Giáo án môn Toán 8 - Phép nhân các phân thức đại số

Tiết 33. PHÉP NHÂN CÁC PHÂN THỨC ĐẠI SỐ

I . MỤC TIÊU.

1.Kiến thức :

- Học sinh phát biểu được các quy tắc và tính chất của phép nhân các phân thức đại số, bước đầu vận dụng được giải một số bài tập trong sách giáo khoa.

2.Kỹ năng:

- Biết vận dụng quy tắc và tính chất của phép nhân các phân thức vào làm được các bài tập về phép nhân phân thức.

3.Thái độ:

- Nêu cao tinh thần hợp tác nhóm.

4. Năng lực:

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, thuật ngữ, hợp tác nhóm

- Năng lực tính toán và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.

- Năng lực thực hành và vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

- Năng lực tự học; năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề; năng lực giao tiếp và hợp tác.

 

docx 15 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1417Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Toán 8 - Phép nhân các phân thức đại số", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 04/12	
Ngày giảng: 8B: 11/12 	8C: 13/12
Tiết 33. PHÉP NHÂN CÁC PHÂN THỨC ĐẠI SỐ
I . MỤC TIÊU.
1.Kiến thức :
- Học sinh phát biểu được các quy tắc và tính chất của phép nhân các phân thức đại số, bước đầu vận dụng được giải một số bài tập trong sách giáo khoa.
2.Kỹ năng:
- Biết vận dụng quy tắc và tính chất của phép nhân các phân thức vào làm được các bài tập về phép nhân phân thức.
3.Thái độ:
- Nêu cao tinh thần hợp tác nhóm.
4. Năng lực:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, thuật ngữ, hợp tác nhóm
- Năng lực tính toán và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.
- Năng lực thực hành và vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
- Năng lực tự học; năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề; năng lực giao tiếp và hợp tác.
II . CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
 Giáo viên: bảng phụ ghi các quy tắc, tính chất, các đề bài tập.
 Học sinh: Ôn tập các kiến thức về phân thức.
III. PHƯƠNG PHÁP:
Dạy học tích cực theo định hướng phát triển năng lực người học.:
IV. BẢNG MÔ TẢ-HỆ THỐNG CÂU HỎI, BÀI TẬP:
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Phép nhân phân thức 
- Phát biểu được quy tắc nhân 2 phân thức.
- Thực hiện được phép nhân 2 phân thức.
- Thực hiện việc nhân nhiều phân thức đại số.
Tính chất của phép nhân phân thức
- Nêu được các tính chất của phép nhân các phân thức.
- Thực hiện được phép nhân 2 phân thức.
- Thực hiện việc nhân nhiều phân thức đại số.
- Vận dụng tính nhanh, rút gọn, tính giá trị biểu thức, chứng minh.
Mức độ nhận biết:
Câu 1. Phát biểu quy tắc nhân 2 phân thức?
Câu 2: Nêu các tính chất của phép nhân các phân thức?
Mức độ thông hiểu:  
Thực hiện phép tính:
19) 
21) 
23) 
18) 
20) 
3) Mức độ vận dụng thấp:
Thực hiện phép tính:
37) 
39) 
41) 
43) 
45) 
40) 
42) 
44) 
46) 
47) 
4) Mức độ vận dụng cao:
Câu 1: Tính:
a. 
b. 
c. 
d. 
e. 
f. 
g. 
h. 
Câu 2: Tìm biểu thức P biết:
a) 
V. TỔ CHỨC DẠY HỌC
1.Ổn định lớp: 8B: .....................................................
	 8C: .....................................................
2.Kiểm tra bài cũ: 
3. Tiến trình dạy học.
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Mục tiêu:
- Củng cố lại kiến thức về phép nhân các phân số, tính chất của phép nhân phân số.
