Giáo án môn Vật lí 12 - Tiết 44 đến tiết 52

Tiết KHDH: 44

Chuyên đề: TÁN SẮC ÁNH SÁNG VÀ GIAO THOA ÁNH SÁNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Mô tả được 2 thí nghiệm của Niu-tơn và nêu được kết luận rút ra từ mỗi thí nghiệm.

- Giải thích được hiện tượng tán sắc ánh sáng qua lăng kính bằng hai giả thuyết của Niu-tơn.

2. Kĩ năng

- Thực hành thí nghiệm biễu diễn , làm việc theo nhóm

3. Thái độ

- Tự tin đưa ra ý kiến cá nhân khi thực hiện các nhiệm vụ ở lớp, ở nhà.

- Chủ động trao đổi thảo luận với các học sinh khác và với giáo viên.

- Hợp tác chặt chẽ với các bạn khi thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu thực hiện ở nhà.

- Tích cực hợp tác, tự học để lĩnh hội kiến thức

4. Xác định nội dung trọng tâm của bài

1. Thí nghiệm về sự tán sắc ánh sáng của Niu-tơn (1672)

- Kết quả: Sự tán sắc ánh sang là sự phân tách một chùm ánh sáng phức tạp thành các chùm sáng đơn sắc.

2. Thí nghiệm với ánh sáng đơn sắc của Niu-tơn

- kết quả : ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị tán sắc khi truyền qua lăng kính. 3. Giải thích hiện tượng tán sắc

4. Ứng dụng: Giải thích các hiện tượng như: cầu vồng bảy sắc, ứng dụng trong máy quang phổ lăng kính

 

doc 43 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 923Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Vật lí 12 - Tiết 44 đến tiết 52", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
P6: chỉ ra được điều kiện lí tưởng của hiện tượng vật lí
Đặc điểm tạo ra quang phổ
X2: phân biệt được những mô tả các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ đời sống và ngôn ngữ vật lí (chuyên ngành ) 
Phân biệt được 3 loại quang phổ
X4: mô tả được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của các thiết bị kĩ thuật, công nghệ
Mô tả được câu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy quang phổ lăng kính
X5: Ghi lại được các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm )
Ghi lại kết quả từ các hoạt động học tập
X6: trình bày các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm ) một cách phù hợp
Trình bày được các kết quả học tập
X8: tham gia hoạt động nhóm trong học tập vật lí
Phân công công việc hợp lí để đạt hiệu quả cao nhất khi thực hiện các nhiệm vụ
C1: Xác định được trình độ hiện có về kiến thức, kĩ năng , thái độ của cá nhân trong học tập vật lí
Kiến thức liên quan đến lớp 11 về thấu kính, lăng kính, hiện tượng tán sắc
C5: sử dụng được kiến thức vật lí để đánh giá và cảnh báo mức độ an toàn của thí nghiệm, của các vấn đề trong cuộc sống và của các công nghệ hiện đại 
Ảnh hưởng của các loại quang phổ trong cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
Hình ảnh của các loại quang phổ
Giáo án điện tử có hình ảnh minh họa câu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy quang phổ lăng kính, hình ảnh các loại quang phổ
PHT 01
1/ Máy quang phổ là gì?
2/ Máy quang phổ lăng kính gồm bao nhiêu bộ phận cơ bản ?
3/ Nêu tác dụng của mỗi bộ phận ?
4/ Bộ phận nào của máy QPLK là quan trọng nhất ?
5/ Máy QPLK hoạt động dựa trên HT nào ?
6/ Nêu quá trình hoạt động của máy QPLK ?
PHT 02
7/ Quang phổ phát xạ là gì?
8/ Để khảo sát quang phổ của một chất ta làm như thế nào?
9/ QPLT là gì ?
10/ Những vật nào sẽ phát ra QPLT ?
11/ Những vật khác nhau sẽ cho QPLT như thế nào ?
12/ QPVPX là gì ?
13/ Nguồn phát ra QPVPX là chất gì ?
14/ QPVPX của những chất khác nhau sẽ như thế nào ?
15/ QPVPX có ứng dụng như thế nào ?
PHT 03
16/ QPVHT là gì?
17/ So sánh nhiệt độ của đám khí hấp thụ và nhiệt độ của nguồn phát ra QPLT?
18/ Nêu điều điện để có QPHT?
19/ QPHT có phụ thuộc vào bản chất nguyên tố không?
20/ QPHT được ứng dụng để làm gì?
2. Chuẩn bị của học sinh
Xem lại bài hiện tượng tán sắc ánh sáng
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Nội dung
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
Năng lực hình thành
Nội dung 1. (10 phút) Ổn định lớp. Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra sĩ số
Gọi học sinh lên bảng trả lời bài cũ.
nêu ứng dụng của hiện tượng tán sắc, định nghĩa ánh sáng đơn sắc, ánh sáng trắng?
Theo dõi và nhận xét câu trả lời của bạn
Nhận xét kết quả học tập
Nội dung 2 (15 phút)
Tìm hiểu về máy quang phổ
Máy quang phổ
- Là dụng cụ dùng để phân tích một chùm ánh sáng phức tạp thành những thành phần đơn sắc.
- Gồm 3 bộ phận chính:
1. Ống chuẩn trực
- Gồm TKHT L1, khe hẹp F đặt tại tiêu điểm chính của L1.
- Tạo ra chùm song song.
2. Hệ tán sắc
- Gồm 1 (hoặc 2, 3) lăng kính.
- Phân tán chùm sáng thành những thành phần đơn sắc, song song.
3. Buồng tối
- Là một hộp kín, gồm TKHT L2, tấm phim ảnh K (hoặc kính ảnh) đặt ở mặt phẳng tiêu của L2.
- Hứng ảnh của các thành phần đơn sắc khi qua lăng kính P: vạch quang phổ.
- Tập hợp các vạch quang phổ chụp được làm thành quang phổ của nguồn F.
*GV: Dùng phương tiện trình chiếu và cho HS xem hình ảnh về máy quang phổ lăng kính, phân tích ban đầu là 1 nguồn sáng phức tạp, sau khi ló ra khỏi máy quang phổ lăng kinh thì thu được quang phổ, tức là ánh sáng đã bị tán sắc ® câu 1
*GV : nhận xét, gút lại kiến thức
Dựa vào hình ảnh và gợi ý cho HS thấy được những bộ phận chính của máy quang phổ lăng kính
® câu 2, 3, 4
*GV : nhận xét, gọi tên từng bộ phân
*GV : nói rõ hơn về cấu tạo của mỗi bộ phận
1. Ống chuẩn trực
- Gồm TKHT L1, khe hẹp F đặt tại tiêu điểm chính của L1.
- Tạo ra chùm song song.
2. Hệ tán sắc
- Gồm 1 (hoặc 2, 3) lăng kính.
- Phân tán chùm sáng thành những thành phần đơn sắc, song song.
3. Buồng tối
- Là một hộp kín, gồm TKHT L2, tấm phim ảnh K (hoặc kính ảnh) đặt ở mặt phẳng tiêu của L2.
