Tiết 42 : Bài 25. ĐỘNG NĂNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kỷ năng, thái độ:
a. Kiến thức:
- Phát biểu được định nghĩa và viết được biểu thức của động năng ( của một chất điểm hay một vật rắn chuyển động tịnh tiến).
- Phát biểu được trong điều kiện nào động năng của một vật biến đổi.
- Nêu được nhiều ví dụ về những vật có động năng sinh công.
b. Kĩ năng:
- Giải được các bài toán đơn giản về động năng, sự biến thiên động năng.
- Tìm kiếm được các ứng dụng của động năng vào thực tế.
c. Thái độ:
- Quan tâm đến khái niệm động năng, các hiện tượng, ứng dụng của động năng vào thực tế.
- Hào hứng học tập, có thái độ say mê nghiên cứu khoa học.
GIÁO ÁN DẠY HỌC Đơn vị: Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm. GV thực hiện: Nguyễn Thị Hiền. Bộ môn: Vật Lí. Tiết 42 : Bài 25. ĐỘNG NĂNG MỤC TIÊU: Kiến thức, kỷ năng, thái độ: Kiến thức: Phát biểu được định nghĩa và viết được biểu thức của động năng ( của một chất điểm hay một vật rắn chuyển động tịnh tiến). Phát biểu được trong điều kiện nào động năng của một vật biến đổi. Nêu được nhiều ví dụ về những vật có động năng sinh công. Kĩ năng: Giải được các bài toán đơn giản về động năng, sự biến thiên động năng. Tìm kiếm được các ứng dụng của động năng vào thực tế. Thái độ: Quan tâm đến khái niệm động năng, các hiện tượng, ứng dụng của động năng vào thực tế. Hào hứng học tập, có thái độ say mê nghiên cứu khoa học. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh: Năng lực tự học: Đọc và nghiên cứu tài liệu, tìm kiếm thông tin trên internet. Năng lực làm việc nhóm: thảo luận, trao đổi, trình bày vấn đề. Năng lực tính toán, giải quyết vấn đề. CHUẨN BỊ: Giáo viên: Chuẩn bị các ví dụ thực tế về các vật có động năng sinh công. Các phiếu học tập. Học sinh: Ôn tập phần động năng đã học ở lớp 8. Ôn tập công thức tính công của một lực, chuyển động thẳng biến đổi đều. Hoàn thành nhiệm vụ học tập ở nhà. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH: Mô tả chuỗi hoạt động học và dự kiến thời gian như sau: Các bước Hoạt động Tên hoạt động Thời lượng dự kiến Khởi động Hoạt động 1 Kiểm tra bài cũ 7 phút Hoạt động 2 Tạo tình huống có vấn đề về động năng 14 phút Hình thành kiến thức Hoạt động 3 Xây dựng công thức tính động năng 5 phút Hoạt động 4 Xây dựng định lí động năng 5 phút Luyện tập Hoạt động 5 Hệ thống kiến thức, vận dụng giải thích các hiện tượng trong thực tế và giải bài tập 12 phút Vận dụng. Tìm tòi mở rộng Hoạt động 6 Hướng dẫn về nhà 2 phút Hướng dẫn cụ thể từng hoạt động: Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ Mục tiêu hoạt động: Kiểm tra kiến thức cũ của học sinh. Tổ chức hoạt động: Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm Các nhóm thảo luận giải quyết câu hỏi C1 ở phiếu học tập. Các nhóm trình bày kết quả, giáo viên nhận xét đánh giá. Sản phẩm hoạt động: Bài giải của học sinh trên bảng phụ. Hoạt động 2. Tạo tình huống có vấn đề về động năng Mục tiêu hoạt động: Tạo tình huống: Tại sao có thể tạo ra điện từ sức chảy của dòng nước, gió, thủy triều. Một nhà máy điện cần phải biết mình sản xuất được bao nhiêu điện, điều này rõ ràng liên quan đến động năng của dòng chảy của nước, gió hay thủy triều. Vậy làm sao để tính được động năng của một vật? Từ đó gây hứng thú về việc tìm hiểu nội dung của bài học là động năng, công thức tính động năng. Tổ chức hoạt động: Tiến hành thí nghiệm: Thả vật A lăn trên máng nghiêng, đến cuối máng nghiêng vật A va chạm với 1 vật B và làm cho vật B chuyển động. Tại sao vật A có thể làm cho vật B chuyển động? HS trả lời, từ đó nhắc lại kiến thức đã học ở lớp 8: Khái niệm động năng , động năng phụ thuộc vào yếu tố nào? GV đặt vấn đề: Động năng là một dạng năng lượng, vậy con người đã sử dụng dạng năng lượng này như thế nào? HS hoạt động nhóm, thảo