Giáo án môn Toán 11 - Phép thử và biến cố

GIÁO ÁN GIẢNG DẠY

Ngày soạn : Ngày dạy:

Họ và tên GVHD: Lớp: DT14STH01 Tiết: 27

Họ và tên SV : Hồ Văn Dũng

TÊN BÀI DẠY

PHÉP THỬ VÀ BIẾN CỐ

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Học sinh hiểu: Khái niệm về phép thử, không gian mẫu, biến cố.

- Học sinh biết:

+ Biết cách xác định một phép thử, không gian mẫu, biến cố.

+ Biết cách xác định tập con của không gian mẫu.

2. Kỹ năng

- Nhận biết được phép thử, xác định thành thạo không gian mẫu và các biến cố liên quan.

- Tính được số phần tử của không gian mẫu.

- Xác định được các biến cố bằng lời và bằng tập hợp.

3. Thái độ

- Thói quen: Rèn luyện cho học sinh tư duy trong việc xác định biến cố.

- Tính cách: Rèn luyện cho học sinh tính tỷ mỹ, cận thận.

 

docx 8 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 3007Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Toán 11 - Phép thử và biến cố", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
Ngày soạn	 :	Ngày dạy:
Họ và tên GVHD:	Lớp: DT14STH01	 Tiết: 27
Họ và tên SV : Hồ Văn Dũng
TÊN BÀI DẠY
PHÉP THỬ VÀ BIẾN CỐ 
Mục tiêu
 Kiến thức
Học sinh hiểu: Khái niệm về phép thử, không gian mẫu, biến cố.
Học sinh biết: 
+ Biết cách xác định một phép thử, không gian mẫu, biến cố.
+ Biết cách xác định tập con của không gian mẫu.
Kỹ năng
Nhận biết được phép thử, xác định thành thạo không gian mẫu và các biến cố liên quan.
Tính được số phần tử của không gian mẫu.
Xác định được các biến cố bằng lời và bằng tập hợp.
Thái độ
Thói quen: Rèn luyện cho học sinh tư duy trong việc xác định biến cố.
Tính cách: Rèn luyện cho học sinh tính tỷ mỹ, cận thận.
Chuẩn bị
Giáo viên: Giáo án, hệ thống câu hỏi.
Học sinh: SGK, vở ghi bài.
 Phương pháp giảng dạy
Thuyết trình.
Đặt vấn đề.
Gợi mở vấn đáp.
 Tổ chức hoạt động dạy hoc.
Ổn định lớp và kiểm diện.(1 phút)
Kiểm tra miệng.(5 phút)
Câu 1. Trình bày công thức khai triển của nhị thức Niu- tơn và tìm hệ số chứa x3 trong khai triển (x + 2x2)6.
Câu 2. Một hộp có chứa 10 que được đánh số từ 1 đến 10.
Rút ngẫn nhiên 1 que trong hộp thì có bao nhiêu cách chọn.
Rút ngẫn nhiên 1 que trong hộp sao cho que được rút là que có đánh số chẵn.
Tiến hành dạy học.
 Dẫn nhập: Khi gieo một con súc sắc hay một đồng xu thì ta không thể đoán trước được kết quả xảy ra là như thế nào. Để biết các kết quả xảy ra được gọi là gì? Hôm nay thầy và các em sẽ đi tìm hiểu một mảng kiến thức mới đó là “Xác suất”. Bài “Phép thử và biến cố” là bài mở đầu cho mảng này.
TG
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu về phép thử không gian mẫu
20 phút
GV: Một thí nghiệm một phép đo hay một sự quan sát hiện tượng nào đóđược hiểu là một phép thử.
GV: Khi gieo một đồng tiền kim loại, rút một quân bài trong bộ bài cổ tú lơ khơ ( 52 cây) hay bắn một viên đạn vào bia, là những ví dụ về phép thử. 
GV: Các ví dụ trên các em có thể đoán trước được kết quả xảy ra hay không?
GV: Em nào có thể cho thầy biết thế nào là một phép thử ngẫu nhiên là gì?
GV: Nhận xét và đính chính câu trả lời của học sinh. Gọi một học sinh khác nhắc lại phép thử ngẫu nhiên. Cho các em ghi bài vào vở.
GV: Cho học sinh làm phiếu học tập đã chuẩn bị.
Chuyển mục: Phép thử là một thí nghiệm hay một hành động. Để biết không gian mẫu là gì? Có phải là một thí nghiệm hay hành động hay là kết quả của thí nghiệm hay hành động đó. Thì ta đi tìm hiểu mục 2 “ Không gian mẫu”.
GV: Cho phép thử T “Gieo một con súc sắc” hãy liệt kê các kết quả của phép thử?
GV: Tập hợp các kết quả có thể xảy ra của phép thử được gọi là không gian mẫu của phép thử.
GV: Gọi một học sinh nhắc lại định nghĩa không gian mẫu. Ghi kí hiệu của không gian mẫu. Cho các em ghi bài vào vở.
GV: Lấy ví dụ: Gieo một con súc sắc có không gian mẫu là:
 1,2,,3,4,5,6
GV: Ví dụ: Hãy mô tả và tính số phần tử của không gian mẫu của phép thử.
 Gieo đồng xu liên tiếp hai lần.
Gieo một con súc sắc hai lần.
GV: Ví dụ: Gieo một đồng xu cân đối và đồng chất hai lần. Xác định không gian mẫu nếu: 
+ Kết quả hai lần gieo là như nhau.
+ Có ít nhất một lần xuất hiện mặt ngữa.
HS: Lắng nghe.
HS: Không.
HS: (Câu trả lời dự đoán) Phép thử ngẫu nhiên là phép thử mà ta không đoán trước được kết quả xảy ra của nó.
HS: Học sinh nhắc lại và ghi bài vào vở.
HS: Nhận phiếu học tập và trả lời.( có thể là trên giấy, trên bảng phụ hay trên sile)
HS: Các kết quả có thể xảy ra là: con súc sắc xuất hiện mặt 1 chấm, 2 chấm, 3 chấm, 4 chấm, 5 chấm hay 6 chấm.
HS: 1,2,,3,4,5,6
HS: Suy nghỉ và trả lời 
HS: Suy nghỉ và trả lời
+ 
+
Bài 4. PHÉP THỬ VÀ BIẾN CỐ
I. Phép thử, không gian mẫu.
1. Phép thử.
Phép thử ngẫu nhiên là phép thử mà ta không đoán trước được kết quả của nó, mặc dù đã biết tập hợp tất cả các kết quả có thể có của phép thử đó.
Kí hiệu: T
VD: Gieo một đồng xu gọi là một phép thử.
Rút một quân bài trong bộ bài Tú lơ khơ (52 con)
2. Không gian mẫu.
Tập hợp tất cả các kết quả có thể xảy ra của một phép thử đươc gọi là không gian mẫu của phép thử.
Kí hiệu: Không gian mẫu:
 ( đọc là ô- mê- ga)
Số phần tử của không gian mẫu: 
Hoạt động 2: Tìm hiểu về biến cố
17 phút
GV: Gieo một đồng xu hai lần. Phép thử này có không gian mẫu là 
GV: Gọi sự kiện A “Kết quả hai lần gieo là như nhau” có thể xảy ra khi phép thử được tiến hành.
Ta thấy việc xảy ra hay không xảy ra của sự kiện A tùy thuộc vào kết quả của phép thử .
Như vậy, sự kiện A xảy ra khi và chỉ khi kết quả của phép thử là SS, NN. Ta viết 
A = {SS, NN}.
Ta gọi A là một biến cố.
GV: Tương tự ta có biến cố B “ Có ít nhất một lần xuất hiện mặt ngữa” thì được viết như thế nào?
GV: Ngược lại khi cho tập C = {SS, SN} là biến cố được phát biểu lại như sau: “ Mặt sấp xuất hiên trong lần gieo đầu tiên”
GV: Các em có nhận xét gì về các phần tử của biến cố A, B, C so với không gian mẫu.
GV: Người ta thường dùng các chữ cai in hoa A, B,C,... để kí hiệu cho biến cố.
GV: Biến cố luôn xảy ra và không xảy ra khi ta thực hiện phép thử gieo đồng xu hai lần là biến cố nào?
GV: Đính chính và hình thành khái niệm biến cố chắc chắn và biến cố không thể. 
GV: Cho ví dụ thực hiện phép thử “Gieo đồng xu đồng chất ba lần”.
Tìm không gian mẫu của phép thử và biến cố A “ Mặt ngữa xuất hiện một lần” 
HS: Chú ý lắng nghe.
HS: B = {SN, NS, NN}
HS: Các phần tử của các biến cố A, B, C đều nằm trong không gian mẫu. Hay các biến cố A, B, C là một tập con của không gian mẫu.
HS: Biến cố luôn xảy ra là biến cố của không gian mẫu.
Biến cố không bao giờ xảy ra là biến cố không .
HS: Suy nghỉ và trả lời.
II. Biến cố.
Biến cố là một tập con của không gian mẫu.
Tập ∅ được gọi là biến cố không thể. Tập gọi là biến cố chắc chắn. 
Tổng kết và hướng dẫn học tập. (2 phút)
Tổng kết.
Học sinh cần nắm được: Cách xác định phép thử, cách cho một phép thử, không gian mẫu và xác định được không gian mẫu, biết cách tính số phần tử của không gian mẫu. Biết được cách xác định biến cố, biết thế nào là biến cố chắc chắn và biến cố không thể.
Hướng dẫn học tập. 
Xem lại bài cũ và làm bài tập trong sách giáo khoa trang 63,64.
Xem phần tiếp theo của bài “Phép thử và biến cố”
	........, ngày...tháng...năm 2017
DUYỆT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN	GIÁO SINH THỰC TẬP
PHIẾU HỌC TẬP
Chọn đáp án đúng ghi Đ sai ghi S 
Đúng
Sai
1)Mỗi phép thử ngẫu nhiên là một hành động mà
a) Có thể lập đi lập lại nhiều lần trong các điều kiện giống nhau.
b) Kết quả của nó có thể dự đoán trước được.
c)Không thể xác định được tập hợp tất cả các kết quả có thể xảy ra của phép thử đó.
d)Có thể xác định được tập hợp tất cả các kết quả có thể xảy ra của phép thử đó.
2)Phép thử được hiểu là một thí nghiệm, một phép đo hay một sự quan sát nào đó.
3) Không gian mẫu là một tập con của biến cố.
4) Biến cố luôn xảy ra khi thực hiện phép thử gọi là biến cố chắc chắn.

Tài liệu đính kèm:

  • docxChuong II 4 Phep thu va bien co_12242761.docx