Giáo án môn Tin học khối 8 - Tiết 31 - Bài 6: Câu lệnh điều kiện

I. MỤC TIÊU .

1. Kiến thức.

- Tìm hiểu về các phép so sánh và điều kiện

2. Kỹ năng.

- Biết các hoạt động phụ thuộc vào điều kiện.

- Nắm được tính đúng sai của các điều kiện

- Biết được phép so sánh cũng có mặt trong các điều kiện.

- Biết sự cần thiết của câu trúc rẽ nhánh trong lập trình . Hiểu cấu trúc rẽ nhánh có hai dạng

3. Thái độ.

- Nghiêm túc, kỷ luật, tích cực hoạt động

II. PHƯƠNG PHÁP

- Thuyết trình, vấn đáp, hoạt động nhóm

 

docx 5 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 911Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tin học khối 8 - Tiết 31 - Bài 6: Câu lệnh điều kiện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :22/11/2015
Ngày giảng :8A : 26/11/2015	8B : 26/11/2015 	8C : 25/11/2015
Tiết theo PPCT : 31
BÀI 6 : CÂU LỆNH ĐIỀU KIỆN
I. MỤC TIÊU .
1. Kiến thức.
- Tìm hiểu về các phép so sánh và điều kiện
2. Kỹ năng.
- Biết các hoạt động phụ thuộc vào điều kiện.
- Nắm được tính đúng sai của các điều kiện 
- Biết được phép so sánh cũng có mặt trong các điều kiện.
- Biết sự cần thiết của câu trúc rẽ nhánh trong lập trình . Hiểu cấu trúc rẽ nhánh có hai dạng
3. Thái độ.
- Nghiêm túc, kỷ luật, tích cực hoạt động
II. PHƯƠNG PHÁP
- Thuyết trình, vấn đáp, hoạt động nhóm
III. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: - KHDH, chuẩn KTKN, SGK, SGV, máy tính, màn hình LCD, bảng phụ
2. Học sinh:	SGK., kiến thức bài cũ
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp
- Kiểm tra sĩ số: 2’
- Ổn đình trật tự: 1’
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1 : Tìm hiểu hoạy động phụ thuộc vào điều kiện (10’)
GV: Lấy ví dụ trong cuộc sống mà có phụ thuộc vào điều kiện và phân tích cho hs hiểu.
Hs lắng nghe
GV: Lấy ví dụ về hoạt động có phụ thuộc vào điều kiện? 
Hs: lấy ví dụ
GV: Các hoạt động đó có liên quan đến từ gì?
Hs: đó là từ Nếu
Bài 6	CÂU LỆNH ĐIỀU KIỆN
1. Hoạt động phụ thuộc vào điều kiện
- Trong cuộc sống có những hoạt động chỉ được thực hiện khi một điều kiện cụ thể được xảy ra. Điều kiện thường là một sự kiện được mô tả sau từ “nếu”.
Ví dụ: (SGK)
Hoạt động 2 : Tìm hiểu tính đúng sai của điều kiện (15’)
GV: Cho hs làm bài tập: Hoạt động nhóm
GV: Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét?
GV: Nhận xét và bổ sung
GV: Yêu cầu hs lấy ví dụ về tính đúng sai của điều kiện trong tin học?
Hs lấy ví dụ
GV: Nhận xét các ví dụ của hs
GV: Lấy thêm một số ví dụ cao hơn trong tin học có phụ thuộc vào điều kiện cho hs.
Hs nghe
2. Tính đúng hoặc sai của các điều kiện
Bài tập: điền kết quả đúng sai vào cột kết quả
Điều kiện
Kiểm tra
Kết quả
Hoạt động tiếp theo
Trời không mưa?
Buổi chiều nhìn ra ngoài trời và thấy trời không mưa
?
?
Đi chơi bóng
Ở nhà
Em bị ốm?
Cảm thấy mình khoẻ mạnh.
?
?
Ở nhà
Đi học
 Kết luận:
- Khi kết quả kiểm tra là đúng, ta nói điều kiện được thỏa mãn, kết quả kiểm tra là sai, ta nói điều kiện không thỏa mãn.
Hoạt động 3 : Tìm hiểu điều kiện và phép so sánh (15’)
GV: Em hãy nêu các trường hợp có thể xảy ra khi thực hiện phép so sánh trong toán học?
HS: =, >, ,#
GV: Khi thực hiện phép so sánh kết quả sẽ là gì?
HS: Đúng hoặc sai.
GV: Lấy ví dụ minh họa. 
HS: Lắng nghe.
GV: Mô tả điều kiện và phép so sánh của bài toán in ra màn hình lớn hơn giá trị của 2 biến?
HS: Mô tả.
GV: Nhận xét và bổ sung
3. Điều kiện và phép so sánh
- Các phép so sánh trong toán học:
 =, >, ,#
- Khi thực hiện phép so sánh kết quả sẽ là: Đúng hoặc sai.
- Các phép so sánh có vai trò rất quan trọng trong việc mô tả thuật toán và lập trình. Chúng thường được sử dụng để biểu diễn các điều kiện. Phép so sánh cho kết quả đúng nghĩa là điều kiện được thỏa mãn, ngược lại, điều kiện không được thỏa mãn.
Ví dụ: sgk
Hoạt động 4 : củng cố (1’)
- Học sinh cần nhắc lại kiến thức đó học trong bài
- Giáo viên chốt lại những kiến thức quan trọng
V.Hướng dẫn về nhà (1’)
- Lấy ví dụ về tính đúng sai của các điều kiện
- Tìm hiểu điều kiện và phép so sánh
- Xem bài câu lệnh điều kiện tiếp theo
Ngày soạn :22/11/2015
Ngày giảng :8A : 26/11/2015	8B : 26/11/2015 	8C : 25/11/2015
Tiết theo PPCT : 32
BÀI 6 : CÂU LỆNH ĐIỀU KIỆN
I. MỤC TIÊU .
1. Kiến thức.
- Tìm hiểu về cấu trúc rẽ nhánh và câu lệnh điều kiện.
2. Kỹ năng.
- Biết các hoạt động phụ thuộc vào điều kiện.
- Nắm được tính đúng sai của các điều kiện 
- Biết được phép so sánh cũng có mặt trong các điều kiện.
- Biết sự cần thiết của câu trúc rẽ nhánh trong lập trình . Hiểu cấu trúc rẽ nhánh có hai dạng
3. Thái độ.
- Nghiêm túc, kỷ luật, tích cực hoạt động
II. PHƯƠNG PHÁP
- Thuyết trình, vấn đáp, hoạt động nhóm
III. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: - KHDH, chuẩn KTKN, SGK, SGV, máy tính, màn hình LCD, bảng phụ
2. Học sinh:	SGK., kiến thức bài cũ
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp
- Kiểm tra sĩ số: 2’
- Ổn đình trật tự: 1’
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1 : Tìm hiểu cấu trúc rẽ nhánh (20’)
GV: Trình bày cho hs thế nào là cấu trúc rẽ nhánh?
GV: Lấy ví dụ về cấu trúc rẽ nhánh mà em biết?
Hs lấy ví dụ
GV: Hoạt động theo nhóm làm ví dụ 1.
Hs hoạt động nhóm
Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét. 
Gv nhận xét và bổ sung.
GV: Yêu cầu hs hoạt động theo nhóm làm ví dụ 2.
Hs hoạt động nhóm
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét.
GV: Nhận xét và bổ sung.
GV: Từ 2 ví dụ trên rút ra kết luận gì?
GV: Từ kết luận em hãy vẽ sơ đồ của cấu trúc rẽ nhánh?
Ví dụ 1: Một cửa hàng bán bia thực hiện đợt khuyến mãi, nếu mua bia với số tiền từ 1 triệu đồng trở lên khách hàng sẽ được giảm 30% tổng số tiền thanh toán. Mô tả hoạt động tính tiền cho khách.
Ví dụ 2: Một cửa hàng bán bia thực hiện đợt khuyến mãi, nếu mua bia với số tiền từ 1 triệu đồng trở lên khách hàng sẽ được giảm 30% tổng số tiền thanh toán và giảm 5% cho những khách hàng mua với số tiền không đến 1 triệu đồng. Mô tả hoạt động tính tiền cho khách.
Kết luận:
- Sơ đồ cấu trúc rẽ nhánh
Lệnh
Điều kiện
đúng
sai
- Cấu trúc rẽ nhánh giúp cho việc lập trình đơn giản hơn, mọi ngôn ngữ lập
Hoạt động 2 : Tìm hiểu câu lệnh điều kiện (15’)
Gv đưa ra cú pháp câu lệnh điều kiện dạng thiếu và giải thích hoạt động của máy tính khi thực hiện chương trình.
Hs nghe và ghi bài
Gv hướng dẫn hs tìm hiểu,phân tích các ví dụ 4, 5 sgk để hiểu rõ hơn về câu lệnh điều kiện dạng thiếu.
Hs lấy thêm ví dụ
Gv đưa ra cú pháp câu lệnh điều kiện dạng đủ và giải thích hoạt động của máy tính khi thực hiện chương trình.
Hs nghe và ghi bài
Gv hướng dẫn hs tìm hiểu,phân tích các ví dụ 6 sgk để hiểu rõ hơn về câu lệnh điều kiện dạng đủ.
Hs lấy thêm ví dụ
5. Câu lệnh điều kiện
a. Dạng thiếu
Cú pháp: 
IF THEN ;
Hoạt động: Khi gặp câu lệnh điều kiện, chương trình sẽ kiểm tra điều kiện. Nếu điều kiện thỏa mãn chương trình sẽ thực hiện câu lệnh sau từ khóa THEN. Ngược lại, câu lệnh đó sẽ bị bỏ qua.
Ví dụ 4, 5 sgk
b. Dạng đủ
Cú pháp: 
IF THEN 
ELSE ;
Hoạt động: Khi gặp câu lệnh điều kiện, chương trình sẽ kiểm tra điều kiện. Nếu điều kiện thỏa mãn chương trình sẽ thực hiện câu lệnh 1. Ngược lại, thực hiện câu lệnh 2.
Ví dụ 6 sgk
Hoạt động 3 : củng cố (3’)
- Nắm vững hai dạng của câu lệnh điều kiện .
- Biết vẽ lưu đồ của hai câu lệnh điều kiện.
V. Hướng dẫn về nhà (2’)
- Học bài cũ
- Làm các bài tập trong sách và chuẩn bị ôn tập.
Nậm tăm, ngày. . tháng năm 2015 Duyệt bộ phận chuyên môn

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai_6_Cau_lenh_dieu_kien.docx