học.

• Tính cách:

 - Rèn tính cẩn thận, làm việc khoa học.

 - Giáo dục ý thức kỉ luật.

 

doc 3 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 881Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tin học 8, kì I - Tiết 9 - Bài thực hành 2: Viết chương trình để tính toán", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 5 - Tiết 9
 Ngày dạy: 22/09/2015
 BÀI THỰC HÀNH 2: VIẾT CHƯƠNG TRÌNH ĐỂ TÍNH TOÁN.
1. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
 * Hoạt động 1,2: - Học sinh biết được kiểu dữ liệu khác nhau thì được xử lý khác nhau.
 - Học sinh biết và hiểu thêm câu lệnh in ra màn hình và câu lệnh tạm ngừng chương trình
	 - Học sinh hiểu 2 phép toán Div và Mod 
Kĩ năng: 
 Học sinh thực hiện được và thành thạo việc chuyển được biểu thức toán học sang biểu diễn trong Pascal và ngược lại.
 Học sinh thực hiện được và thành thạo việc soạn thảo được một chương trình Pascal đơn giản, các thao lưu, dịch và chạy chương trình.
Thái độ:
Thói quen:
- Học sinh thói quen sử dụng phần mềm rèn luyện trong của môn học có ‏ý thức học tập bộ môn, ham thích tìm hiểu về tư duy khoa học. 
Tính cách:
 - Rèn tính cẩn thận, làm việc khoa học.
 - Giáo dục ý thức kỉ luật.
2. NỘI DUNG BÀI HỌC:
- Con người ra lệnh cho máy tính như thế nào?
- Ví dụ Rô-bôt nhặt rác.
3. CHUẨN BỊ:
3.1. Giáo viên: Phòng máy, phần mềm Turbo Pascal hoạt động tốt.
3.2. Học sinh: Học bài cũ. Xem trước bài mới.
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
Ổn định tổ chức và kiểm diện. (2’)
Giáo viên ổn định tổ chức và kiểm diện học sinh.
Kiểm tra miệng: (4’)
 Điền các ký hiệu và giải thích các kí hiệu trong bảng sau
Kí hiệu toán học
Kí hiệu trong PASCAL
Ý nghĩa
+
-
x (.)
:
Div
Mod
Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Bài tập 1 (18’)
Gv: Giới thiệu bài thực hành.
 Yêu cầu học sinh chuyển đổi biểu thức toán học sang dạng biểu thức trong Pascal.
 Hs: Thực hiện việc chuyển đổi biểu thức toán học sang dạng biểu thức trong Pascal.
Gv: Yêu cầu học sinh khởi động Pascal và thực hiện câu b.
Hs: Khởi động Turbo Pascal và gõ chương trình ở câu b.
Gv: Giải thích từng câu lênh. Đưa ra lưu ý trong sách giáo khoa.
Hs: Lắng nghe Gv giải thích để hiểu bài. Nắm lưu ý của Sgk.
Gv: Yêu cầu học sinh thực hiện câu c.
Hs: Thực hiện Lưu chương trình với tên CT2.pas. Dịch, chạy chương trình và kiểm tra kết quả nhận được trên màn hình.
1. Bài thực hành 1:
a. Viết các biểu thức toán học sang dạng biểu thức trong Pascal.
b. Khởi động Turbo Pascal và gõ chương trình sau để tính các chương trình trên:
Begin
Writeln(‘15*4 – 30=12 =’, 1484-30=12);
Writeln(‘(10+15)/(3+1)-18/(5+1)=’, (10+15)/(3+1)-18/(5+1) );
Writeln(‘(10+2)* (10+2)/(3+1) =’, (10+2)* (10+2)/(3+1));
Writeln(‘((10+2)* (10+2) -24)/(3+1) =’, ((10+2)* (10+2)-24)/(3+1));
readln;
end.
Lưu ý:( Sgk)
c. Lưu chương trình với tên CT2.pas. Dịch, chạy chương trình và kiểm tra kết quả nhận được trên màn hình.
Hoạt động 2: Bài tập 2 (15’)
Gv: Giáo viên hướng dẫn Học sinh làm bài 2
Hs: Gõ chương trình phần a trong sgk
Gv: Giải thích các câu lệnh trong chương trình.
Hs: Nghe giải thích để hiểu chương trình.
Gv: Yêu cầu học sinh thực hiện câu b.
Hs: Thực hiện câu b.
Gv: Giới thiệu câu lệnh delay(5000) và yêu cầu học sinh thực hành câu c.
Gv: Yêu cầu học sinh thực hiện câu d.
Hs: Thực hiện câu d.
Gv: Theo dõi và hướng dẫn trên các máy.
.
2. Bài thực hành 2:
a. Mở tệp mới và gõ chương trình sau đây:
uses crt;
begin
clrscr;
Writeln(‘ 16/3=’, 16/3);
Writeln(‘ 16 div 3 = ‘, 16 div 3);
Writeln(‘ 16 mod 3 = ‘, 16 mod 3);
Writeln(‘ 16 mod 3 = ‘, 16 – (16 div 3)83);
Writeln(‘ 16 div 3 = ‘, (16 – (16 mod 3))/3);
end.
b. Dịch và chạy chương trình. Quan sát các kết quả nhận được và cho nhận xét về các kết quả đó.
c. Thêm câu lệnh delay(5000) vào sau mõi câu lệnh Writeln trong chương trình trên. Dịch và chạy chương trình. Quan sát chương trình tạm dừng 5 giây sau khi in từng kết quả ra màn hình.
d. Thêm câu lệnh Readln vào chương trình (trước từ khóa End). Dịch và chạy chương trình. Quan sát kết quả hoạt động của chương trình. Nhấn phím Enter để tiếp tục
Tổng kết. (3’)
- Giáo viên đánh giá kết quả tiết thực hành
- Tuyên giương các em làm tốt, nhiệt tình. Phê bình nhắc nhở những em chưa nghiêm túc trong tiết thực hành.
Hướng dẫn học tập. (3’)
Đối với bài học ở tiết này:
- Về nhà các em xem lại bài thực hành và thực hành lại tất cả các thao tác nếu có điều kiện.
Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
- Xem trước bài tập 3, chuẩn bị cho tiết thực hành tuần sau.
- Tìm hiểu các lệnh Write, Writeln, Clrscr.
5. PHỤ LỤC.
----------˜˜&™™----------

Tài liệu đính kèm:

  • docT9.doc