1. MỤC TIÊU:
1.1 Kiến thức:
* Hoạt động: - Giúp Hs biết và hiểu được những kiến thức cơ bản:
+ Biết được các thành phần của đa phương tiện: Văn bản, âm thanh, ảnh tĩnh, ảnh động, phim.
+ Hiểu được vai trò và ứng dụng của đa phương tiện trong các lĩnh vực khác nhau: Nhà trường, khoa học, y học, thương mại, nghệ thuật, công nghệ giải trí,.
Tuần 30- Tiết 57 Ngày dạy: 16/03/2015 Bài 12 THÔNG TIN ĐA PHƯƠNG TIỆN 1. MỤC TIÊU: Kiến thức: * Hoạt động: - Giúp Hs biết và hiểu được những kiến thức cơ bản: + Biết được các thành phần của đa phương tiện: Văn bản, âm thanh, ảnh tĩnh, ảnh động, phim. + Hiểu được vai trò và ứng dụng của đa phương tiện trong các lĩnh vực khác nhau: Nhà trường, khoa học, y học, thương mại, nghệ thuật, công nghệ giải trí,... Kĩ năng: Hs thực hiện được: - Học sinh thực hiện được việc nêu được cá thành phần của đa phương tiện; Nêu được những ứng dụng của đa phương tiện trong các lĩnh vực khác nhau. Hs thực hiện thành thạo: - Học sinh thực hiện thành thạo việc nêu được cá thành phần của đa phương tiện; Nêu được những ứng dụng của đa phương tiện trong các lĩnh vực khác nhau. Thái độ: Thói quen: - Học sinh thói quen say mê nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi các công nghệ mới hiện nay. Tính cách: - Tích cực, hứng thú tham gia các hoạt động học tập tin học. 2. NỘI DUNG BÀI HỌC: - Các thành phần của đa phương tiện. - Ứng dụng của đa phương tiện. 3. CHUẨN BỊ: 3.1. Giáo viên: Giáo án, Mạng , phần mềm Powerpoint hoạt động tốt. 3.2. Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới. 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: Ổn định tổ chức và kiểm diện. (2’) Giáo viên ổn định tổ chức và kiểm diện học sinh. Kiểm tra miệng: (5’) ? Phát biểu khái niệm đa phương tiện và cho ví dụ ? Đa phương tiện có những ưu điểm nào ? Hãy kể tên các thành phần của đa phương tiện? Tiến trình bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: Các thành phần của đa phương tiện (15’) Gv: Yêu cầu Hs đọc bài Hs: Theo dõi đọc bài, trả lì các câu hỏi của Gv Gv: Hãy liệt kê các thành phần chính của đa phương tiện? Hs: Trả lời Gv: Phân tích thêm từng thành phần Hs: Học sinh chú ý lắng nghe và tiếp thu kiến thức. 4. Các thành phần của đa phương tiện: - Các dạng thành phần chính của sản phẩm đa phương tiện: a) Văn bản: là dạng thông tin cơ bản trong biểu diễn thông tin bao gồm các kí tự và được thể hiện với nhiều dáng vẻ khác nhau. b) Âm thanh: là thành phần điển hình của đa phương tiện. c) Ảnh tĩnh: là một tranh ảnh thể hiện cố định một nội dung nào đó. d) Ảnh động: Là sự kết hợp nhiều ảnh tĩnh trong khoảng thời gian ngắn. e) Phim: là thành phần rất đặc biệt của đa phương tiện, là dạng tổng hợp tất cả các thông tin vừa trình bày ở trên Hoạt động 2: Ứng dụng của đa phương tiện (13’) Gv: Các em thấy đa phương tiện có ứng dụng trong cuộc sống ở những lĩnh vực nào? Hs: Trả lời Một số phần mềm giáo dục hữu ích: Một số trang web giáo dục: 2. Ứng dụng của đa phương tiện Đa phương tiện có rất nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống như: a. Trong nhà trường. b. Trong khoa học. c. Trong Y tế. d. Trong thương mại e. Trong quản lí xã hội. f. Trong nghệ thuật. g. Trong công nghiệp, giải trí. Tổng kết. (5 phút) Gv: Yêu cầu học sinh nhắc lại những nội dung trọng tâm: - Đa phương tiện là gì? - Các sản phẩm đa phương tiện? - Các ưu điểm của đa phương tiện? Hướng dẫn học tập. (5 phút) Đối với bài học ở tiết này: Về nhà xem lại các kiến thức đã được học hôm nay. Làm bài tập liên quan trong sách giáo khoa. Đối với bài học ở tiết tiếp theo: - Đọc và chuẩn bị trước để chuẩn bị tốt cho tiết sau học bài: 14: Làm quen với phần mềm tạo ảnh động: Nguyên tắc của việc tạo ảnh động là gì? 5. PHỤ LỤC. ----------&----------
Tài liệu đính kèm: