Tiết 4+5: §3 NHỮNG HẰNG ĐẲNG THỨC ĐÁNG NHỚ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Nhớ được các hằng đẳng thức: Bình phương của một tổng , bình phương của một hiệu, hiệu của hai bình phương.
2. Kĩ năng : Áp dụng được các hằng đẳng thức trên để tính nhẩm, tính toán hợp lí và giải toán.
3. Thái độ: Cẩn thận trung thực, có thái độ đúng dắn với bộ môn học
4. Các năng lực cần đạt:
- Năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực tính toán.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên : Phiếu học tập, bảng phụ
2. Học sinh: Ôn lại nhân đa thức với đa thức
III. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH
Ngày dạy: 31/8/9/2017. Dạy lớp 8B
Ngày dạy: 06/9/2017. Dạy lớp 8A+8D2
Ngày soạn: 23/8/2017 Tiết 4+5: §3 NHỮNG HẰNG ĐẲNG THỨC ĐÁNG NHỚ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Nhớ được các hằng đẳng thức: Bình phương của một tổng , bình phương của một hiệu, hiệu của hai bình phương. 2. Kĩ năng : Áp dụng được các hằng đẳng thức trên để tính nhẩm, tính toán hợp lí và giải toán. 3. Thái độ: Cẩn thận trung thực, có thái độ đúng dắn với bộ môn học 4. Các năng lực cần đạt: - Năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực tính toán. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên : Phiếu học tập, bảng phụ 2. Học sinh: Ôn lại nhân đa thức với đa thức III. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH Ngày dạy: 31/8/9/2017. Dạy lớp 8B Ngày dạy: 06/9/2017. Dạy lớp 8A+8D2 Tiết 4 1. Các hoạt động đầu giờ (7’) * Mục tiêu: Kiểm bài cũ *Câu hỏi : - Phát biểu quy tắc nhân đa thức với đa thức ? - Áp dụng nhân hai đa thức sau (a+b) (a+b) ? * Đáp án : - Phát biểu quy tắc ( Sgk – tr9) - Kết quả (a+b) (a+b) = a2+2ab+b2 * Đặt vấn đề vào bài mới: Tiết trước chúng ta đã học nhân đa thức với đa thức tiết này chúng ta học làm quen với một số hằng đẳng thức đáng nhớ. 2. Nội dung bài học: A.B: Hoạt động khởi động và hình thành kiến thức. * Mục tiêu: HS biết được các hằng đẳng thức đáng nhớ: bình phương của một tổng, bình phương của một hiệu, hiệu hai bình phương. Áp dụng các hằng đẳng thức tính nhanh những biểu thức đơn giản. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: 1. Bình phương của một tổng (15’) Gv yêu cầu HS hoạt động nhóm thảo luận làm phần a) GV: quan sát hỗ trợ các nhóm thảo luận bài GV qua phần a) các em có nhận xét về (a+b) (a+b) và a2+ab+ab+b2 ? GV: Mà (a+b) (a+b) = (a+b)2 hay (a+b)2 = a2+ab+ab+b2 đó chính là hằng đẳng thức tổng của hai bình phương. GV: Cho HS hoạt động cá nhân nội dung phần b) cho HS phát biểu được hằng dẳng thức bình phương của một tổng. GV hướng dẫn HS thực hiện bài mẫu trong sách hướng dẫn: (a+3)2=a2+2.a.b+32=a2+6a+9 GV: Yêu cầu HS Hoạt động cặp đôi làm các bài tập áp dụng. a) Thực hiện các hoạt động : HS hoạt động nhóm thảo luận Kết quả HS cần đạt được: . Với a, b là hai số bất kì: (a+b) (a+b) = a2+2ab+b2 . với a >0, b >0 Cách 1: S= a2+ab+ab+b2 Cách 2: S=(a+b) (a+b) Hs: (a+b) (a+b) = a2+ab+ab+b2 b) Bình phương của một tổng HS hoạt động cá nhân. Hằng đẳng thức bình phương của một tổng: Với A và B là các biểu thức tùy ý, ta có: (A+B)=A2+2AB+B2 c) thực hiện các hoạt động sau HS làm theo GV HS: hoạt động cá nhân tính: (2a+1)2 =(2a)2+2.2a.b+12=4a2+4a+1 . x2 + 4x + 4 = x2 + 2.x.2 = (x + 2)2 . 