Giáo án môn Toán 8 - Tiết 46: Luyện tập

TIẾT 46 – LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU

1) Kiến thức:

Hoạt động 1: HS nêu được dạng của phương trình tích và cách giải. Áp dụng giải được một phương trình tích đúng dạng.

Hoạt động 2: HS biến đổi một phương trình đã cho thành phương trình tích bằng cách phân tích đa thức ở vế trái thành nhân tử.

Hoạt động 3: HS nhớ được khi chuyển vế một hạng tử thì phải đổi dấu hạng tử đó; cách giải phương trình đưa về PT tích khi cả hai vế đều có hạng tử (khác 0).

2) Kỹ năng:

Hoạt động 1: Giải thành thạo phương trình tích theo các bước.

Hoạt động 2: Giải đúng các bước của phương trình đưa về PT tích bằng cách phân tích đa thức ở vế trái thành nhân tử.

Hoạt động 3: Giải đúng các bước của phương trình đưa về PT tích bằng cách chuyển các hạng tử ở vế phải về vế trái, sau đó phân tích đa thức ở vế trái thành nhân tử.

3) Thái độ: Tuân thủ các quy định trong giờ học, hợp tác tích cự trong các hoạt động học tập. Ham mê và hăng say trong học tập. Tự hào và yêu thích bộ môn.

II. CHUẨN BỊ

a. GV: Th¬ước. Kế hoạch dạy học, hệ thống bài tập.

b. HS : Th¬ước, làm bài tập về nhà.

 

