Bài 22
SÓNG ĐIỆN TỪ
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS đạt được:
1. Kiến thức
- Nêu được định nghĩa sóng điện từ và các đặc điểm của sóng điện từ.
- Nêu được đặc điểm của sự truyền sóng vô tuyến trong khí quyển
2. Kỹ năng
- Vận dụng nguyên lí sử dụng sóng điện từ trong cuộc sống.
3. Thái độ
- Nghiêm túc, yêu thích bộ môn
4. Định hướng hình thành năng lực
- Tự giải quyết vấn đề.
- Giao tiếp và hợp tác thực hiện nhiệm vụ.
Tiết ( PPCT):38 Ngày soạn: / . / 2017 Lớp 12 A1; tiết ( TKB ).; Ngày /./ 2017; Sỹ số: ../.; Vắng: Lớp 12 A2; tiết( TKB ) .; Ngày /./ 2017; Sỹ số: ../.; Vắng: Lớp 12 A3; tiết ( TKB ).; Ngày /./ 2017; Sỹ số: ../.; Vắng: Lớp 12 A4; tiết ( TKB ).; Ngày /./ 2017; Sỹ số: ../.; Vắng: Bài 22 SÓNG ĐIỆN TỪ I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS đạt được: 1. Kiến thức - Nêu được định nghĩa sóng điện từ và các đặc điểm của sóng điện từ. - Nêu được đặc điểm của sự truyền sóng vô tuyến trong khí quyển 2. Kỹ năng - Vận dụng nguyên lí sử dụng sóng điện từ trong cuộc sống. 3. Thái độ - Nghiêm túc, yêu thích bộ môn 4. Định hướng hình thành năng lực - Tự giải quyết vấn đề. - Giao tiếp và hợp tác thực hiện nhiệm vụ. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên - Thiết bị dạy học. Máy chiếu, - Học liệu. Các câu hỏi tình huống trong bài. 2. Chuẩn bị của học sinh - Ôn lại kiến thức liên quan đến bài học III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: Điện từ trường là gì? 3. Tiến trình bài học Hoạt động 1: Hoạt động khởi động Hình ảnh Giáo viên giới thiệu một số hình ảnh đặt câu hỏi. Làm thế nào để người ta có thể truyền tin, liên lạc, điều khiển tàu vũ trụ, bếp từ? HS: Suy nghĩ Hoạt động 2: Tìm hiểu về sóng điện từ. STT Bước Nội dung 1 Chuyển giao nhiệm vụ Nghiên cứu SGK trả lời thế nào là sóng điện từ? sóng điện từ có đặc điểm gì 2 Thực hiện nhiệm vụ Các nhóm nghiên cứu đưa ra câu trả lời. 3 Báo cáo, thảo luận GV hướng dẫn các nhóm báo cáo kết quả, hướng dẫn các nhóm đưa ra ý kiến thảo luận, nhận xét đánh giá kết quả của nhóm khác. GV xác nhận các ý kiến đúng ở từng câu trả lời. GV - Thông báo kết quả khi giải hệ phương trình Mác-xoen: điện từ trường lan truyền trong không gian dưới dạng sóng ® gọi là sóng điện từ. HS: Tiếp thu, ghi nhớ GV - Sóng điện từ và điện từ trường có gì khác nhau? HS: Các nhóm trả lời 4 Kết luận hoặc Nhận định hoặc Hợp thức hóa kiến thức I/ SÓNG ĐIỆN TỪ 1/ Sóng điện từ là gì? - Sóng điện từ là điện từ trường lan truyền trong không gian. C1: Sóng điện từ chính là điện từ trường lan truyền trong không gian 2. Đặc điểm của sóng điện từ a. Sóng điện từ lan truyền được trong chân không với tốc độ lớn nhất c » 3.108m/s. C2: b. Sóng điện từ là sóng ngang: c. Trong sóng điện từ thì dao động của điện trường và của từ trường tại một điểm luôn luôn đồng pha với nhau. d. Khi sóng điện từ gặp mặt phân cách giữa hai môi trường thì nó bị phản xạ và khúc xạ như ánh sáng. e. Sóng điện từ mang năng lượng. f. Sóng điện từ có bước sóng từ vài m ® vài km được dùng trong thông tin liên lạc vô tuyến gọi là sóng vô tuyến: + Sóng cực ngắn. + Sóng ngắn. + Sóng trung. + Sóng dài. Hoạt động 3: Tìm hiểu về sự truyền sóng vô tuyến trong khí quyển STT Bước Nội dung 1 Chuyển giao nhiệm vụ - Ở các máy thu thanh, ở mặt ghi các dải tần ta thấy một số dải sóng vô tuyến tương ứng với các bước sóng: 16m, 19m, 25m tại sao là những dải tần đó mà không phải những dải tần khác? Sóng truyền trong khí quyển có những đặc điểm gì? Tầng điện li là gì? Sóng phản xạ trên đấy có đặc điểm gì? 2 Thực hiện nhiệm vụ Các nhóm nghiên cứu đưa ra câu trả lời. 3 Báo cáo, thảo luận GV hướng dẫn các nhóm báo cáo kết quả, hướng dẫn các nhóm đưa ra ý kiến thảo luận, nhận xét đánh giá kết quả của nhóm khác. GV xác nhận các ý kiến đúng ở từng câu trả lời. 4 Kết luận hoặc Nhận định hoặc Hợp thức hóa kiến thức II/ SỰ TRUYỀN SÓNG VÔ TUYẾN TRONG KHÍ QUYỂN 1/ Các vùng sóng ngắn ít bị hập thụ - Không khí hấp thụ rất mạnh các sóng dài, sóng trung và sóng cực ngắn. - Không khí cũng hấp thụ mạnh các sóng ngắn. Tuy nhiên, trong một số vùng tương đối hẹp, các sóng có bước sóng ngắn hầu như không bị hấp thụ. Các vùng này gọi là các dải sóng vô tuyến. 2. Sự phản xạ của sóng ngắn trên tầng điện li - Tầng điện li: (Sgk) - Sóng ngắn phản xạ rất tốt trên tầng điện li cũng như trên mặt đất và mặt nước biển như ánh sáng. 4. Củng cố, vận dụng - Hệ thống lại kiến thức trọng tâm của bài - GV nêu một số câu hỏi yêu cầu hs thảo luận trả lời ? Sự khác nhau cơ bản giữa sóng cơ và sóng điện từ? ? Mang một chiếc điện thoại di động đi du lịch, nhiều khi ta đến địa điểm không liên lạc được bằng điện thoại di động. Ta bảo lúc đó ta ở ngoài vùng phủ sóng. Điều đó nghĩa là thế nào? - HS làm bài tập 3, 4, 5, 6 SGK 5. Hướng dẫn tự học - Học bài theo câu hỏi SGK - Làm bài tập trong SBT
Tài liệu đính kèm: