Giáo án môn Tin học 9, kì II - Tiết 48 - Bài 11: Tạo các hiệu ứng động

1. MỤC TIÊU:

1.1 Kiến thức:

 * Hoạt động: - Giúp Hs biết được những kiến thức cơ bản:

 + Biết tạo các hiệu ứng động có sẳn cho bài trình chiếu và sử dụng khi trình chiếu.

 + Biết sử dụng các hiệu ứng một cách hợp lý.

 + Hiểu được vai trò và tác dụng của các hiệu ứng động khi trình chiếu và phân biệt được hai dạng hiệu ứng động.

1.2 Kĩ năng:

• Hs thực hiện được:

- Học sinh thực hiện được việc tạo các hiệu ứng động có sẳn cho bài trình chiếu; phân biệt được hai dạng hiệu ứng động và sử dụng khi trình chiếu.

• Hs thực hiện thành thạo:

- Học sinh thực hiện thành thạo việc tạo các hiệu ứng động có sẳn cho bài trình chiếu; phân biệt được hai dạng hiệu ứng động và sử dụng khi trình chiếu.

 

doc 3 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 1400Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tin học 9, kì II - Tiết 48 - Bài 11: Tạo các hiệu ứng động", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 25- Tiết 48
 Ngày dạy: 02/02/2015
 Bài 11 TẠO CÁC HIỆU ỨNG ĐỘNG
1. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
 * Hoạt động: - Giúp Hs biết được những kiến thức cơ bản:
 + Biết tạo các hiệu ứng động có sẳn cho bài trình chiếu và sử dụng khi trình chiếu.
 + Biết sử dụng các hiệu ứng một cách hợp lý.
 + Hiểu được vai trò và tác dụng của các hiệu ứng động khi trình chiếu và phân biệt được hai dạng hiệu ứng động.
Kĩ năng: 
Hs thực hiện được:
- Học sinh thực hiện được việc tạo các hiệu ứng động có sẳn cho bài trình chiếu; phân biệt được hai dạng hiệu ứng động và sử dụng khi trình chiếu.
Hs thực hiện thành thạo:
- Học sinh thực hiện thành thạo việc tạo các hiệu ứng động có sẳn cho bài trình chiếu; phân biệt được hai dạng hiệu ứng động và sử dụng khi trình chiếu.
Thái độ:
Thói quen:
- Học sinh thói quen, ý thức ứng dụng phần mềm trình chiếu trong học tập và cuộc sống
Tính cách:
- Tích cực, hứng thú tham gia các hoạt động học tập tin học.
2. NỘI DUNG BÀI HỌC:
 - Sử dụng các hiệu ứng động.
- Một vài lưu ý khi tạo bài trình chiếu.
3. CHUẨN BỊ:
3.1. Giáo viên: Giáo án, Mạng , phần mềm Powerpoint hoạt động tốt.
3.2. Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới.
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
Ổn định tổ chức và kiểm diện. (2’)
Giáo viên ổn định tổ chức và kiểm diện học sinh.
Kiểm tra miệng: (5’)
? Hiệu ứng trong bài trình chiếu là gì? Có mấy dạng hiệu ứng động?
? Nêu một số lưu ý khi tạo bài trình chiếu?
Tiến trình bài học: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Sử dụng các hiệu ứng động (10’)
Gv: Yêu cầu HS đọc SGK và thảo luận nhóm trả lời những câu hỏi sau:
- Lợi ích của việc tạo hiệu ứng động là gỡ?
- Những điều cần lưu ý khi sử dụng hiệu ứng động?
Hs đọc SGK và thảo luận nhóm trả lời những câu hỏi.
Gv: Chốt lại nội dung chính.
3. Sử dụng các hiệu ứng động.
Tạo các hiệu ứng động giúp cho việc trình chiếu trở nên hấp dẫn và sinh động hơn. 
Không nên sử dụng quá nhiều hiệu ứng.
Cần cân nhắc xem hiệu ứng đó có giúp cho nội dung trang chiếu rõ ràng và hiệu quả hơn không.
Hoạt động 2: Một vài lưu ý khi tạo bài trình chiếu. (10’)
Gv: yêu cầu HS đọc SGK sau đó đưa ra đoạn trang chiếu (có cỡ quá nhỏ, nhiều màu sắc, nền lòe loẹt, trình bày quá nhiều hình ảnh hoặc đoạn phim...). Yêu cầu HS thảo luận nhóm để nhận xét các đoạn trình chiếu đó và cho ý kiến.
Hs: Các nhóm đại diện trả lời
Gv: Chốt lại các ý kiến của HS và đưa ra nhận xét chung.
- Tóm lại, muốn tạo một bài trình chiếu hấp dẫn, có tính thẩm mỹ ta cần lưu ý những yếu tố gì?
Gv: Chốt lại kiến thức chính.
4. Một vài lưu ý khi tạo bài trình chiếu.
Trước hết, hãy xây dựng dàn ý của bài trình chiếu và chọn nội dung văn bản cũng như hình ảnh và các đối tượng khác một cách thích hợp.
Nội dung của mỗi trang chiếu chỉ nên tập trung vào một ý chính.
Nội dung văn bản trên mỗi trang chiếu càng ngắn gọn càng tốt. Không nên có quá nhiều mục liệt kê trên một trang chiếu (tối đa là 6).
Màu nền và định dạng văn bản, kể cả vị trí các khung văn bản cần được sử dụng thống nhất trên trang chiếu. 
Khi tạo nội dung cho các trang chiếu cần tránh:
Các lỗi chính tả
Sử dụng cỡ chữ quá nhỏ
Quá nhiều nội dung văn bản trên một trang chiếu
Màu nền và màu chữ khó phân biệt.
Tổng kết. (12 phút)
1. Khi sử dụng các hiệu ứng động cần chú ý điều gì?
2. Khi tạo bài trình chiếu cần chú ý gì?
3. Cho học sinh thực hành trên máy.
Hướng dẫn học tập. (5 phút)
Đối với bài học ở tiết này:
Về nhà xem lại các kiến thức đã được học hôm nay. 
 Làm bài tập liên quan trong sách giáo khoa.
Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
- Chuẩn bị trước mục 3 và mục 4 để chuẩn bị tốt cho tiết sau học bài: 
 + Nêu một số lưu ý khi tạo bài trình chiếu?
5. PHỤ LỤC.
----------˜˜&™™----------

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet48.doc