- Đặt ra nghi vấn về cách thực hiện phép nhân các phân thức đại số và các tính chất của phép nhân các phân thức đại số.
2. Phương án tổ chức: Hoạt động cá nhân:
- Phát biểu quy tắc nhân hai phân số
- Phát biểu tính chất nhân hai phân số.
3. Sản phẩm của học sinh:
Phát biểu được quy tắc và tính chất.
Đặt ra nghi vấn về cách thực hiện phép nhân các phân thức đại số và các tính chất của phép nhân các phân thức đại số.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. PHÉP NHÂN CÁC PHÂN THỨC ĐẠI SỐ.
1. Mục tiêu: 
- Học sinh phát biểu được quy tắc nhân hai phân thức.
- Thực hiện làm được bài tập về nhân hai phân thức.
2. Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Đưa đề [?1] lên bảng phụ, yêu cầu hs đọc đề bài.
?1. Cho hai phân thức:
 Cũng làm như nhân hai phân số, hãy nhân tử với tử và mẫu với mẫu của hai phân thức này để được một phân thức.
Cho HS cá nhân thực hiện vào vở, 1 em lên bảng trình bày.
- Cho hs kiểm tra bài làm và nhận xét.
Giới thiệu: Việc thực hiện làm như trên là ta đã thực hiện phép nhân hai phân thức. Vậy muốn nhân hai phân thức ta làm như thế nào?
- Cho hs đọc lại quy tắc.
- Ghi công thức lên bảng và cho học sinh quan sát ví dụ trong Sgk 
Khi nhân phân thức với đa thức ta nhân tử với đa thức.
- Cho hs áp dụng làm bài tập ?2, ?3
 Làm tính nhân:
a) 
b) 
Nói qua điều lưu ý sau:
 = -
Theo dõi và đọc đề bài.
Thực hiện.
- Kiểm tra và nhận xét.
- Lắng nghe, trả lời.
- Đọc quy tắc.
- Ghi vở và theo dõi
- Thực hiện làm bài.
3. Kết luận:
Muốn nhân hai phân thức, ta nhân các tử thức với nhau, các mẫu thức với nhau:
AB.CD= A.CB.D
II. TÍNH CHẤT
1. Mục tiêu:
- Phát biểu được các tính chất của phép nhân phân thức.
- Vận dụng được tính chất vào tính nhanh các bài tập
2. Hình thức tổ chức: hoạt động cá nhân.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
? Phép nhân hai phân số có những tính chất nào ?
Tương tự như tính chất phép nhân hai phân số phép nhân hai phân thức cũng có các tính chất tương tự.
Cho hs thực hiện viết biểu thức, một vài em lên bảng viết biểu thức.
Cho Hs áp dụng làm bài tập ?4.
?4. Tính nhanh:
..
Nêu tính chất phép nhân phân số.
Thực hiện vào vở, lên bảng viết
Thực hiện.
3. Kết luận :
Phép nhân các phân thức có tính chất:
+ Giao hoán : AB.CD= CD.AB
+ Kết hợp : AB.CD.EF= AB.CD.EF
+ Phân phối đối với phép cộng :
AB.CD+ EF= AB.CD+ AB.EF
III. LUYỆN TẬP
1. Mục tiêu :
- Vận dụng quy tắc nhân hai phân thức vào làm bài tập.
- Vận dụng các tính chất của phép nhân phân thức vào làm các bài toán tính nhanh, tính hợp lý.
2. Hình thức tổ chức : Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Cho hs nêu lại quy tắc nhân hai phân thức, các tính chất của phép nhân hai phân thức.
2. Làm bài tập 38 sgk
Nêu quy tắc, tính chất
Hoạt động cá nhân làm bài 38
Hoạt động nhóm làm bài tập 39
3. Sản phẩm :
- Vở ghi trên lớp của học sinh.
- Bài tập trên bảng nhóm của học sinh.
IV. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, TÌM TÒI MỞ RỘNG.
1. Mục tiêu :
- Vận dụng được quy tắc vào làm tốt các bài tập về nhân hai phân thức, nhân ba phân thức hay nhiều phân thức.
- Vận dụng được tính chất nhân hai phân thức vào làm các bài tập nhanh chống và hợp lý.
2. Cách thức thực hiện : hs làm việc cá nhân ở nhà các bài tập 39, 40, 41 trong sgk
* RÚT KINH NGHIỆM.
