Giáo án môn Toán học 8 - Tiết 15, 16

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức: HS hiểu và thực hiện được phép chia đơn thức cho đơn thức.

2. Kĩ năng: Vận dụng được quy tắc chia đơn thức cho đơn thức

3. Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.

II. CHUẨN BỊ :

- GV : Bài soạn, SGK, thước, phấn màu.

- HS : Ôn chia hai luỹ thừa cùng cơ số, làm các bài tập về nhà.

- Phương pháp : Nêu vấn đề, đàm thoại

III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :

1. ổn định lớp

 

doc 6 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 732Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Toán học 8 - Tiết 15, 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: /10/2014
Ngày dạy: /10/2014
Tiết 15	 CHIA ĐƠN THỨC CHO ĐƠN THỨC
I. MỤC TIÊU : 
1. Kiến thức: HS hiểu và thực hiện được phép chia đơn thức cho đơn thức.
2. Kĩ năng: Vận dụng được quy tắc chia đơn thức cho đơn thức
3. Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác. 
II. CHUẨN BỊ :
- GV : Bài soạn, SGK, thước, phấn màu.
- HS : Ôn chia hai luỹ thừa cùng cơ số, làm các bài tập về nhà. 
- Phương pháp : Nêu vấn đề, đàm thoại
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC : 
ổn định lớp
 Bài dạy
NỘI DUNG 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ.
Phân tích các đa thức sau thành nhân tử : 
x4 – 2x3y + x2y2 
x3y2 – x2y3 – x + y 
x2 + 5x + 4 
Gọi 3 HS lên bảng làm
- Cả lớp cùng làm
- Kiểm tra vở bài tập vài em
- Cho HS khác nhận xét
- GV đánh giá, cho điểm 
- GV chốt lại nói các cách làm khác nhau của câu c 
- HS đọc đề bài
- 3 HS lên bảng làm
a) x4 – 2x3y + x2y2 
= x2 (x2 – 2xy + y2 )
= x2 (x-y)2
b) x3y2 – x2y3 – x + y 
= x2y2(x – y) – (x – y)
= (x – y)(x2y2 – 1)
c) x2 + 5x + 4 
= x2 + 4x + x + 4
= x(x + 4) + ( x+ 4)
= (x+4) (x + 1)
- Nhận xét bài làm ở bảng 
Hoạt động 2 : Giới thiệu bài mới.
§11. CHIA ĐƠN THỨC CHO ĐƠN THỨC
- Khi nhân đơn thức cho đơn thức ta làm như thế nào ?
- Vậy khi chia đơn thức với đơn thức có giống như vậy không, để biết được điều đó ta vào bài học hôm nay
- Ta nhân hệ số với hệ số, biến với biến
- HS ghi bài vào vở 
Hoạt động 3: Tìm qui tắc 
Q = A : B (B0)
A : Đa thức bị chia
B : Đa thức chia
Q : Đa thức thương
1. Qui tắc : 
Với mọi x ¹ 0, m,n Î N, m³ n 
thì : 
 xm : xn = xm-n nếu m > n 
 xm : xn = 1 nếu m = n 
?1 
x3 : x2 = x
15x7 : 3x2 = 5x5 
20x5 : 12x = 5/3x4 
?2 
15x2y2 : 5xy2 = 3x 
12x3y : 9x2 = 4/3xy 
 Nhận xét : (trang 26 SGK)
 Qui tắc : (trang 26 SGK)
- Nhắc lại định nghĩa về một số nguyên a chia hết cho một số nguyên b? 
- Trong phép chia đa thức cho đa thức, ta cũng có định nghĩa tương tự. Em nào có thể nêu được ? 
- GV chốt lại: (như sgk)  
- Nhắc lại qui tắc và công thức của phép chia hai luỹ thừa cùng cơ số 
- Cho HS làm ?1
- Gọi 3 HS lên bảng làm
- Cho HS khác nhận xét kết quả 
- GV chốt lại cách làm 
- Cho HS làm ?2
- Gọi 2 HS lên bảng làm
- Cho HS khác nhận xét kết quả
- Khi nào đơn thức A chia hết cho đơn thức B? 
- Muốn chia đơn thức A chia đơn thức B ta làm như thế nào ?
- Số nguyên a chia hết cho số nguyên b ¹ 0 nếu có số nguyên q sao cho a = b. q 
- Cho hai đa thức A và B (B¹ 0). Đa thức A chia hết cho đa thức B nếu có đa thức Q sao cho A= B.Q
- HS nhắc lại  
- HS nhắc qui tắc và công thức
xm : xn = xm – n 
- HS thực hiện ?1 
x3 : x2 = x
15x7 : 3x2 = 5x5 
20x5 : 12x = 5/3x4 
- HS nhận xét
- HS thực hiện ?2 
a) 15x2y2 : 5xy2 = 3x 
b) 12x3y : 9x2 = 4/3xy
- HS nhận xét
- HS đọc nhận xét ở sgk 
- HS nêu qui tắc
Hoạt động 4 : Áp dụng.
2. Áp dụng :
?3 
a) 15x3y5z : 5x2y3 = 3xy2z 
b)12x4y2 :(-9xy2) = - 4/3x3
Thay x = -3, y= 1,005, ta được :
P = -4/3(-3)3 = -4/3.(-27)
 = 36
- Cho HS làm ?3
- Gọi 2 HS lên bảng làm
- Cho HS khác nhận xét kết quả.
- GV hoàn chỉnh bài làm
- HS thực hiện ?3
a) 15x3y5z : 5x2y3 = 3xy2z 
b)12x4y2 : (-9xy2) 
 = - x3
Thay x = -3, y= 1,005, ta được :
P = - (-3)3 = .(-27) 
 = 36
- HS khác nhận xét
Hoạt động 5 : Củng cố 
Bài 59 trang 26 SGK
a) 53 : (-5)2
b) 
c) 
Bài 60 trang 27 SGK
a) 
b)
c)
Bài 59 trang 26 SGK
- Gọi 3 HS lên bảng làm, Cả lớp cùng làm vào tập 
- Cho HS khác nhận xét
Bài 60 trang 27 SGK
- Gọi 3 HS lên bảng làm . Cả lớp cùng làm vào tập
- Cho HS khác nhận xét
- HS lên bảng làm
a) 53 : (-5)2 = - 5
b) = 
c) 
- HS khác nhận xét
- HS lên bảng làm
a)
b)
c) 
- HS khác nhận xét. 
* Hướng dẫn về nhà
Bài 61 trang 27 SGK
* Làm tương tự bài 60
Bài 62 trang 27 SGK
* Làm tương tự bài ?3b
- Về xem lại cách chia đơn thức cho đơn thức để tiết sau học bài 
“§11. CHIA ĐA THỨC CHO ĐƠN THỨC”
Ngày soạn: 12/10/2014
Ngày dạy; 13/10/2014
Tiết 16.	 §11. CHIA ĐA THỨC CHO ĐƠN THỨC
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: HS hiểu và nắm được quy tắc chia đa thức cho đa thức.
2. Kĩ năng: Vận dụng thành thạo quy tắc chia
3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, quan sát, tư duy.
II. CHUẨN BỊ : 
- GV : Bài soạn, SGK, bảng phụ, thước 
- HS : Ôn phép chia đơn thức cho đơn thức, làm bài ở nhà.
- Phương pháp : Qui nạp, nêu vấn đề
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :
NỘI DUNG 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ 
1/ Phát biểu quy tắc chia một đơn thức A cho đơn thức B (trường hợp A chia hết cho B) 
2/ Tính: 
x5 : (-x)3 
b) 4x3y2 : 2x2y 
 - Gọi HS lên bảng 
- Cả lớp làm vào vở bài tập 
- Kiểm tra bài tập về nhà của HS 
- Cho HS nhận xét câu trả lời 
- GV đánh giá cho điểm 
- Một HS lên bảng trả lời và làm bài
1/ Phát biểu qui tắc trang 26 SGK
2/ Tính :
a) x5 : (-x)3 = (-x)2 
b) 4x3y2 : 2x2y = 2xy 