luận, trình bày vấn đề trên. Một nhà máy điện cần phải biết mình sản xuất được bao nhiêu điện, điều này rõ ràng liên quan đến động năng của dòng chảy của nước, gió hay thủy triều. Vậy làm sao để tính được động năng của một vật? HS ghi nhận nội dung cần nghiên cứu bài học: Công thức tính động năng. Sản phẩm hoạt động: Nhắc lại được kiến thức cũ: động năng là gì, động năng của một vật phụ thuộc vào những yếu tố nào. Sản phẩm tìm kiếm thông tin trình bày trên bảng phụ. Hoạt động 3,4: Xây dựng công thức tính động năng Mục tiêu hoạt động: Dựa vào kết quả bài toán ở hoạt động 1 xây dựng công thức tính động năng và định lí động năng. Tổ chức hoạt động: GV phân tích kết quả câu b của bài toán ở hoạt động 1 đưa ra công thức tính động năng của một vật. Học sinh lắng nghe và có thể tự phát biểu được khái niệm động năng. GV đặt câu hỏi: Hãy cho biết ý nghĩa của biểu thức: HS trả lời từ đó phát biểu được nội dung định lí động năng, đồng thời trả lời được câu hỏi: Khi nào động năng của một vật tăng, khi nào động năng của một vật giảm? Sản phẩm hoạt động: Ghi chép của học sinh về công thức tính động năng và định lí động năng. Hoạt động 5. Hệ thống kiến thức, vận dụng giải thích các hiện tượng trong thực tế và giải bài tập Mục tiêu hoạt động: Giải các bài tập đơn giản để củng cố, luyện tập kiến thức của bài học. Tổ chức hoạt động: Thảo luận nhóm làm các bài tập trắc nghiệm ở câu hỏi C2. Các nhóm thuyết trình câu trả lời của nhóm mình, các nhóm khác bổ sung, giáo viên nhận xét và cho điểm. Sản phẩm hoạt động: Phần trả lời câu hỏi của các nhóm vào bảng phụ và phần ghi chép vào vở của học sinh. Hoạt động 6. Hướng dẫn về nhà Mục tiêu hoạt động: Khắc sâu kiến thức về động năng, vận dụng giải thích một số hiện tượng thực tế và giải các bài tập. Tổ chức hoạt động: GV hướng dẫn nội dung làm việc ở nhà Học sinh lắng nghe và ghi nhớ. Sản phẩm hoạt động: Ghi nhớ nhiệm vụ về nhà của học sinh vào vở. PHIẾU HỌC TẬP C1. Giải bài toán sau: Một lực không đổi tác dụng lên một vật khối lượng làm cho vật chuyển động theo hướng của lực và vận tốc thay đổi từ: đến đến Tính công của lực sinh ra trong 2 trường hợp trên. C2. Hoàn thành các bài tập sau: Câu 1. Một vật khối lượng m = 10kg chuyển động với vận tốc v = 54 km/h. Động năng của vật bằng: 1125J B. 0,1125KJ C. 14580J D. 1,458KJ. Câu 2. Về động năng: Chọn câu sai: Động năng là một dạng năng lượng. Động năng luôn luôn dương. Động năng tỉ lệ với vận tốc của vật. Động năng của một vật phụ thuộc vào hệ quy chiếu. Câu 3. Chọn câu sai: Khi vật nhận công âm thì động năng của vật giảm. Khi một vật sinh công dương thì động năng của vật tăng. Khi vật nhận công dương thì động năng của vật tăng. Khi vật sinh công âm thì động năng của vật tăng. Câu 4. Động năng của vật không đổi khi: Vật chuyển động tròn đều. Lực tác dụng lên vật không đổi. Vật chuyển động có gia tốc không đổi. Cả ba đáp án trên. Câu 5. Một vật khối lượng m = 5kg đang nằm yên trên mặt phẳng ngang không ma sát thì chịu tác dụng của một lực nằm ngang bằng 10N, vật chuyển động và đi được 20m. Tính vận tốc của vật ở cuối đoạn đường đó. C3. Nhiệm vụ về nhà: Bài 1: Một vật có m = 0,1kg, rơi tự do không vận tốc đầu. Khi vật có động năng 4J thì quãng đường vật rơi được là bao nhiêu? g = 10m/s2. Bài 2: Một xe tải nhẹ có m = 2,5 tấn và một ôtô con khối lượng 1 tấn chuyển động ngược chiều nhau trên cùng đoạn đường với cùng vận tốc không đổi 36km/h. Tính: a. Động năng của mỗi ôtô. ( ĐS: 125kJ; 50kJ) b. Động năng của ôtô con trong hệ qui chiếu dắn với ôtô tải. ( ĐS: v = -20m/s;200kJ) Bài 3: Một viên đạn khối lượng m = 20g bay ngang với v = 400m/s xuyên qua tấm gỗ dày 10cm. Sau khi xuyên qua gỗ, đạn có v’ = 50m/s. Tính lực cản trung bình của tấm gỗ tác dụng lên viên đạn và công của lực cản.(ĐS: -3750N;-375J)
Tài liệu đính kèm: