Giáo án môn Vật lí 12 - Tiết 31 - Bài 18: Động cơ không đồng bộ ba pha

Bài 18

ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ BA PHA

I.MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Trình bày được khái niệm từ trường quay.

- Trình bày được một cách tạo ra từ trường quay

- Trình bày được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của động cơ không đồng bộ ba pha

2. Kỹ năng

- Quan sát, thu thập thông tin, xử lí thông tin

3. Thái độ

- Nghiêm túc, yêu thích bộ môn

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

1.Chuẩn bị của GV

- Hình vẽ 18.1 phóng to ( hoặc sử dụng máy chiếu)

2. Chuẩn bị của HS

- Ôn kiến thức về động cơ điện ở lớp 9

- Ôn lại định luật Len – xơ, quy tắc bàn tay trái

 

doc 3 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 5048Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lí 12 - Tiết 31 - Bài 18: Động cơ không đồng bộ ba pha", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết ( PPCT):31
Ngày soạn: / . / 2015
Lớp 12 A1; tiết ( TKB ).; Ngày /./ 2015; Sỹ số: ../.; Vắng: 
Lớp 12 A2; tiết( TKB ) .; Ngày /./ 2015; Sỹ số: ../.; Vắng: 
Lớp 12 A3; tiết ( TKB ).; Ngày /./ 2015; Sỹ số: ../.; Vắng: 
Lớp 12 A4; tiết ( TKB ).; Ngày /./ 2015; Sỹ số: ../.; Vắng: 
Bài 18
ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ BA PHA
I.MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trình bày được khái niệm từ trường quay.
- Trình bày được một cách tạo ra từ trường quay
- Trình bày được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của động cơ không đồng bộ ba pha
2. Kỹ năng
- Quan sát, thu thập thông tin, xử lí thông tin
3. Thái độ
- Nghiêm túc, yêu thích bộ môn
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1.Chuẩn bị của GV
- Hình vẽ 18.1 phóng to ( hoặc sử dụng máy chiếu)	
2. Chuẩn bị của HS
- Ôn kiến thức về động cơ điện ở lớp 9
- Ôn lại định luật Len – xơ, quy tắc bàn tay trái
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
* Các máy phát điện xoay chiêu hoạt động nói chung dựa trên nguyên tắc nào?
* Phân biệt dòng một pha với dong ba pha? 
3. Nội dung bài mới
ĐVĐ: Trong chương trình vật lý lớp 9. chúng ta đã tìm hiểu sơ qua về động cơ điện một chiều. Động cơ điện một chiều hoạt động dựa trên tác dụng của từ trường lên khung dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường.
	Trong bài này chúng ta nghiên cứu một loại động cơ điện xoay chiều ba pha thông dụng, đó là động cơ không đồng bộ ba pha.
Hoạt động của GV- HS
Nội dung
Gv * Trước hết chúng ta cùng tìm hiểu thế nào là động cơ không đồng bộ?
Hs:Cá nhân trả lời
GV sử dụng hình 18.1 để giới thiệu vị trí của nam châm, trục , khung dây dẫn cứng. Đặc biệt, GV giới thiệu từ trường quay và cách tạo ra từ trương quay.
Hs:Tiếp thu, ghi nhớ
Gv - Chỉ ra trên hình vẽ vectơ pháp tuyến cùng hướng với tại vị trí đó ?
Hs:Cá nhân trả lời
Gv ?/ Viết biểu thức từ thông qua khung tại vị trí có t = 0?
Hs:Cá nhân trả lời
Gv ?/ Khi nam châm quay thì điều gì xảy ra?
Hs:Thảo luận nhóm trả lời
Gv ?/ Giả sử cho nam châm quay theo chiều trên hình vẽ. Hãy xác định chiều dòng điện cảm ứng trong khung dây? 
Hs:Thảo luận nhóm trả lời
Gv ?/ Hãy xác định chiều của ngẫu lực điện từ đó. Nhận xét về tác dụng của dòng cảm ứng trong khung?
HS: Vân dụng quy tắc bàn tay trái để xác định
Gv ?/ Tốc độ quay của khung sẽ thay đổi như thế nào?
Hs:Thảo luận nhóm trả lời
GV: Một trong những động cơ không đồng bộ phổ biến là động cơ không đồng bộ ba pha
Hs:Cá nhân tiếp thu, ghi nhớ
I/ NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ
Giả sử nam châm chữ U quay đều xung quanh một trục thẳng đứng . Các véc tơ cảm ứng từ của nam châm cùng quay đều xung quanh trục . Từ trường của nam châm là từ trường quay
Từ thông: 
Khi nam châm quay ( từ trường quay ) thì từ thông qua khung biến thiên, trong khung xuất hiện dòng điện cảm ứng
* Khi trong khung có dòng điện cảm ứng, từ trường quay sẽ tác dụng lên dòng điện cảm ứng một ngẫu lực điện từ
* Dưới tác dụng của ngẫu lực khung sẽ quay nhanh dần
* Khi mô men nẫu lực đủ cân bằng với mô men ngẫu lực cản của các lực cản và ma sát thì khung sẽ quay đều. tốc độ góc của khung nhỏ hơn tốc độ góc của từ trường quay
KL: Khung dây dẫn đặt trong từ trường quay sẽ quay theo từ trường đó với tốc độ góc nhỏ hơn. Động cơ hoạt động theo nguyên tắc này gọi là động cơ không đồng bộ
4. Củng cố, vận dụng
- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ trong SGK
- Trả lời câu hỏi cuối bài
Yêu cầu hs làm bài tập vận dụng
Bài 16.4 (SBT)
Áp dụng công thức:
Chon A
Bài 16.5 (SBT)
Áp dụng công thức:
Chọn A
BÀI 17-18.1
Chọn C
Bài 17-18.2
Chọn C
Bài 17-18.3
Chọn C
5. Hướng dẫn tự học
- Học bài theo câu hỏi SGK
- Làm bài tập trong SGK và SBT chuẩn bị cho giờ bài tập

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 31.doc