......................................................................................................................................
NGÀY 09/12/2017
DUYỆT TIẾT 33
Lê Thị Mai
Ngày soạn: 05/12
Ngày giảng: 8C: 12/12	8D: 14/12
Tiết 34. PHÉP CHIA CÁC PHÂN THỨC ĐẠI SỐ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- HS biết được nghịch đảo của phân thức (với ¹ 0) là phân thức .
- HS vận dụng tốt quy tắc chia các phân thức đại số.
- HS vận dụng thứ tự thực hiện các phép tính khi có một dãy những phép chia và phép nhân.
2. Kỹ năng: 
- Có kỹ năng vận dụng tốt quy tắc phép chia phân thức vào làm bài toán cụ thể.
3. Thái độ:
- Linh hoạt, nhanh nhẹn, chính xác.
4. Năng lực:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, thuật ngữ, hợp tác nhóm
- Năng lực tính toán và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.
- Năng lực thực hành và vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
- Năng lực tự học; năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề; năng lực giao tiếp và hợp tác.
II . CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
 Giáo viên: bảng phụ ghi các quy tắc, tính chất, các đề bài tập.
 Học sinh: Ôn tập các kiến thức về nhân phân thức.
III. PHƯƠNG PHÁP:
Dạy học tích cực theo định hướng phát triển năng lực người học.:
IV. BẢNG MÔ TẢ-HỆ THỐNG CÂU HỎI, BÀI TẬP:
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Phân thức nghịch đảo
- Nêu được thế nào là 2 phân thức nghịch đảo.
- Tìm được phân thức nghịch đảo của 1 phân thức cho trước.
Phép chia các phân thức đại số
- Phát biểu được quy tắc chia 2 phân thức
- Thực hiện được phép chia 2 phân thức.
- Thực hiện việc chia nhiều phân thức đại số.
- Vận dụng phép chia phân thức trong 1 số dạng bài tập: Tính nhanh, rút gọn, tính giá trị biểu thức, chứng minh.
Mức độ nhận biết:
Câu 1: Thế nào là 2 phân thức nghịch đảo của nhau?
Câu 2: Phát biểu quy tắc chia 2 phân thức?
Mức độ thông hiểu:  
Thực hiện phép tính:
a. 
b. 
c. 
3) Mức độ vận dụng thấp:
Thực hiện phép tính:
a. 
b. 
c. 
d. 
e. 
f. 
g. 
h. 
4) Mức độ vận dụng cao:
Câu 1: Tính:
a. 
b. 
c. 
d. 
e. 
f. 
Câu 2: Tìm biểu thức Q, P biết:
a) 
c) 
b) 
Câu 3: Rút gọn biểu thức:
V. TỔ CHỨC DẠY HỌC
1.Ổn định lớp: 8B: .....................................................
	 8C: .....................................................
2.Kiểm tra bài cũ: 
3. Tiến trình dạy học.
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Mục tiêu:
- Củng cố lại kiến thức về phép nhân các phân thức, tính chất của phép nhân phân thức.
- Đặt ra nghi vấn về cách thực hiện phép chia các phân thức đại số.
2. Phương án tổ chức: Hoạt động cá nhân:
- Phát biểu quy tắc nhân hai phân thức
- Tính x3+ 5x-7 .x-7x3+ 5 
3. Sản phẩm của học sinh:
Phát biểu được quy tắc, thực hiện được phép nhân hai phân thức.
Đặt ra nghi vấn về cách thực hiện phép chia các phân thức đại số
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. PHÂN THỨC NGHỊCH ĐẢO.
1. Mục tiêu: 
- Học sinh phát biểu được định nghĩa về phân thức nghịch đảo.
- Thực hiện làm được bài tập về tìm phân thức nghịch đảo.
2. Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Yêu cầu HS đọc và làm ?1
? Có nhận xét gì về tích của hai phân thức trên?
Giới thiệu: Hai phân thức trên gọi là hai phân thức nghịch đảo của nhau. Vậy thế nào là hai phân thức nghịch đảo của nhau?