- HS nhận xét
- HS tự sửa sai (nếu có) 
Hoạt động 2 : Giới thiệu bài mới 
§11. CHIA ĐA THỨC CHO ĐƠN THỨC
- Ở tiết trước các em đã biết chia đơn thức cho đơn thức. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu cách chia đa thức cho đơn thức
- HS chú ý nghe 
Hoạt động 3 : Qui tắc 
1. Qui tắc : 
?1
Qui tắc : trang 27 SGK
Ví du : Thực hiện phép tính 
(30x4y3–25x2y3–3x4y4): 5x2y3 
= (30x4y3 : 5x2y3) - (25x2y3 : 5x2y3) -(3x4y4: 5x2y3)
= 6x2 – 5 – 3/5x2y
- Cho HS làm ?1
- Ghi bảng các ví dụ của HS 
- Cho cả lớp nhận xét 
- Đa thức tìm được là thương của phép chia của đa thức  cho đơn thức 3xy2. 
- Vậy muốn chia một đa thức A cho một đơn thức B ta làm như thế nào? 
- Hoàn chỉnh qui tắc 
- Ghi bảng ví dụ cho HS làm
Thực hiện phép tính 
(30x4y3 – 25x2y3 –3x4y4): 5x2y3 
- Lưu ý cho HS: có thể tính nhẩm 
- Thực hiện ?1 theo yêu cầu của GV
- HS1 đưa ra một vd
- HS2 đưa ra một vd
- Cả lớp nhận xét về các ví dụ của bạn: tính chia hết, kết quả của các phép chia, tổng thu được 
- Phát biểu cách tìm => qui tắc 
- HS nhắc lại 
- Một HS lên bảng thực hiện 
(30x4y3 – 25x2y3 –3x4y4): 5x2y3 
= (30x4y3 : 5x2y3) - (25x2y3 : 5x2y3) -(3x4y4: 5x2y3)
= 6x2 – 5 – 3/5x2y
Hoạt động 4 : Áp dụng 
2. Áp dụng : 
?2 
a) Nhận xét : Lời giải của bạn Hoa là đúng.
(4x4-8x2y2+12x5y):(- 4x2)
= [-4x2(-x2+2y2–3 x3y)]:(- 4x2)
= -x2 + 2y2- 3x3y
b) Làm tính chia: 
(20x4y – 25x2y2 –3x2y) : 5x2y 
= (20x4y: 5x2y) - (25x2y2: 5x2y) - (3x2y: 5x2y)
= 4x2 – 5y –3/5 
- Treo bảng phụ đưa ra ?2 
a) Để HS nhận xét cách làm của bạn Hoa 
- GV: Nếu A = B.Q 
thì A : B = Q 
b) Cho HS làm 
- Ta có thể làm với cách khác không ?
- GV chốt lại có hai cách: làm phép chia theo qui tắc, phân tích thành nhân tử rồi rút gọn.
- HS quan sát, xem cách làm của bạn Hoa, suy nghĩ và trả lời
- HS khác nhận xét 
- HS thực hiện 
b) (20x4y – 25x2y2 –3x2y) : 5x2y 
= (20x4y: 5x2y) - (25x2y2: 5x2y) - (3x2y: 5x2y)
= 4x2 – 5y –3/5 
b) (20x4y – 25x2y2 –3x2y) : 5x2y 
= [x2y(20x2 – 25y – 3)] : 5x2y
 = 4x2 – 5y –3/5 
- Cả lớp nhận xét đúng sai. 
Hoạt động 5: Củng cố 
Bài 63 trang 28 SGK 
Không làm tính chia hãy xét xem đa thức A có chia hết cho đơn thức B không :
A = 15xy2 + 17xy3 + 18y2 
B = 6y2 
Bài 63 trang 28 SGK 
- Gọi HS đọc đề . Cho HS phân tích để hiểu yêu cầu của bài 
- Gọi HS trả lời 
- Cho HS nhận xét
- GV hoàn chỉnh
- HS đọc đề và phân tích 
- Vì 
A = 15xy2 + 17xy3 + 18y2 
 = y2(15x + 17xy + 18)
Nên A chia hết cho B
- HS nhận xét
* Hướng dẫn về nhà
Bài 64 trang 28 SGK 
* Chia đa thức cho đơn thức theo 2 cách
Bài 65 trang 29 SGK 
* (y – x)2 = ?
Bài 66 trang 29 SGK 
* Đặt nhân tử chung xem ai đúng ai sai ?
- Học thuộc qui tắc và cách làm . Tiết sau học bài §12

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 15,16.doc