Giáo án môn Vật lí 12 - Tiết 10 - Bài 6 thực hành: Lhảo sát thực nghiệm các định luật dao động của con lắc đơn

BÀI 6

Thực hành: KHẢO SÁT THỰC NGHIỆM

CÁC ĐỊNH LUẬT DAO ĐỘNG CỦA CON LẮC ĐƠN( Tiết 1 )

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Nhận biết có hai phương pháp dùng để phát hiện ra một định luật vật lý

+ Phương pháp suy diễn toán học: Dựa vào một thuyết hay định luật đã biết để suy ra định luật mới rồi dùng thí nghiệm để kiểm tra sự đúng đắn đó

+ Phương pháp thực nghiệm: Dùng một hệ thống thí nghiệm để làm bộc lộ mối quan hệ hàm số giữa các đại lượng có liên quan nhằm tìm ra định luật mới

- Biết dùng phương pháp thực nghiệm để xác định sự phụ thuộc của chu kì dao động của con lắc đơn phụ thuộc vào biên độ dao động của con lắc như thế nào?

- Phát biểu được định luật về chu kì của con lắc đơn dao động nhỏ ( )

2. Kỹ năng:

 - Lựa chọn các con lắc thích hợp để tiến hành thí nghiệm

 - Lựa chọn các đồng hồ đo thời gian và dự tính số lần dao động toàn phần cần thực hiện để xác định chu kì của con lắc đơn với sai số tỉ đối từ 2 % - 4 %

 - Thành thạo các thao tác làm thí nghiệm

 - Có kĩ năng thu thập và xử lí số liệu

 