Định nghĩa sgk
Nêu tổng quát trang 53 SGK.
? Những phân thức nào có phân thức nghịch đảo?
(Gợi ý: Phân thức 0 có phân thức nghịch đảo không?)
Yêu cầu HS làm ?2
 ? Với điều kiện nào của x thì phân thức (3x +2) có phân thức nghịch đảo?
 Đọc đề bài và làm bài.
Trả lời
Trả lời
Đọc định nghĩa
Trả lời
Thực hiện.
Trả lời
3. Kết luận:
Hai phân thức được gọi là nghịch đảo của nhau nếu tích của chúng bằng 1
AB≠0 thì AB.BA=1.Nên: AB và BA là phân thức nghịch đảo của nhau.
II. PHÉP CHIA
1. Mục tiêu:
- Phát biểu được quy tắc chia phân thức.
- Vận dụng được quy tắc vào thực hiện phép chia phân thức đại số.
2. Hình thức tổ chức: hoạt động cá nhân.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
? Phát biểu quy tắc chia hai phân số?
Giới thiệu: Quy tắc chia phân thức tương tự như quy tắc chia phân số
GV yêu cầu hs đọc quy tắc chia phân thức trong sgk và ghi biểu thức: với 
Cho 2 học sinh phát biểu lại quy tắc.
Cho HS làm ?3.
Hướng dẫn: ? Theo đúng biểu thức tổng quát thì ta viết tiếp được như thế nào?
Cho HS hoạt động nhóm nửa lớp làm bài 42b, nửa lớp làm bài 43a trang 54 SGK.
Cho đại diện nhóm lên bảng trình bày. Các nhóm khác nhận xét chỉnh sửa.
Cho HS làm bài tập ?4 sgk
? Với bài toán này em sẽ thực hiện như thế nào?(Thứ tự thực hiện phép tính?)
Yêu cầu hs làm bài vào vở. Một hs lên bảng làm.
 Trả lời
Lắng nghe
Đọc quy tắc, ghi vở và theo dõi
Thực hiện làm bài.
Trả lời
Hoạt động nhóm làm bài.
Trình bày
Làm bài
Trả lời
3. Kết luận :
 với 
III. LUYỆN TẬP
1. Mục tiêu :
- Biết tìm phân thức nghịch đảo của phân thức.
- Vận dụng quy tắc nhân chia phân thức vào làm bài tập.
2. Hình thức tổ chức : Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Cho hs nêu lại quy tắc chia phân thức.
2. Làm bài tập 42, 43, 44sgk
Nêu quy tắc
Hoạt động cá nhân làm bài 42, 43 
Hoạt động nhóm làm bài tập 44
3. Sản phẩm :
- Vở ghi trên lớp của học sinh.
- Bài tập trên bảng nhóm của học sinh.
IV. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, TÌM TÒI MỞ RỘNG.
1. Mục tiêu :
- Vận dụng được quy tắc vào làm tốt các bài tập về chia hai phân thức, chia ba phân thức hay nhiều phân thức.
- Vận dụng linh hoạt được quy tắc vào làm các bài tập nhanh chóng và hợp lý.
2. Cách thức thực hiện : hs làm việc cá nhân ở nhà các bài tập 
Câu 1: Thực hiện phép tính:
a. 
b. 
c. 
d. 
e. 
f. 
g. 
h. 
Câu 2: Tính:
a. 
b. 
c. 
d. 
e. 
f. 
Câu 3: Tìm biểu thức Q, P biết:
a) 
c) 
b) 
Câu 4: Rút gọn biểu thức:
* RÚT KINH NGHIỆM.
......................................................................................................................................
NGÀY 09/12/2017
DUYỆT TIẾT 34
Lê Thị Mai
Ngày soạn: 29/12
Ngày giảng: 8B: 4/01	8C: 6/01	
Tiết 42: PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN VÀ CÁCH GIẢI
I. MỤC TIÊU.
1.Kiến thức:
- Phát biểu được định nghĩa phương trình bậc nhất một ẩn.
- Nhận biết được phương trình bậc nhất một ẩn.
- Phát biểu được quy tắc chuyển vế, quy tắc nhân và vận dụng được quy tắc để giải phương trình.
2.Kỹ năng:
- Thực hiện được giải phương trình bậc nhất một ẩn. 
3.Thái độ:
- Có thái độ hào hứng, hợp tác, ngnghiêm túc.
4. Năng lực:
- Phát triển năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực tính toán.
II. CHUẨN BỊ:
 Giáo viên: phiếu học tập, bảng phụ ghi các bài tập.
Bài 7 sgk, Bài tập ?1; ?2; ?3 sgk.
Học sinh: Bút dạ, bảng nhóm, các kiến thức trong bài mở đầu về phương trình.
III. PHƯƠNG PHÁP.
Dạy học tích cực theo định hướng phát triển năng lực người học.
IV. BẢNG MÔ TẢ - HỆ THỐNG CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC, PHẨM CHẤT CỦA HỌC SINH
Bảng mô tả:
 Cấp độ 
Tên 
chủ đề 
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Định nghĩa phương trình bậc nhất một ẩn
Nắm được định nghĩa phương trình bậc nhất một ẩn, 
nhận biết được phương trình bậc nhất một ẩn
Hai quy tăc biến đổi phương trình
Phát biểu được quy tắc chuyển vế, quy tắc nhân với một số. 
Biết sử dụng quy tắc chuyển vế và quy tắc nhân cả hai vế của một phương trình cùng với một số khác 0.
Vận dụng được hai quy tắc biến đổi pt để giải phương trình.
Cách giải pt bậc nhất một ẩn
Mô tả được các bước giải pt
Giải được các pt bậc nhất một ẩn.
Biết vận dụng vận dụng phương trình bậc nhất một ẩn vào giải các toán toán thực tế
Hệ thống câu hỏi:
* Nhận biết:
1: Thế nào là phương trình bậc nhất một ẩn.
2. Bài 7 sgk
* Thông hiểu:
Bài tập ?1; ?2; ?3 sgk.
* Vận dụng thấp: 
Bài tập 8, 9 sgk
* Vận dụng cao:
1: Tìm m để phương trình 2x+m=x-1 có nghiệm x=-2
2: Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài hơn chiều rộng 10. Tính chiều rộng của mảnh vườn đó. Biết chu vi mảnh vườn là 100m.
V. TỔ CHỨC DẠY HỌC
 1.Ổn định tổ chức: 
8B: .....................................
	8C: .......................................
 2.Kiểm tra bài cũ: 
 - Phát biểu khái niệm phương trình, định nghĩa hai phương trình tương đương?
 - Hai phương trình sau có tương đương với nhau hay không ?
x - 2 = 0 và 4x - 8 = 0
3. Tiến trình dạy học
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG.
1. Mục tiêu:
Khơi dậy tính tò mò, ham học hỏi cái mới và gây hứng thú cho học sinh.
2. Phương án tổ chức: 
Cho hai phương trình sau 3x + 6 = 0 và 3x2 + 6 = 0. Em thấy hai pt có gì khác nhau?
3. Sản phẩm của học sinh:
Nhận thấy được sự khác nhau của hai pt trên. Nhận xét được về bậc của mỗi pt. Đật ra nghi vấn về tên gọi của pt có liên quan tới bậc của pt hay không.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
I. Định nghĩa pt bậc nhất một ẩn.
1. Mục tiêu: 
- Phát biểu được định nghĩa phương trình bậc nhất một ẩn.
- Nhận biết được phương trình bậc nhất một ẩn.
2. Hình thức tổ chức: cá nhân
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
? Căn cứ vào phương trình như đã nêu, em nào có thể hình dung được phương trình bậc nhất một ẩn là như thế nào?
- Chốt lại và lấy ví dụ minh hoạ.
- Cho hs làm nhanh bài tập 7 sgk chú ý cho hs giải thích rõ vì sao là pt bậc nhất 1 ẩn, vì sao không là pt bậc nhất 1 ẩn.
- Trả lời
- Theo dõi
- Làm bài
3. Kết luận:
Phương trình dạng ax + b = 0 với a, b là hai số đã cho và a ≠ 0, được gọi là phương trình bậc nhất một ẩn.
II. Hai quy tắc biến đổi pt
1. Mục tiêu:
- Phát biểu được quy tắc chuyển vế, quy tắc nhân và vận dụng được quy tắc để giải phương trình.
2. Hình thức tổ chức: cá nhân, nhóm
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
? Em nào còn nhớ quy tắc chuyển vế trong một đẳng thức số?
? Đối với phương trình ta cũng làm tương tự, vậy em nào có thể nêu được quy tắc chuyển vế của phương trình?
- Cho hs áp dụng quy tắc chuyển vế làm bài tập ?1 sgk
- Nhận xét và chốt lại quy tắc chuyển vế.
? Hãy phát biểu quy tắc nhân hai vế với cùng một số trong đẳng thức số ?
- Tương tự hãy phát biểu quy tắc nhân với một số vào hai vế của phương trình. - Cho hs vận dụng làm ?2.
- Nhận xét và chốt lại quy tắc.
- Trả lời
- Trả lời.
- Hoạt động theo nhóm và làm bài tập trên .
- Lắng nghe, ghi vở
- Trả lời
- Trả lời.
- Làm tại chỗ và nêu cách làm.
- Lắng nghe, ghi vở
3. Kết luận:
a. Quy tắc chuyển vế:
Trong một phương trình, ta có thể chuyển một hạng tử từ vế này sang vế kia và đổi dấu hạng tử đó.
b. Quy tắc nhân với một số:
Trong một phương trình, ta có thể nhân cả hai vế với cùng một số khác 0.
Trong một phương trình, ta có thể chia cả hai vế với cùng một số khác 0.
III. Cách giải phương trình bậc nhất một ẩn.
1. Mục tiêu:
- Thực hiện được giải phương trình bậc nhất một ẩn. 
2. Hình thức tổ chức: cá nhân, nhóm.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Giới thiệu: Từ một phương trình, dùng quy tắc chuyển vế hay quy tắc nhân, ta luôn nhận được một phương trình mới tương đương với phương trình đã cho.
- Cho HS nghiên cứu ví dụ 1 trong sgk và cho biết phương pháp để giải một phương trình bậc nhất một ẩn?
- Giới thiệu cách trình bày ngắn gọn như trong ví dụ 2 sgk.
? Qua hai ví dụ trên em có nhận xét gì về số nghiệm của phương trình bậc nhất một ẩn?
- Cho hs vận dụng làm bài tập ?3 sgk.
- Lắng nghe
- Nghiên cứu, trả lời.
- Theo dõi
- Nhận xét.
- Hoạt động nhóm làm bài.
3. Kết luận:
* Phương pháp giải:
- Sử dụng hai quy tắc biến đổi phương trình để giải pt
- Kết luận nghiệm của pt
* Phương trình ax + b = 0(a ¹ 0 ) luôn có nghiệm duy nhất x = -
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP:
1. Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức về giải phương trình bậc nhất một ẩn.
2. Hình thức tổ chức: cá nhân, nhóm
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Cho HS nhắc lại định nghĩa phương trình bậc nhất một ẩn, các quy tắc biến đổi phương trình và cách giải phương trình bậc nhất một ẩn?
Cho hs cá nhân làm bài tập 8 ý b, c sgk
Cho hs làm bài tập nhóm làm bài tập 9 sgk
- Nêu lại các nội dung tong bài.
- Cá nhân làm bài
- Hoạt động nhóm làm bài
3. Kết quả:
Bài 8:
b, 2x + x + 12 = 0 3x = -12 x = -4
Vậy tập nghiệm của pt là S = {-4}
c, x – 5 = 3 – x x + x = 3 + 5 2x = 8 x = 4
Vậy nghiệm của pt là x = 4
Bài 9 
a, 3x – 11 = 0 ó 3x = 11 ó x = 11/3 ó x ≈ 3,67
Vậy nghiệm của pt là x ≈ 3,67
b, 12 + 7x = 0 ó 7x = -12 ó x = -12/7 ó x ≈ -1,71
Vậy nghiệm của pt là x ≈ -1,71
c, 10 – 4x = 2x – 3 ó -4x – 2x = -3 – 10 ó -6x = -13 ó x = 13/6 ó x ≈ 2,17
Vậy nghiệm của pt là x ≈ 2,17
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, TÌM TÒI MỞ RỘNG
1. Mục tiêu: 
- Củng cố kiến thức về giải phương trình bậc nhất một ẩn, vận dụng kiến thức vào bài tập thực tế.
2. cách thức thực hiện: Cho hs về nhà làm các bài tập sau: 
a: Tìm m để phương trình 2x + m = x - 1 có nghiệm x = -2
b: Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài hơn chiều rộng 10. Tính chiều rộng của mảnh vườn đó. Biết chu vi mảnh vườn là 100m.
3. Kết quả:
- Bài làm của hs trong vở bài tập.
* RÚT KINH NGHIỆM
.....................................................................................................................................
NGÀY 30/12/2017
DUYỆT TIẾT 42
Lê Thị Mai

Tài liệu đính kèm:

  • docxChuong II 7 Phep nhan cac phan thuc dai so_12277397.docx