4012 =(400 + 1)2 = 4002 + 2.400.1 + 12 = 160 000 + 800 + 1 =160 801 Hoạt động 2: 2. Bình phương của một hiệu (12’) Gv Yêu cầu HS hoạt động nhóm thực hiện hoạt động a) GV qua phần a ta có thể viết (a - b)2 bằng biểu thức nào? HS : (a - b)2 = a2 - 2ab + b2 GV từ câu trả lời của HS khái quát nêu ra hằng đẳng thức bình phương của một hiệu. GV: Cho Hs đọc nội dung trong sách giáo khoa. Chốt lại kiến thức. HS đọc bài. GV cho HS hoạt động cặp đôi thực hiện c) theo mẫu. HS hoạt động cặp đôi HS hoạt động nhóm Cách 1: (a - b)2 = [a + (-b)]2 = a2 + 2.a.(-b) + b2 = a2 - 2ab + b2 Cách 2 (a - b)(a - b) = a.a + a(-b)+(-b).a + (-b)(-b) = a2 - 2ab + b2 b. Bình phương của một hiệu: Với A và B là các biểu thức tùy ý, ta có: (A – B)2 = A2 – 2AB + B2 c) Hoạt động 3: 3. Hiệu hai bình phương (10’) GV: Yêu cầu HS làm nội dung phần a) HS làm phần a. Từ kết quả phần a) GV cho Hs đọc nội dung b) ? Qua đọc bài em biết thêm được hằng đẳng thức nào? ? Áp dụng các em hãy làm phần c) a) b) HS đọc bài. Hằng đẳng thức Hiệu hai bình phương. A2 – B2 = (A – B)(A + B) Hs làm phần c) 77.83= (80-3)(80+3) = 802 – 32 =6400- 9 = 6391 3. Hướng dẫn tự học ở nhà(1’) - học lại lí thuyết -làm các bài tập Ngày dạy: 04/9/2017. Dạy lớp 8B Ngày dạy: 08/9/2017. Dạy lớp 8A+8D2 Tiết 5. 1. Các hoạt động đầu giờ.(5’) * Kiểm tra bài cũ: phát biểu được các hằng đẳng thức bình phương của một tổng, bình phương của một hiệu, hiệu hai bình phuong bằng lời. viết dạng tổng quát của hai hằng đẳng thức đó. Trả lời: phát biểu và viết dạng tổng quát GV cho HS nhận xét. Cho điểm HS. * Đặt vấn đề: Để củng cố lại các hằng đẳng thức đã học hôm nay chúng ta cùng luyện tập giải các bài tập về ba hằng đẳng thức đã học ở tiết trước. 2. Nội dung bài học: C. Hoạt động luyện tập(39’) Mục tiêu: Hs củng cố lại các hằng đẳng thức đã học, vận dụng thành thạo các hằng đẳng thức đã học vào giải bài tập. GV cho HS hoạt động cá nhân làm bài tập phần luyện tập sau đó gọi các cá nhân lên bảng trình bày HS làm bài tập. Kết quả HS cần đạt. 2. Tính: a) b) c) 3. a) 4x2 + 4x y+ y2 = (2x + y)2 b) 9m2 + n2 – 6mn = (3m - n)2 c) 16a2+25b2 +40ab = (4a+5b)2 d) 4. a) x2 + 6xy + 9y2 =(x + 3y)2 b) (a – 2b2)2 = a2 – 4ab2 + 4b2 5. Tính nhanh. a) 3012 = (300+1)2=3002 +2.300.1+1 = 90000+ 600 +1 = 90601 b)4992 = ( 500 – 1 )2 = 5002 – 2.500 + 12 = 250 000 – 1000 + 1 = 249 001 c) 68.72= (70-2)(70+2) = 702 – 22 =4900- 4= 4896 GV giao bài tập 6 về nhà cho HS hoạt động. 3. Hướng dẫn học sinh tự học (1’) - Học thuộc các hằng đẳng thức đã học - Làm bài tập 6 phần C. Hoạt động Luyện tập. HS lớp 8D2 làm thêm bài tập phần D.E - Đọc trước bài những hằng đẳng thức đáng nhớ tiếp.
Tài liệu đính kèm: