Giáo án môn Vật lí 12 - Tiết 19: Đặc trưng sinh lý của âm

ĐẶC TRƯNG SINH LÝ CỦA ÂM

I.MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nêu được ba đặc trưng sinh lý của âm, đó là độ cao, độ to, âm sắc

- Nêu được ví dụ để minh họa cho khái niệm âm sắc

- Nêu được tác dụng của hộp cộng hưởng âm

2. Kỹ năng

- Vận dụng những kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng thực tế liên quan đến các đặc trưng sinh lí của âm

3. Thái độ

- Nghiêm túc, yêu thích bộ môn

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

1.Chuẩn bị của GV

- Nếu có điều kiện thì có thể chuẩn bị một vài nhạc cụ như đàn, sáo, để làm thí nghiệm chứng tỏ mối liên quan giữa các đặc trưng sinh lí và vật lí của âm

2. Chuẩn bị của HS

- Ôn tập kiến thức về các đặc trưng vật lí của âm

 

doc 3 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 2340Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lí 12 - Tiết 19: Đặc trưng sinh lý của âm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết ( PPCT):19
Ngày soạn: / . / 2017
Lớp 12 A1; tiết ( TKB ).; Ngày /./ 2017; Sỹ số: ../.; Vắng: 
Lớp 12 A2; tiết( TKB ) .; Ngày /./ 2017; Sỹ số: ../.; Vắng: 
Lớp 12 A3; tiết ( TKB ).; Ngày /./ 2017; Sỹ số: ../.; Vắng: 
Lớp 12 A4; tiết ( TKB ).; Ngày /./ 2017; Sỹ số: ../.; Vắng: 
ĐẶC TRƯNG SINH LÝ CỦA ÂM
I.MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nêu được ba đặc trưng sinh lý của âm, đó là độ cao, độ to, âm sắc
- Nêu được ví dụ để minh họa cho khái niệm âm sắc
- Nêu được tác dụng của hộp cộng hưởng âm
2. Kỹ năng
- Vận dụng những kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng thực tế liên quan đến các đặc trưng sinh lí của âm
3. Thái độ
- Nghiêm túc, yêu thích bộ môn
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1.Chuẩn bị của GV
- Nếu có điều kiện thì có thể chuẩn bị một vài nhạc cụ như đàn, sáo, để làm thí nghiệm chứng tỏ mối liên quan giữa các đặc trưng sinh lí và vật lí của âm
2. Chuẩn bị của HS
- Ôn tập kiến thức về các đặc trưng vật lí của âm
II. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
2..Kiểm tra bài cũ
* Sóng âm là gì? Nhạc âm là gì?
* Cường độ âm đo bằng gì?
3. Bài mới
* Đặt vấn đề: Trong cuộc sống, có những điều tưởng chừng như rất đơn giản nhưng chúng ta vẫn không giải thích được. VD tại sao nghe một người hát một bài hát, những nhạc sỹ giỏi thường phát hiện ra cái được cái chưa được, nhưng có người lại chỉ cảm nhận rất bình thường. Có người nghe một bản nhạc thấy rất hay nhưng người kia lại không thấy có cảm xúc. Thực tế thì cảm giác mà âm gây cho cơ quan thính giác không chỉ phụ thuộc vào các đặc trưng vật lí của âm mà còn phụ thuộc sinh lí của tai. Vậy tai người phân biệt các âm khác nhau là nhờ những yếu tố nào? 
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc trưng sinh lí thứ nhất của âm: độ cao
Hoạt động GV- HS
Nội dung
Gv: * Khi nghe một bài hát, mỗi người đều cảm nhận được ( tuy không phải ai cũng giống ai ) những cung bậc trầm bổng hoạc khi nghe một tiếng nói phát ra, dựa vào độ trầm bổng, chúng ta có thể đoán nhận đó là giọng nữ hay giọng nam
Gv * Cảm giác về độ trầm, bổng của âm được mô tả bằng khái niệm độ cao của âm
Hs:Nhận thức vấn đề cần nghiên cứu
Gv + Âm thanh cao, thấp, (trầm, bổng) khác nhau phụ thuộc vào yếu tố nào?
Hs;Cá nhân trả lời
Gv - Có phải tần số tăng 2 thì độ cao tăng 2?
Hs;Cá nhân trả lời
I/ ĐỘ CAO
- Là đặc tính sinh lí của âm gắn liền với tần số
- f càng lớn nghe càng cao và ngược lại f càng nhỏ nghe càng trầm
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc trưng thứ hai của âm: Độ to
Gv - Âm càng to khi cường độ càng lớn. Độ to của âm liên quan đại lượng nào?
Hs;Cá nhân trả lời
Gv - Độ to của âm có tăng theo I?
Hs;Cá nhân trả lời
GV: Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vật lí đã thực nghiệm và chứng minh rằng cảm giác về âm không tăng theo cường độ âm mà lại tăng theo mức cường độ âm ( B )
Hs:Cá nhân tiếp thu, ghi nhớ
Gv Tuy vậy, chúng ta lại không dùng mức cường độ âm làm số đo độ to vì khi đó rất dễ có hạ âm và siêu âm tác động vào máy đo
Hs:Cá nhân tiếp thu, ghi nhớ
Gv * Do đó độ to chỉ là một khái niệm nói về đặc trưng sinh lí của âm gắn liền với đặc trưng vật lí mức cường độ âm 
Hs:Cá nhân tiếp thu, ghi nhớ
II/ ĐỘ TO
- Là đặc trưng sinh lí của âm gắn liền với đặc trưng vật lí mức cường độ âm.
- Độ to của âm không tăng theo cường độ âm mà tăng theo mức cường độ âm.
( B)
hay (dB)
- Độ to của âm không những phụ thuộc cường độ âm mà còn phụ thuộc tần số âm
Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc trưng sinh lí thứ ba của âm: Âm sắc
 GV có thể cho HS nghe những đoạn nhạc khác nhau, của nhiều nhạc cụ khác nhau
Hs: 2 HS lên bảng nói thầm vào tai nhau sao cho chỉ 2 HS này nghe thấy, sau đó nói to dần lên để cả lớp cùng nghe
Gv + Các âm thanh đó do cùng một loại nhạc cụ phát ra hay do nhiều loại nhạc cụ phát ra? 
Hs Cá nhân trả lời
Gv + Sở dĩ ta có thể phân biệt được các âm thanh khác nhau đó là vì chúng có âm sắc khác nhau
III/ ÂM SẮC
- Là một đặc tính sinh lí của âm, giúp ta phân biệt âm do các nguồn âm khác nhau phát ra. 
- Âm sắc có liên quan mật thiết với đồ thị dao động âm.
4.Củng cố, vận dụng
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung kiếng thức trọng tâm của bài
- Làm các bài tập SGK
Bài 8 ( Trang 55 SGK )
 đó là hạ âm nên không nghe được .
Bài 9 ( Trang 55 SGK )
 ; 
Bài 10 (Trang 55 SGK )
BT Thêm: Mức cường độ âm tại một điểm là 
L = 40dB. Hãy tính cường độ âm tại điểm đó ?
( Io = 10-12 ( W/m2 )
Giải : Vậy cường độ âm tại điểm đã cho là : I = 104.Io=10-8 (W/m2 )
5.Hướng dẫn tự học
- Ôn toàn bộ chương I, II, chuẩn bị làm bài kiểm tra một tiết

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 19.doc