- Hứng ảnh của các thành phần đơn sắc khi qua lăng kính P: vạch quang phổ.
- Tập hợp các vạch quang phổ chụp được làm thành quang phổ của nguồn F.
*GV: Yêu cầu HS nêu quá trình hoạt động của máy QPLK
® câu 5, 6
*HS : theo dõi hình ảnh và nêu được định nghĩa máy quang phổ
*HS : nêu được 3 bộ phận chính của máy quang phổ LK
*HS : ghi nhận tên gọi và tác dụng của 3 bộ phận chính của máy QPLK
*HS: ghi nhận cấu tạo của từng bộ phận
*HS: Nêu hoạt động của máy QPLK
Tự học
Quan sát hình vẽ để nhận xét
Nội dung 3 (15 phút) Tìm hiểu về quang phổ phát xạ( quang phổ liên tục, quang phổ vạch phát xạ)
II. Quang phổ phát xạ
- Quang phổ phát xạ của một chất là quang phổ của ánh sáng do chất đó phát ra, khi được nung nóng đến nhiệt độ cao.
- Có thể chia thành 2 loại:
1. Quang phổ liên tục:
a. Định nghĩa
- Là một dải sáng có màu liên tục từ đỏ đến tím
b. Nguồn phát: Do mọi chất rắn, lỏng, khí có áp suất lớn phát ra khi bị nung nóng
c. Đặc điểm
Ở cùng 1 nhiệt độ, các chất khác nhau sẽ phát ra QPLT như nhau
Nhiệt độ càng cao, miền QP sẽ được mở rộng về phía AS có bước sóng ngắn
d. Ứng dụng:
đo nhiệt độ nguồn sáng
2. Quang phổ vạch phát xạ:
a. Định nghĩa:
- Là hệ thống những vạch màu riêng lẻ, ngăn cách nhau bởi những khoảng tối.
b. Nguồn phát:
- Do các chất khí ở áp suất thấp khi bị kích thích phát ra.
c. Đặc điểm
- Quang phổ vạch của các nguyên tố khác nhau thì rất khác nhau (số lượng các vạch, vị trí và độ sáng các vạch), đặc trưng cho nguyên tố đó.
d. Ứng dụng:
xác định thanh phần cấu tạo của nguồn sáng
*GV: Mọi chất rắn, lóng, khí được nung nóng đến nhiệt độ cao đều phát ra ánh sáng ® quang phổ do các chất đó phát ra gọi là quang phổ phát xạ ® câu 7
*GV: nhận xét, gút lại kiến thức ® câu 8
*GV : Cho HS xem hình ảnh quang phổ liên tục
® câu 9
*GV : Cho HS xem hình ảnh 1 số vật phát ra QPLT ® câu 10, 11
*GV : nhận xét, gút lại kiến thức
Cho HS xem hình ảnh QPVPX, giới thiệu hình ảnh QPVPX
® câu 12, 13
*GV : Cho HS xem hình ảnh QPVPX của 1 số chất
® câu 14
*HS : nêu được đặc điểm của QPVPX
*GV : nhận xét, gút lại kiến thức ® câu 15
*HS : lắng nghe GV giảng và nêu được định nghĩa QPVPX 
*HS : TLCH
*HS : nêu được định nghĩa QPLT
*HS : TLCH
*HS : quan sát hình ảnh và nêu được định nghĩa QPVPX, nguồn phát QPVPX
*HS : nêu được ứng dụng của QPVPX
Thảo luận nhóm
Nội dung 4 (10 phút)
Tìm hiểu về quang phổ hấp thụ
III. Quang phổ hấp thụ
a. Định nghĩa:
- Là hệ thống những vạch hoặc đám vạch tối trên nền quang phổ liên tục.
b. điều kiện để có QPHT:
- Nhiệt độ của đám khí hay hơi hấp thụ phải nhỏ hơn nhiệt độ của nguồn phát ra QPLT.
c. Đặc điểm
- Quang phổ vạch hấp thụ của các nguyên tố khác nhau thì rất khác nhau, đặc trưng cho nguyên tố đó.
d. Ứng dụng:
xác định thành phần cấu tạo của nguồn sáng
*GV: Cho HS xem hình ảnh QPVHT qua máy QPLK
® câu 16, 17
*GV: Cho HS xem hình ảnh QPVHT của 1 số chất
*HS: nêu được định nghĩa QPHT
*HS: Xem hình ảnh và nêu được đặc điểm và ứng dụng của QPHT
Trình bày nội dung về kiến thức
IV. BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỌC SINH
1. Bảng ma trận kiểm tra các mức độ nhận thức
Nội dung
Nhận biết
(Mức độ 1)
Thông hiểu
(Mức độ 2)
Vận dụng
(Mức độ 3)
Vận dụng cao
(Mức độ 4)
Quang phổ
Cấu tạo máy quang phổ
Đặc điểm, tính chất các loại quang phổ
2. Câu hỏi và bài tập củng cố
Câu 1. Tìm kết luận sai về đặc điểm của quang phổ liên tục (QPLT) ?
A. Các vật rắn , lõng , khí có tỉ khối lớn khi bị nung nóng sẽ phát ra QPLT .
B. Không phụ thuộc thành phần cấu tạo của nguồn sáng , mà chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng .
C. Nhiệt độ nâng cao , miền phát sáng của vật càng mở rộng về phía ánh sáng có bước sóng ngắn . 
D. QPLT được dùng để xác định thành phần cấu tạo hóa học của vật phát sáng
Câu 2.Tìm phát biểu sai khi nói về quang phổ vạch phát xạ ?
A. Quang phổ vạch phát xạ bao gồm một hệ thống các vạch màu riêng rẽ nằm trên nền tối
B. Quang phổ vạch phát xạ bao gồm một hệ thống các dãi màu biến thiên liên tục nằm trên nền tối.
C. Mỗi nguyên tố hóa học ở trạng thái khí hay hơi nóng sáng dưới áp suất thấpcho một quang phổ vạch riêng, đặc trưng cho nguyên tố đó
D. Quang phổ vạch phát xạ của những nguyên tố khác nhau thì rất khác nhau về số lượng các vạch quang phổ, vị trí các vạch, màu sắc các vạch và độ sáng tỉ đối của các vạch đó.
Câu 3.Tìm phát biểu sai khi nói về quang phổ vạch phát xạ ?
A. Quang phổ vạch phát xạ do các chất khí hay hơi ở áp suất thấp bị kích thích phát xạ. 