doc 3 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1282Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lí 12 - Tiết 10 - Bài 6 thực hành: Lhảo sát thực nghiệm các định luật dao động của con lắc đơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết ( PPCT): 10
Ngày soạn: / 09 / 2017
Lớp 12 A1; tiết ( TKB ).; Ngày /./ 2017; Sỹ số: ../.; Vắng: 
Lớp 12 A2; tiết( TKB ) .; Ngày /./ 2017; Sỹ số: ../.; Vắng: 
Lớp 12 A3; tiết ( TKB ).; Ngày /./ 2017; Sỹ số: ../.; Vắng: 
Lớp 12 A4; tiết ( TKB ).; Ngày /./ 2017; Sỹ số: ../.; Vắng: 
BÀI 6
Thực hành: KHẢO SÁT THỰC NGHIỆM 
CÁC ĐỊNH LUẬT DAO ĐỘNG CỦA CON LẮC ĐƠN( Tiết 1 )
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nhận biết có hai phương pháp dùng để phát hiện ra một định luật vật lý
+ Phương pháp suy diễn toán học: Dựa vào một thuyết hay định luật đã biết để suy ra định luật mới rồi dùng thí nghiệm để kiểm tra sự đúng đắn đó
+ Phương pháp thực nghiệm: Dùng một hệ thống thí nghiệm để làm bộc lộ mối quan hệ hàm số giữa các đại lượng có liên quan nhằm tìm ra định luật mới
- Biết dùng phương pháp thực nghiệm để xác định sự phụ thuộc của chu kì dao động của con lắc đơn phụ thuộc vào biên độ dao động của con lắc như thế nào?
- Phát biểu được định luật về chu kì của con lắc đơn dao động nhỏ ( )
2. Kỹ năng:
 - Lựa chọn các con lắc thích hợp để tiến hành thí nghiệm
 - Lựa chọn các đồng hồ đo thời gian và dự tính số lần dao động toàn phần cần thực hiện để xác định chu kì của con lắc đơn với sai số tỉ đối từ 2 % - 4 % 
 - Thành thạo các thao tác làm thí nghiệm
 - Có kĩ năng thu thập và xử lí số liệu	
3. Thái độ
- Nghiêm túc, tuân thủ các quy định về an toàn
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của GV
- Ba quả nặng có móc treo 50 g ; một sợi dây mảnh 1 m ;một giá làm TN ;một đồng hồ bấm giây (sai số 0,2s) hoặc đồng hồ đo thời gian có cổng quang điện ; một thước 500m ; một tờ giấy kẻ ô milimét (hoặc giấy kẻ ô vuông )
2. Chuẩn bị của HS
- Đọc trước bài thực hành
- Trả lời các câu hỏi cuối bài
- Kẻ trước bảng 6.1
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: ( Kiểm tra trong quá trình hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm thực hành )
3. Nội dung bài mới
Hoạt động 1: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh và tìm hiểu mục đích, cơ sở lý thuyết của phép đo
Hoạt động của GV- HS
Nội dung
* GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh bằng cách cho HS trả lời các câu hỏi: 
Câu 1: Mục đích của bài thực hành này là gì?
Câu 2:Dự đoán xem chu kì của con lắc phụ thuộc vào những đại lượng nào?
Câu 3: Làm thế nào để kiểm tra từng dự đoán đó bằng thực nghiệm?
HS: Cá nhân trả lời
GV có thể gợi ý cho HS:
- Khảo sát sự phụ thuộc của chu kì dao động của con lắc đơn vào từng đại lượng
- Chu kì dao động của con lắc có ohuj thuộc vào nơi làm thí nghiệm không? Làm thế nào để phát hiện điều đó bằng thực nghiệm
- Có thể đo chu kì của con lắc đơn có chiều dài < 10 cm được không? Vì sao
- Dùng con lắc dài hay ngắn sẽ cho kết quả chính xác hơn khi xác định gia tốc rơi tự do tại nơi làm thí nghiệm?
HS: Cá nhân trả lời
I/ MỤC ĐÍCH
Khảo sát thực nghiệm để phát hiện ảnh hưởng của độ, khối lượng, chiều dài con lắc đơn đối với chu kì dao động T. Từ đó tìm ra công thức tính chu kì và ứng dụng tính gia tốc trọng trường tại nơi làm thí nghiệm
Hoạt động 2: Xác định trình tự thực hành
GV: Yêu cầu HS xác định trình tự các bước thực hành và những điểm cần lưu ý trong từng bước
 HS: Nghe và ghi nhớ
Gv: Hướng dẫn để HS thấy các điểm cần chú ý trong các bước thực hành thông qua hệ thống câu hỏi và yêu cầu HS trả lời
Trong bước 2: cần sử dụng các con lắc có khối lượng như thế nào?
Trong bước 3: Chọn các con lắc có chiều dài như thế nào cho thích hợp? Cách đo chiều dài con lắc
HS : Thảo luận nhóm, đại diện trả lời
GV: Thông báo cho HS thời lượng bài học và tính kỉ luật trong giờ thực hành
 HS : Tuân theo những quy định GV đã đưa ra
II/ TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM
B1: Khảo sát ảnh hưởng của biên độ dao động với chu kì của con lắc đơn
+ Khối lượng con lắc, dây treo giữ không đổi, thay đổi biên độ dao động
m = 50 g, ; A = 3 cm, 6 cm, 9 cm, 18 cm 
Tính định luật về chu kì của con lắc đơn
B2: Khảo sát ảnh hưởng của khối lượng con lắc m với chu kì dao động
+ A, = 50 cm; thay đổi m = 50, 100, 150 g Tính T sau đó rút ra KL cần thiết
B3: Khảo sát ảnh hưởng của chiều dài con lắc với chu kì dao động
+ m = 50 g, A = 3 cm, vẽ đồ thị rồi rút ra nhận xét
B4: Từ kết quả thu được, rút ra kết luận cuối cùng. Ứng dụng để xác định gia tốc trọng trường tại nơi làm thí nghiệm
Hoạt động 3: Khảo sát ảnh hưởng của biên độ dao động với chu kì T của con lắc đơn
GV: Yêu cầu các nhóm HS nêu các bước tiến hành thí nghiệm để khảo sát ảnh hưởng của biên độ dao động với chu kì T của con lắc đơn
HS: Thảo luận chung trong nhóm
 GV: Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau
+ Cần thực hành với con lắc đơn chiều dài như thế nào trong các lần đo?
HS: Đại diện trả lời câu hỏi
GV: Cách xác định biên độ góc từ biên độ dài?
Các nhóm nhận dụng cụ thí nghiệm và tiến hành đo
GV: theo dõi thao tác của HS và quản lý giờ thực hành, kiểm tra số liệu của HS
HS: Ghi chép số liệu đo được
GV/? Từ kết quả trên có nhận xét gì về sự phụ thuộc của chu kì vào biên độ dao động?
HS: Đưa ra kết luận chung
Vậy chu kì của con lắc đơn phụ thuộc vào yếu tố nào? Trong tiết thực hành tiếp theo chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.
1/ Chu kỳ T con lắc đơn phụ thuộc vào biên độ như như thế nào ?
Chọn m = 50 g ,dây treo = 50 cm ; kéo m lệch khỏi VTCB một khoảng A = 3cm rồi thả ra cho nó dao động .
-Đo thời gian t com lắc thực hiện 10 dao động toàn phần .Ghi vào bảng kết quả 1
-Thực hiện tương tự với các biên độ A = 6 , 9 , 18 cm ) ghi kết quả vào bảng 1
Bảng kết quả 1:
A
( cm)
Góc lệch 
Thời gian t (s)
Chu kỳ T ( s)
A1 = 3 cm
A2 = 6 cm
A3 = 9 cm
A4 = 18 cm
	KL: Chu kì T = hằng số. Vậy chu kì dao động của con lắc đơn không phụ thuộc vào biên độ dao động
4. Củng cố, vận dụng
- GV nhận xét đánh giá giờ học, ghi nhận kết quả HS thu được 
5. Hướng dẫn tự học
- Đọc trước các ND thực hành tiếp theo
	- Hoàn thành đầy đủ các câu trả lời lý thuyết vào tờ báo cáo thực hành theo mẫu

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 10.doc