Bài 19
Thực hành: KHẢO SÁT ĐOẠN MẠCH XOAY CHIỀU
CÓ R,L,C MẮC NỐI TIẾP ( t1 )
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Phát biểu và viết được các công thức tính cảm kháng, dung kháng, tổng trở, cường độ dòng điện hiệu dụng, hệ số công suất trong đoạn mạch xoay chiều có R,L,C mắc nối tiếp.
- Vận dụng phương pháp giản đồ Fre – nen để biểu diễn các điện áp trong các đoạn mạch xoay chiều mắc nối tiếp
2. Kỹ năng
- Bước đầu tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của đồng hồ đa năng hiện số. chỉ ra trên mặt đồng hồ những đại lượng đo, những thanh đo và cách điều chỉnh núm xoay
- Lựa chọn các dụng cụ thí nghiệm thích hợp để tiến hành thí nghiệm
- Bước đầu có những thao tác, lắp mạch điện
3. Thái độ
- Nghiêm túc, tuân thủ quy tắc an toàn khi sử dụng điện, Biết giữ vệ sinh phòng học thí nghiệm
Tiết ( PPCT):33 Ngày soạn: / . / 2017 Lớp 12 A1; tiết ( TKB ).; Ngày /./ 2017; Sỹ số: ../.; Vắng: Lớp 12 A2; tiết( TKB ) .; Ngày /./ 2017; Sỹ số: ../.; Vắng: Lớp 12 A3; tiết ( TKB ).; Ngày /./ 2017; Sỹ số: ../.; Vắng: Lớp 12 A4; tiết ( TKB ).; Ngày /./ 2017; Sỹ số: ../.; Vắng: Bài 19 Thực hành: KHẢO SÁT ĐOẠN MẠCH XOAY CHIỀU CÓ R,L,C MẮC NỐI TIẾP ( t1 ) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Phát biểu và viết được các công thức tính cảm kháng, dung kháng, tổng trở, cường độ dòng điện hiệu dụng, hệ số công suất trong đoạn mạch xoay chiều có R,L,C mắc nối tiếp. - Vận dụng phương pháp giản đồ Fre – nen để biểu diễn các điện áp trong các đoạn mạch xoay chiều mắc nối tiếp 2. Kỹ năng - Bước đầu tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của đồng hồ đa năng hiện số. chỉ ra trên mặt đồng hồ những đại lượng đo, những thanh đo và cách điều chỉnh núm xoay - Lựa chọn các dụng cụ thí nghiệm thích hợp để tiến hành thí nghiệm - Bước đầu có những thao tác, lắp mạch điện 3. Thái độ - Nghiêm túc, tuân thủ quy tắc an toàn khi sử dụng điện, Biết giữ vệ sinh phòng học thí nghiệm II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Chuẩn bị của GV Cho mỗi nhóm HS - 01 đồng hồ đo điện đa năng, 01 biến thế nguồn 3V – 12 V, 01 điện trở loại 10, 01 tụ điện, 01 cuộn dây, 04 sợi dây dẫn, 01 thức 200mm, 01 com pa, 01 thước đo góc. 2. Chuẩn bị của HS - Đọc trước bài thực hành - Trả lời các câu hỏi cuối bài thực hành - Chuẩn bị trước báo cáo thực hành theo mẫu cuối bài học III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: ( Kiểm tra trong quá trình thực hiện nội dung bài học ) 3. Nội dung bài mới HĐ 1: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS và tìm hiểu cơ sở lí thuyết của phép đo Hoạt động GV- HS Nội dung Gv ?/ Nêu mục đích của giờ thực hành ? Hs: Cá nhân trả lời Gv ?/ Hãy nêu những kiến thức cần sử dụng trong bài thực hành ? Hs: Cá nhân trả lời Gv giới thiệu dụng cụ thực hành Hs quan sát I/ MỤC ĐÍCH - Tập sử dụng đồng hồ đa năng - Vận dụng phương pháp giản đồ Fre – nen để xác định L, r, C, Z và của đoạn mạch điện xoay chiều có R, L, C mắc nối tiếp. * Những kiến thức cần sử dụng - Các công thức tính trong đoạn mạch xoay chiều có R, L, C mắc nối tiếp, phương pháp giản đồ Fre – nen - Sử dụng đồng hồ đo điện đa năng để đo điện áp xoay chiều * Dụng cụ thực hành - 01 đồng hồ đo điện đa năng, 01 biến thế nguồn 3V – 12 V, 01 điện trở loại 10, 01 tụ điện, 01 cuộn dây, 04 sợi dây dẫn, 01 thức 200mm, 01 com pa, 01 thước đo góc. HĐ 2: Xác định trình tự thực hành Gv :Yêu cầu HS xác định trình tự các bước thực hành và những điểm cần lưu ý trong từng bước Hs: Cá nhân trả lời Gv hướng dẫn để HS thấy được những điểm cần lưu ý trong các bước thực hành bằng cách đạt ra những câu hỏi và yêu cầu HS trả lời: Gv ?/ Khi mắc mạch cần lưu ý điều gì? Chi đóng mạch điện khi nào ? Hs: Cá nhân trả lời Gv ?/ Đo điện áp xoay chiều cần chọn thang đo trên mặt đồng hồ như thế nào ? Hs: Cá nhân trả lời Gv ?/ Vẽ các véctơ quay có tỉ lệ xích khác nhau có được không ? Hs: Cá nhân trả lời GV thông báo cho Hs thời lượng của bài và kỉ luật giờ học Hs:Tiếp thu II/ TRÌNH TỰ TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM B1: mắc mạch điện. Khi mắc mạch điện cần mắc đúng sơ đồ, chỉ đóng mạch điện khi GV đã kiểm tra B2: Đo điện áp xoay chiều. Cần chọn đúng thang đo trên đồng hồ đo điện đa năng để đo các điện áp B3: Vẽ các véc tơ quay trên giản đồ Fre – nen. Vẽ các véctơ với cùng một tỉ lệ xích B4: Dựa vào giản đồ, tính các giá trị R, L, C và B5: Nhận xét và rút ra kết luận HĐ 3: Tập lắp mạch điện Gv:Yêu cầu HS kiểm tra số lượng, chất lượng của các đồ dùng Hs:Cá nhân kiểm tra đồ dùng Gv ?/ Hãy vẽ sơ đồ mạch điện cần mắc trong bài thực hành ? Mắc mạch điện theo sơ đồ vừa vẽ được. GV đến từng nhóm để kiểm tra và chỉnh sửa các thao tác cho HS. Cũng có thể cho các nhóm tự đánh giá kết quả công việc của nhau với tiêu chí: lắp đúng, lắp đẹp, lắp nhanh Hs;Hoạt động theo nhóm III/ LẮP MẠCH ĐIỆN * Lắp mạch điện theo sơ đồ hình 19.1 SGK HĐ 4: Tìm hiểu công dụng và cách dùng của đồng đồ đo điện đa năng GV hướng dẫn HS tìm hiểu công dụng của đồng hồ đo điện đa năng thông qua việc trả lời các câu hỏi: Gv ?/ Đồng hồ đo điện đa năng có thể đo những đại lượng vật lý nào ? Hs:Cá nhân trả lời Gv ?/ Để đo được điện trở cỡ 2000 cần điều chỉnh các núm như thế nào ? Hs:Cá nhân trả lời Gv ?/ Để đo được điện áp xoay chiều cỡ 12,5V cần điều các núm như thế nào ? Hs:Cá nhân trả lời Gv ?/ Để đo được cường độ dòng điện xoay chiều cỡ 50 mA, cần điều chỉnh các núm như thế nào? Hs:Thảo luận trả lời IV/ CÔNG DỤNG, CÁCH DÙNG ĐỒNG HỒ ĐO ĐIỆN ĐA NĂNG - Sử dụng đồng hồ đo điện đa năng để đo điện áp một chiều, xoay chiều, điện trở, cường độ dòng điện một chiều, xoay chiều, điện dung của tu điên. 4. Nhận xét giờ thực hành - GV nhận xét, đánh giá giờ học - HS ghi nhận những nhận xét của GV - Th dọn đồ dung thực hành, vệ sinh phong thực hành 5. Hướng dẫn tự học - Đọc trước các nội dung thực hành tiếp theo - Hoàn thành đầy đủ các câu trả lời lí thuyết vào tờ báo cáo thực hành theo mầu ở SGK - Chuẩn bị giấy ô li vẽ các véc tơ quay
Tài liệu đính kèm: