Giáo án môn Tin học 9, kì II - Tiết 58: Bài 13: Làm quen với phần mềm tạo ảnh động

1. MỤC TIÊU:

1.1 Kiến thức:

 * Hoạt động: - Giúp Hs biết và hiểu được những kiến thức cơ bản:

 + Biết nguyên tắc tạo các hình ảnh động.

 + Biết khả năng tạo ảnh động của chương trình Beneton Movie GIF.

 + Biết và hiểu các thao tác cần thực hiện để tạo ảnh động bằng Beneton Movie GIF.

1.2 Kĩ năng:

• Hs thực hiện được:

- Học sinh thực hiện được các thao tác cần thực hiện trên phần mêm để tạo cho mình một hình ảnh động bằng Beneton Movie GIF.

• Hs thực hiện thành thạo:

- Học sinh thực hiện thành thạo việc các thao tác cần thực hiện trên phần mềm để tạo cho mình một hình ảnh động bằng Beneton Movie GIF.

 

doc 4 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 1162Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tin học 9, kì II - Tiết 58: Bài 13: Làm quen với phần mềm tạo ảnh động", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 30- Tiết 58
 Ngày dạy: 16/03/2015
 Bài 13 LÀM QUEN VỚI PHẦN MỀM
 TẠO ẢNH ĐỘNG
1. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
 * Hoạt động: - Giúp Hs biết và hiểu được những kiến thức cơ bản:
 + Biết nguyên tắc tạo các hình ảnh động.
	 + Biết khả năng tạo ảnh động của chương trình Beneton Movie GIF.
 + Biết và hiểu các thao tác cần thực hiện để tạo ảnh động bằng Beneton Movie GIF.
Kĩ năng: 
Hs thực hiện được:
- Học sinh thực hiện được các thao tác cần thực hiện trên phần mêm để tạo cho mình một hình ảnh động bằng Beneton Movie GIF.
Hs thực hiện thành thạo:
- Học sinh thực hiện thành thạo việc các thao tác cần thực hiện trên phần mềm để tạo cho mình một hình ảnh động bằng Beneton Movie GIF.
Thái độ:
Thói quen:
- Học sinh thói quen say mê nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi các công nghệ mới hiện nay.
Tính cách:
- Tích cực, hứng thú tham gia các hoạt động học tập tin học.
2. NỘI DUNG BÀI HỌC:
- Nguyên tắc tạo ảnh động.
- Tạo ảnh động bằng Beneton Movie GIF.
3. CHUẨN BỊ:
3.1. Giáo viên: Giáo án, Mạng , phần mềm Beneton Movie GIF.
3.2. Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới.
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
Ổn định tổ chức và kiểm diện. (2’)
Giáo viên ổn định tổ chức và kiểm diện học sinh.
Kiểm tra miệng: (5’)
? Hãy liệt kê các thành phần của đa phương tiện.
? Hãy liệt kê một số phần mềm hoặc thiết bị được sử dụng để tạo thông tin dạng văn bản hoặc dạng hình ảnh. 
? Nêu một số ứng dụng tiêu biểu của đa phương tiện trong cuộc sống.
Tiến trình bài học: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Nguyên tắc tạo ảnh động (10’)
Gv:Chúng ta đã biết ảnh động là sự thể hiện liên tiếp nhiều ảnh tĩnh, mỗi ảnh xuất hiện trong một khoảng thời gian ngắn. 
Gv:Cho Hs xem nguyên tắc tạo ảnh động Hình 110 SGK và yêu cầu Hs mô tả việc tạo ảnh động dựa trên hình ảnh quan sát.
Hình 1: 5 giây
Hình 2: 5 giây
Hình 3: 5 giây
Hình 4: 5 giây
Hình 5: 5 giây
Hs:Quan sát và trả lời
Gv:Bản chất của việc tạo ảnh động là tạo ra các ảnh tĩnh có cùng kích thước rồi ghép chúng lại thành một dãy với thứ tự nhất định và đặt thời gian xuất hiện của từng ảnh, sau đó lưu lại dưới dạng một tệp ảnh động. 
Gv:Ảnh động có thể được tạo như thế nào?
Hs:Trả lời và ghi bài.
1. Nguyên tắc tạo ảnh động
* Ảnh động có thể
