Giáo án môn Tin học khối 8 - Bài 7: Câu lệnh lặp (tt)

I. Mục tiêu:

1) Kiến thức : - Viết đúng được lệnh for do trong một số tình huống.

- Lệnh ghép trong pascal.

2) Kỹ năng : - Biết viết đúng được lệnh for do trong một số tình huống

- Biết lệnh ghép trong pascal.

3) Thái độ : - Rèn luyện tính cẩn thận, tư duy, nghiêm túc trong học tập.

II. Chuẩn bị:

1) Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, bảng phụ minh hoạ, sgk

2) Chuẩn bị của học sinh: Bút, vở, sgk

 

doc 3 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 848Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tin học khối 8 - Bài 7: Câu lệnh lặp (tt)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn	: 28/11/2015	Tiết : 30
Bài dạy	: 	BÀI 7. CÂU LỆNH LẶP (tt)
Mục tiêu:
Kiến thức	:	- Viết đúng được lệnh fordo trong một số tình huống.
- Lệnh ghép trong pascal. 
Kỹ năng	:	- Biết viết đúng được lệnh fordo trong một số tình huống
- Biết lệnh ghép trong pascal.
Thái độ	:	- Rèn luyện tính cẩn thận, tư duy, nghiêm túc trong học tập.
Chuẩn bị:
Chuẩn bị của giáo viên:	Giáo án, bảng phụ minh hoạ, sgk
Chuẩn bị của học sinh:	Bút, vở, sgk
Hoạt động dạy học:
Ổn định tình hình lớp (1’) : Điểm danh học sinh trong lớp, chuẩn bị kiểm tra bài cũ.
 Kiểm tra bài cũ: 
Câu hỏi kiểm tra (7’):
- Trình bày cú pháp và nguyên tắc hoạt động của câu lệnh lặp?
	- Cho ví dụ sử dụng cú pháp của câu lệnh lặp?
Dự kiến phương án trả lời của học sinh:
1) -Cú pháp:
For := to do ;
Trong đó:
- For, do, to là các từ khóa.
- Biến đếm là biến kiểu nguyên, giá trị đầu, giá trị cuối là các giá trị nguyên.
Nguyên tắc hoạt động:
Câu lệnh lặp sẽ thực hiện câu lệnh nhiều lần, mỗi lần là một vòng lặp. Số vòng lặp là biết trước và bằng: giá trị đầu – giá trị cuối +1.
Khi thực hiện, ban đầu biến đếm sẽ nhận giá trị là giá trị đầu, sau mỗi vòng lặp, biến đếm tự động tăng lên một đơn vị cho đến khi bằng giá trị cuối.
	2) Ví dụ:
	For i:=1 to 10 do write (‘day la lan lap thu’,i); 
Giảng bài mới: 
Giới thiệu bài (1’): Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu về câu lệnh lặp. Để hiểu rõ và sử dụng tốt câu lệnh này, tiết hôm nay chúng ta tìm hiểu thêm một số ví dụ.
Tiến trình bài dạy:
Tg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
17’
Hoạt động 1: Ví dụ 4
GV: Để hiểu rõ hơn câu lệnh lặp chúng ta tìm hiểu ví dụ sau:
GV: Đưa ra ví dụ 4 sgk
GV: Câu lệnh lặp trong chương trình trên là câu lệnh nào?
GV: Nhận xét và hỏi: ở chương trình này chúng ta thấy có gì khác so với chương trình Lap?
GV: Khác với chương trình lap, sau từ khoá do chỉ có một câu lệnh cần thực hiện, ở chương trình này sau từ khoá do có 2 câu lệnh cần thực hiện. Hai câu lệnh này phải được “gói” trong từ khoá beginend. Một cách đơn giản có thể hiểu cấu trúc beginend là một câu lệnh của pascal. (được gọi là câu lệnh ghép), câu lệnh này có thể chứa nhiều câu lệnh khác của pascal.
GV: Đưa ra ví dụ viết đoạn câu lệnh nhập tên và hiển thị ra màn hình lời chào cho 40 bạn trong lớp.
GV: Để viết chương trình này trước tiên ta phải làm gì? 
GV: Dùng câu lệnh như thế nào để thể hiện yêu cầu trên?
GV: Sau đó trong câu lệnh lặp có hai câu lệnh nên chúng ta phải gói trong cặp từ khoá Beginend, chương trình có thể như sau:
HS: for i:= 1 to 10 do 
	Begin writeln(‘0’); delay (100) end;
HS: Chương trình này có 2 cặp từ khóa begin, end
HS: Chú ý lắng nghe và ghi bài.
HS: Khai báo tên chương trình và tên các biến cần sử dụng.
Program chao_hoi;
Var i: integer; ten: string;
HS:
 for i:= 1 to 40 do
 Write(‘Nhap ten cua ban:’);
 Readln(ten);
 Writeln(‘Chao ban’, ten);
b) Ví dụ 2:
ví dụ 4 sgk
Xem sách giáo khoa
* Câu lệnh ghép trong pascal là câu lệnh được “gói” trong từ khoá beginend, câu lệnh này có thể chứa nhiều câu lệnh khác của pascal.
Lưu ý: Trong cấu trúc câu lệnh ghép này sau end là dấu (;), không phải là dấu (.).
Ví dụ: Viết đoạn câu lệnh nhập tên và hiển thị ra màn hình lời chào cho 40 bạn trong lớp.
Program chao_hoi;
Var i: integer; ten: string;
Begin 
 For i:= 1 to 40 do 
 Begin
 Write(‘Nhap ten cua ban:’); readln(ten);
 Writeln(‘Chao ban’, ten);
 End;
End. 
11’
Hoạt động 2: Tính tổng và tích bằng câu lệnh lặp.
GV: Đưa ra chương trình và giúp HS hiểu nội dung của từng câu lệnh?
GV: Cho HS biết ý nghĩa của kiểu dữ liệu longint.
HS: Đọc và tìm hiểu ý nghĩa của từng câu lệnh trong 2 ví dụ 5 và 6.
HS: Lắng nghe và ghi bài.
4. Tính tổng và tích bằng câu lệnh lặp:
- Kiểu dữ liệu longint là kiểu dữ liệu số nguyên, nhưng có thể lưu các số nguyên trong phạm vi từ -231 đến 231-1 (lớn hơn nhiều kiểu integer chỉ từ -215 đến 215-1)
7’
Hoạt động 3. Củng cố:
GV: Các câu lệnh pascal sau có hợp lệ không, vì sao?
a) For i:= 100 to 1 do writeln(‘A’);
b) For i:= 1.5 to 10.5 do writeln(‘A’);
c) For i= 1 to 10 do writeln(‘A’);
d) For i:= 1 to 10 do; writeln(‘A’);
e) Var x: real; begin for x:= 1 to 10 do writeln(‘A’); end.
HS: Trả lời
Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo (1’) :
Học kĩ bài, làm các bài tập trong SGK
Rút kinh nghiệm, bổ sung:	

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_7_Cau_lenh_lap.doc