doc 3 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 981Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Toán 8 - Tiết 46: Luyện tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19/01/2018	 Ngày giảng: 24/01/2018 Tuần: 22
Sĩ số: 8B: ........................... 8C: ............................ 8E:....................................
TIẾT 46 – LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU 
1) Kiến thức: 
Hoạt động 1: HS nêu được dạng của phương trình tích và cách giải. Áp dụng giải được một phương trình tích đúng dạng.
Hoạt động 2: HS biến đổi một phương trình đã cho thành phương trình tích bằng cách phân tích đa thức ở vế trái thành nhân tử.
Hoạt động 3: HS nhớ được khi chuyển vế một hạng tử thì phải đổi dấu hạng tử đó; cách giải phương trình đưa về PT tích khi cả hai vế đều có hạng tử (khác 0).
2) Kỹ năng: 
Hoạt động 1: Giải thành thạo phương trình tích theo các bước.
Hoạt động 2: Giải đúng các bước của phương trình đưa về PT tích bằng cách phân tích đa thức ở vế trái thành nhân tử.
Hoạt động 3: Giải đúng các bước của phương trình đưa về PT tích bằng cách chuyển các hạng tử ở vế phải về vế trái, sau đó phân tích đa thức ở vế trái thành nhân tử.
3) Thái độ: Tuân thủ các quy định trong giờ học, hợp tác tích cự trong các hoạt động học tập. Ham mê và hăng say trong học tập. Tự hào và yêu thích bộ môn.
II. CHUẨN BỊ 
a. GV: Thước. Kế hoạch dạy học, hệ thống bài tập.
b. HS : Thước, làm bài tập về nhà.
III. KẾ HOẠCH DẠY HỌC.
Kiểm tra bài cũ: Kết hợp kiểm tra trong giờ luyện tập.
 2) Hoạt động dạy học
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: (9’) Hoạt động cá nhân – Thời gian 5 phút
+ GV phát phiếu học tập cho các nhóm
Nội dung phiếu như sau:
1/ Điền vào chỗ trống:
A(x).B(x) = 0 ... hoặc ...
2/ Giải phương trình sau:
(x – 3)(2x + 6) = 0.
+ Gọi 1 hs đọc yêu cầu trong phiếu học tập
+ Giao thời gian làm bài cho học sinh
+ Quan sát HS làm bài, trợ giúp khi cần thiết, đặc biệt cần quan sát thao tác chuyển vế các hạng tử -3 và 6 xem học sinh có đổi dấu không. Nếu học sinh gặp khó khăn thì dừng lại hướng dẫn cả lớp rồi làm tiếp.
+ Mời 1 hs làm bảng
+ Mời HS nhận xét, bổ sung
+ Yêu cầu HS đổi bài cho các bạn trong cặp kiểm tra bài làm và cho điểm.
+ GV thu phiếu học tập và nhận xét hoạt động 1 về ý thức và kết quả.
+ Nhóm trưởng lên nhận phiếu học tập
+ Phát phiếu học tập cho các thành viên trong nhóm
+ Hoạt động cá nhân, thời gian 5 phút
+ Một HS lên bảng trình bày
Kết quả: 
1/ Điền vào chỗ trống:
A(x).B(x) = 0 A(x) = 0 hoặc B(x) = 0
2/ Giải phương trình :
Ta có (x – 3)(2x + 6) = 0
 x – 3 = 0 hoặc 2x + 6 = 0
+) x – 3 = 0 x = 3
+) 2x + 6 = 0 2x = - 6 x = -3.
Vậy tập nghiệm của phương trình là:
 S = {-3; 3}
+ Các học sinh khác nhận xét.
+ HS kiểm tra chéo kết quả của nhau và chấm điểm cho nhau.
Hoạt động 2: (13’) Hoạt động cặp đôi – Thời gian 8 phút.
+ GV giao bài tập cho học sinh:
Nội dung như sau:
Giải phương trình sau: 
x(2x – 7) + 2x – 7 = 0.
+ Giao thời gian, hình thức làm bài cho học sinh
+ GV quan sát các HS làm bài cá nhân, sau đó hoạt động cặp đôi. Trợ giúp khi cần thiết.
+ Mời đại diện 1 cặp trình bày bài làm
+ Mời các cặp khác nhận xét, bổ sung
+ Yêu cầu các nhóm tự đối chiếu kết quả và rút ra kết luận về bài làm của cặp mình.
+ Hoạt động cá nhân, thời gian 4 phút – Hoạt động cặp đôi, thời gian 4 phút.
+ Một HS lên bảng trình bày
Kết quả: 
Giải phương trình :
Ta có x(2x – 7) + 2x – 7 = 0.
 x(2x – 7) + (2x – 7) = 0.
 (2x – 7)(x + 1) = 0
 2x – 7 = 0 hoặc x + 1 = 0
+) 2x – 7 = 0 2x = 7 x = 3,5
+) x + 1 = 0 x = -1.
Vậy tập nghiệm của phương trình là:
 S = {-1; 3,5}
+ Các cặp khác nhận xét, bổ sung
+ HS trong cặp tự kiểm tra kết quả và ghi vở.
Hoạt động 3: (18’) Hoạt động nhóm – Thời gian 12 phút.
GV cho HS quan sát đề bài trên bảng phụ, nội dung như sau:
Bạn An giải phương trình x2 – x = -3x + 3 như sau:
Ta có: x2 – x = -3x + 3 
 x2 – x – 3x + 3 = 0
 (x2 – x) – (3x – 3) = 0
 x(x – 1) – 3(x – 1) = 0
 (x – 1)(x – 3) = 0
 x – 1 = 0 hoặc x – 3 = 0
x – 1 = 0 x = 1
x – 3 = 0 x = 3
Vậy tập nghiệm của phương trình đã cho là 
S = {1; 3}.
Em hãy chỉ ra lỗi sai trong lời giải của bạn An, sau đó giải lại phương trình trên. 
+ GV yêu cầu HS hoạt động nhóm, thời gian 15 phút bài tập trên.
+ GV quan sát các HS, các nhóm hoạt động, trợ giúp khi cần thiết. Nếu nhóm nào có nhiều bạn làm tốt có thể cử HS nhóm đó sang trợ giúp các nhóm còn lại.
+ Hết thời gian, GV mời đại diện 1 nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ GV nhận xét hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, nhận xét kết quả bài toán.
+ HS quan sát đề bài
+ HS hoạt động cá nhân – thời gian 6 phút
HS hoạt động nhóm – thời gian 6 phút.
+ Hết thời gian, đại diện 1 nhóm lên báo cáo kết quả hoạt động nhóm.
+ Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
+ HS truyền tải nội dung vào vở.
3) Hướng dẫn học ở nhà (5 phút)
GV giao nhiệm vụ về nhà và hướng dẫn HS làm bài tập:
+ BTVN: Bài 23c, d; Bài 24c (SGK trang 17).
+ Hướng dẫn:
Bài 23c, d: Đưa phương trình đã cho về phương trình tích bằng cách chuyển các hạng tử ở vế phải về vế trái, sau đó phân tích đa thức ở vế trái thành nhân tử.
Bài 24c: Chuyển hạng tử ở vế phải về vế trái, hãy chú ý 4x2 + 4x + 1 = (2x + 1)2, từ đó áp dụng HĐT để phân tích vế trái thành nhân tử cho hợp lí.
4. Đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docChuong III 4 Phuong trinh tich_12268647.doc