Giáo án môn Toán học 8 - Tiết 62, 63

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức

- Củng cố hai qui tắc biến đổi bất phương trình.

2. Kỹ năng

- Biết giải và trình bày lời giải bất phương trình bậc nhất một ẩn.

- Biết cách giải một số bất phương trình đưa được về dạng bất phương trình bậc nhất một ẩn.

3. Thái độ: Tích cực, nghiêm túc trong học tập, chủ động

II. CHUẨN BỊ :

 1. GV : Bài soạn, thước có chia khoảng.

 2- HS : Ôn tập hai qui tắc biến đổi bất phương trình;

 

doc 4 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 736Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Toán học 8 - Tiết 62, 63", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 6/04/15
Ngày dạy : 7/04/15
Tiết 62.	§4. BẤT PHƯƠNG TRÌNH MỘT ẨN (tt)
I. MỤC TIÊU : 
1. Kiến thức
- Củng cố hai qui tắc biến đổi bất phương trình. 
2. Kỹ năng
- Biết giải và trình bày lời giải bất phương trình bậc nhất một ẩn. 
- Biết cách giải một số bất phương trình đưa được về dạng bất phương trình bậc nhất một ẩn.
3. Thái độ: Tích cực, nghiêm túc trong học tập, chủ động
II. CHUẨN BỊ :
	1. GV : Bài soạn, thước có chia khoảng.
	2- HS : Ôn tập hai qui tắc biến đổi bất phương trình; 
III. PHƯƠNG PHÁP : Nêu vấn đề, đàm thoại, luyện tập. 
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
	1. Ổn định lớp.
	2. Kiểm tra: 
HS1: - Định nghĩa bpt bậc nhất một ẩn. Cho ví dụ. (4đ) 
Phát biểu qui tắc chuyển vế. 
Giải bpt: -3x > -4x +2 (6đ)
HS2: Phát biểu qui tắc nhân? (4đ)
 Giải bpt: a) –x > 4 (3đ)
 b) 1,5x > –9 (3đ) 
GV: Nhận xét cho điểm
HS1: - Trả lời câu hỏi 
 - Giải: Û –3x + 4x > 2 
Û x > 2 .Tập nghiệm{x/x >2} 
HS2: - Trả lời câu hỏi  
 - Giải: 
a) Û x < -4 
Tập nghiệm của bpt:{x /x < -4}
b) Û x > -9 :1,5 Û x > -6 
Tập nghiệm của bpt: {x/x > -6}
	3. Bài mới: (Tiếp)
NỘI DUNG 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài mới
§4. BẤT PHƯƠNG TRÌNH 
MỘT ẨN (tt)
- Hôm nay chúng ta sẽ áp dụng hai qui tắc đã học vào để giải bất phương trình bậc nhất một ẩn 
- HS chú ý nghe và ghi tựa bài 
Hoạt động 2 : Giải pt bậc nhất một ẩn.
3. Giải bất phương trình bậc nhất một ẩn : 
Ví dụ 5: Giải bpt 
2x – 3 < 0 và bdiễn tập nghiệm trên trục số 
Giải
(sgk trang 45 – 46) 
?5 Giải bpt –4x –8 < 0 và biểu diễn tập nghiệm trên trục số. 
* Chú ý: (sgk trang 46) 
Ví dụ 6: Giải bpt 
–4x + 28 < 0 
Giải (SGK)
-Áp dụng qui tắc trên vào việc giải bất phương trình, ta được các bpt tương đương với bpt đã cho. Ghi ví dụ 5 lên bảng 
- Hướng dẫn HS giải từng bước như sgk. Nhấn mạnh bước “chia cả 2vế” của bpt cho 2
- Cho HS thực hiện ?5. GV yêu cầu HS phối hợp cả 2 qui tắc biến đổi bpt để tìm tập nghiệm 
Kiểm bài làm một vài HS 
GV chốt lại cách làm 
- Cho HS nhận xét ở bảng. 
- Cho HS đọc chú ý sgk, GV lấy vd ngay trên vd5
- Ghi bảng vdụ 6, cho HS tự làm 
- Lưu ý không ghi giải thích và trình bày nghiệm đơn giản 
- Cho HS nhận xét ở bảng 
-
 HS: 2x + 3 < 0 
Û 2x < 3 Û 2x : 2 < 3 : 2 
Û x < 1,5 
Tập nghiệm của bpt:{x/x < 1,5} 
)/ / / / / / / / / / / / 
 0 1,5 
- Cả lớp thực hiện ?5, một HS thực hiện ở bảng :
-4x – 8 < 0 Û -4x < 8
Û x > -2. 
Tập nghiệmcủa bpt:
{x/x > -2}
/ / / / /( !
 -2 0 
- HS đọc chú ý (sgk)
- Một HS giải ở bảng: 
-4x + 28 < 0 
Û 28 < 4x 
Û 28 : 4 < 4x : 4 
Û 7 < x 
Vậy nghiệm của bpt là 
x > 7 
Nhận xét ở bảng 
Hoạt động 3 : Bpt đưa được về dạng ax + b < 0 ,......
4. Bất ptrình đưa được về dạng ax + b 0; ax +b £ 0 ax + b ³ 0 .
Ví dụ 7: 
Giải bpt 3x + 4 > 2x + 3 
Giải 
?6 Giải bpt:
 -0,2x – 0,2 > 0,4x – 2 
- Ghi bảng ví dụ 7
Yêu cầu HS tự giải bpt. 
- Sửa sai cho từng nhóm 
- Ghi bảng ?6 
- Gọi hai HS làm ở bảng 
- Cho HS lớp nhận xét, sửa sai
- HS giải bất phương trình vd7, một - HS trình bày ở bảng : 
 Có 3x + 4 > 2x + 3 
Û 3x – 2x > 3 – 4 
Û x > -1 
Nghiệm của bpt là x > -1 
- Thực hiện ?6, HS hợp tác theo nhóm cùng bàn. 
- Hai HS trình bày ở bảng
- Cả lớp nhận xét, sửa sai
Hoạt động 4 : Củng cố.
Bài 23 trang 47 SGK 
a) 2x – 3 > 0 ; 
b) 3x + 4 < 0 
c) 4 – 3x £ 0 ; 
d) 5 –2x ³ 0 
Bài 23 trang 47 SGK 
- Ghi bảng bài tập 23 yêu cầu - HS hoạt động nhóm
- Nhận xét.
- HS suy nghĩ cá nhân . Mỗi nhóm cùng bàn giải 
4 HS lên bảng giải.
4. Hướng dẫn về nhà.
- Học bài: nắm vững cách giải bpt bậc nhất một ẩn; hai qui tắc biến đổi bpt 	
- bài tập: 22a; 24; 25; 26 Ngày soạn : 7/04/2015
Ngày dạy : 8/4/2015
Tiết 63	 LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
	- HS được củng cố hai quy tắc biến đỏi bất phương trình
- Rèn luyện kỹ năng giải bất phương trình bậc nhất một ẩn và các bất phương trình đưa được về dạng bất phương trình bậc nhất nhờ hai phép biến đổi tương đương. 
- Tích cực, chủ động trong học tập
II. CHUẨN BỊ :
1- GV : Bài soạánGK, thước.
2- HS : Ôn tập các qui tắc biến đổi bất phương trình, cách trình bày gọn , cách biểu diễn tập nghiệm của bất phương trình trên trục số, làm bài tập
III. PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại – Hoạt động nhóm. 
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
	1. Ổn định lớp.
	2. Kiểm tra.
Giải các bất phương trình sau và biểu diễn tập nghiệm trên trục số: 
a) 2x – 1 ³ 3 (HS1)
 b) 2 – 5x < 17 (HS2) 
GV: Nhận xét bài
- Hai HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập: 
/ / / / / / / / !/ / / / / / [ 
 0 2 
1) Tập nghiệm {x / x ³ 2}
/ / / / / / / / !/ / / / / / / / / / / (
 0 3 
2) Tập nghiệm {x / x > 3} 
- Nhận xét bài làm trên bảng 
	3. Luyện tập.
NỘI DUNG 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: Luyện tập .
Bài 29 trang 48 SGK 
Tìm x sao cho: 
a) Giá trị của biểu thức 2x -5 không âm. 
b) Giá trị của biểu thức -3x không lớn hơn giá trị của biểu thức –7x+5 
Bài 29 trang 48 SGK 
-Ghi bài tập 29 lên bảng 
- Biểu thức 2x – 5 không âm viết thành bpt như thế nào? 
- Vậy để giải bài này ta làm như thế nào ? 
- Tương tự với câu b, gọi 2HS giải ở bảng 
- GV theo dõi và kiểm bài làm vài HS 
- Nhận xét, đánh giá 
- HS nghiên cứu đề bài 
Trả lời : a) bpt 2x – 5 ³ 0 
 b) bpt –3x £ – 7x + 5 
- Giải bất phương trình trên 
- HS cùng dãy giải một bài, hai HS giải ở bảng 
Bài 31 trang 48 SGK 
Giải các bất phương trình sau, biểu diễn tập nhgiệm trên trục số :
Bài 31 trang 48 SGK 
- ghi đề bài 31 lên bảng.
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm 
- Theo dõi các nhóm thực hiện. 
Kiểm bài làm ở vở một vài HS 
- Cho đại diện các nhóm lên bảng giải
- Cho HS nhận xét 
- Quan sát đề bài
- Thảo luận theo nhóm(bàn) cùng thực hiện (mỗi nhóm giải một bài) 
- Đại diện nhóm trình bày bài giải: 
x < 0 
x > - 4 
x < 5 
x < –1 
- Nhận xét bài 
Bài 32 trang 48 SGK 
Giải các bất phương trình: 
a)8x +3(x+1)>5x-(2x -6)
b)2x(6x-1)>(3x-2)(4x+3) 
Bài 32 trang 48 SGK 
- Ghi bảng bài tập 32, cho HS nhận xét. 
- Gọi 2 HS giải ở bảng 
- Theo dõi, giúp đỡ HS yếu làm bài 
- Cho HS lớp nhận xét cách làm, sửa sai  
- Đánh giá, cho điểm 
- HS giải bài tập (hai HS giải ở bảng) 
a) 
 Û 8x +3x+3 > 5x –2x + 6 
 Û 11x – 3x > 6 – 3 
 Û 8x > 3 
Û x > 3/8 
b)  
Û12x2-2x >12x2 +9x-8x-6
Û -2x > x – 6 
Û 3x < 6 
 Û x < 2 
- Nhận xét bài làm ở bảng. 
	4. Hướng dẫn về nhà.
	- Học bài: Nắm vững qui tắc biến đổi bptrình và qui tắc giải bất phương trình đưa được về dạng bậc nhất.
	- Xem lại các bài đã giải. 
	Làm bài tập: 28, 30, 34 sgk trang 48

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 62,63.doc