- Gồm nhiều ảnh tĩnh, mỗi ảnh có nội dung riêng và xuất hiện trong một khoảng thời gian nhất định.
- Gồm nhiều ảnh tĩnh, mỗi ảnh có những thay đổi nhỏ và xuất hiện trong một khoảng thời gian như nhau tạo ra cảm giác chuyển động. 
* Mọi phần mềm tạo ảnh động đều có các chức năng
- Ghép các ảnh tĩnh thành dãy và thay đổi thứ tự của các ảnh trong dãy, thêm hoặc bớt ảnh khỏi dãy.
- Đặt thời gian xuất hiện của mỗi ảnh tĩnh trong dãy. 
Hoạt động 2: Tạo ảnh động bằng Beneton Movie GIF. (18’)
Gv:Để khởi động 1 phần mềm được cài đặt, em thường làm như thế nào?
Hs:Trả lời.
Gv:Để khởi động phần mềm, hãy nháy đúp chuột lên biểu tượng trên màn hình nền.
Gv:Dùng hình ảnh giới thiệu giao diện của phần mềm.
Hình 1. Màn hình chính của Beneton Movie GIF
- Gv hướng dẫn Hs: Các bước thực hiện như SGK:
- Dãy các ảnh đã chọn để tạo ảnh động được hiển thị trong ngăn phía dưới màn hình. Mỗi ảnh trong dãy được gọi là khung hình.
- Nếu có sẵn một ảnh động, ta có thể mở tệp ảnh động đó để thêm ảnh (khung hình) hoặc thực hiện các điều chỉnh khác. Để mở một tệp ảnh động đã có, nháy nút Open trên thanh công cụ và chọn tệp dạng gif trong hộp thoại mở ra sau đó. Khi đó toàn bộ các khung hình của tệp ảnh động sẽ được hiển thị.
- Khi thêm ảnh mới vào dãy ảnh đã có của ảnh động, nếu kích thước của ảnh thêm vào khác với kích thước của tệp ảnh động hiện thời thì sẽ xuất hiện hộp thoại như sau cho phép ta đặt lại kích thước:
Hình 2. Đặt lại kích thước khung hình
GV: Hướng dẫn HS chèn khung hình trống và tùy chọn các yếu tồ của khung hình:
Hình 3. Các tuỳ chọn cho khung hình trống
2. Tạo ảnh động bằng Beneton Movie GIF.
Để khởi động phần mềm, hãy nháy đúp chuột lên biểu tượng trên màn hình nền.
Các bước thực hiện 
Nháy chuột lên nút New project trên thanh công cụ. 
Nháy chuột lên nút Add Frame(s) trên thanh công cụ.
Chọn tệp ảnh (tĩnh hoặc động) từ cửa sổ chọn tệp (h. 112).
Nháy nút Open để đưa tệp ảnh đã chọn vào ảnh động.
Lặp lại các bước từ 2 đến 4 để đưa các tệp ảnh khác vào ảnh động.
Nháy nút Save để lưu kết quả.
Để mở một tệp ảnh động đã có, nháy nút Open trên thanh công cụ và chọn tệp dạng gif trong hộp thoại mở ra sau đó.
Tùy chỉnh kích thước ảnh
- Chọn Original size để các ảnh được thêm vào sẽ tự động điều chỉnh để có kích thước trùng với kích thước của tệp ảnh động hiện thời.
- Ngược lại, chọn New size nếu muốn toàn bộ tệp ảnh động hiện thời thay đổi kích thước theo kích thước của các ảnh được thêm.
Thêm khung hình trống
Nháy nút Add blank frame(s): để thêm khung hình trống vào cuối dãy. 
Nháy nút Insert blank frame(s) : để chèn khung hình trống vào trước khung hình đã chọn.
Sau khi nhập xong các thông số, nháy nút OK để hoàn thành việc chèn khung hình trống. 
Tổng kết. (5 phút)
 Gv: Yêu cầu học sinh thực hành trên phần mềm Beneton Movie GIF
 Hs: Khởi động Beneton Movie GIF: và thực hành lại các thao tác
Hướng dẫn học tập. (5 phút)
Đối với bài học ở tiết này:
Về nhà xem lại các kiến thức đã được học hôm nay. 
 Thực hành lại các thao tác đã được học trong tiết hôm nay (nếu có điều kiện).
Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
- Đọc và chuẩn bị trước các mục 3,4 và mục 5 của bài để chuẩn bị tốt cho tiết sau học có hiệu quả tốt.
5. PHỤ LỤC.
----------˜˜&™™----------

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet58.doc