B. Có thể kích thích cho một chất khí phát sáng bằng cách đốt nóng hoặc bằng cách phóng tia lửa điện qua
đám khí đó.
C. Ở cùng một nhiệt độ , số vạch quang phổ phát xạ của kali và natri luôn bằng nhau 
D. Quang phổ của chùm sáng đèn phóng điện chứa khí loãng gồm một hệ thống các vạch màu riêng rẽ nằm trên nền tối là quang phổ vạch phát xạ. 
Câu 4.Chọn câu trả lời đúng . Quang phổ mặt trời do máy quang phổ ghi được là :
A. Quang phổ vạch hấp thụ .	B. Quang phổ liên tục
C. Quang phổ vạch phát xạ	D. Quang phổ liên tục hấp thụ
Câu 5.Máy quang phổ là dụng cụ dùng để :
A. Đo bước sóng của các vạch quang phổ.	B. Tiến hành các phép phân tích quang phổ.
C. Phân tích một chùm sáng phức tạp thành các thành phần đơn sắc. 	
D. Quan sát và chụp quang phổ của các vật 
Câu 6.Tìm đúng nguồn gốc phát ra ánh sáng nhìn thấy: 
A. Các vật nóng trên 500oC 	B. Ống Rơnghen 
C. Sự phân rã hạt nhân 	D. Các vật có nhiệt độ từ 0oC đến 500oC 
3. Dặn dò
1/ Nhận xét gì về dụng cụ phát hiện ra tia hồng ngoại, tử ngoại và ánh sáng thông thường?
2/ Nhận xét gì về nguồn phát ra tia hồng ngoại, tử ngoại và ánh sáng thông thường?
3/ Em có kết luận gì về bản chất cảu tia hồng ngoại, tử ngoại và ASKK?
4/ Nêu tính chất của quá trình truyền AS? Từ đó suy ra tính chất của tia HN và TN?
Ngày soạn: 1/1/2017
Ngày dạy: 	Tiết KHDH: 48
TIA HỒNG NGOẠI VÀ TIA TỬ NGOẠI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Cách phát hiện tia hồng ngoại và tia tử ngoại
- Bản chất và tính chất của tia hồng ngoại, tia tử ngoại
2. Kĩ năng
- Nêu được tính chất chung của ánh sáng nhìn thấy, tia hồng ngoại và tia tử ngoại
- So sánh tia hồng ngoại và tử ngoại
3. Thái độ
- Tự tin đưa ra ý kiến cá nhân khi thực hiện các nhiệm vụ ở lớp, ở nhà.
- Chủ động trao đổi thảo luận với các học sinh khác và với giáo viên.
- Hợp tác chặt chẽ với các bạn khi thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu thực hiện ở nhà.
- Tích cực hợp tác, tự học để lĩnh hội kiến thức
4. Xác định nội dung trọng tâm của bài
1: Cách phát hiện ra tia hồng ngoại và tử ngoại, tia X.
2: bản chất của các tia, tính chất và công dụng.
3: Nguồn tạo ra các loại tia này.
4: Sắp xếp thang sóng điện từ.
5. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực hợp tác
- Năng lực chuyên biệt: 
Năng lực thành phần
Mô tả mức độ thực hiện 
trong chủ đề
K1: Trình bày được kiến thức về các hiện tượng, đại lượng, định luật, nguyên lí vật lí cơ bản, các phép đo, các hằng số vật lí
-Nêu được định nghĩa về tia hồng ngoại, tử ngoại, tia X.
- nêu được tings chất và công dụng của các tia này.
_ nêu được nguồn phát ra các tia này.
K2: Trình bày được mối quan hệ giữa các kiến thức vật lí 
-nêu lên được mối liên hệ giữa bản chất của các tia với sóng ánh sáng.
Nêu lên được sự giống và khác nhau giữa các tia về mặt tính chất và công dụng .
K4: Vận dụng (giải thích, dự đoán, tính toán, đề ra giải pháp, đánh giá giải pháp  ) kiến thức vật lí vào các tình huống thực tiễn
Giải thích được ý nghĩa của công dụng của từng tia trong cuộc sống.
P1: Đặt ra những câu hỏi về một sự kiện vật lí
Đặt câu hỏi liên quan đến các tia.
P3: Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí thông tin từ các nguồn khác nhau để giải quyết vấn đề trong học tập vật lí
Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí thông tin từ các nguồn khác nhau: đọc sách giáo khoa, sách tham khảo, báo chí,...để tìm hiểu các vấn đề liên quan đến sóng cơ
P4: Vận dụng sự tương tự và các mô hình để xây dựng kiến thức vật lí
Sóng ánh sáng
P5: Lựa chọn và sử dụng các công cụ toán học phù hợp trong học tập vật lí.
So sánh, tổng hợp
X2: phân biệt được những mô tả các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ đời sống và ngôn ngữ vật lí (chuyên ngành ) 
Phân biệt bức xạ và tia
X4: mô tả được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của các thiết bị kĩ thuật, công nghệ
Môt tả được cấu tạo và nguyên tác hoạt động của ống cu – lít – giơ
X5: Ghi lại được các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm )
Ghi lại kết quả từ các hoạt động học tập
X6: trình bày các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm ) một cách phù hợp
Trình bày được các kết quả học tập
X8: tham gia hoạt động nhóm trong học tập vật lí
Phân công công việc hợp lí để đạt hiệu quả cao nhất khi thực hiện các nhiệm vụ
C1: Xác định được trình độ hiện có về kiến thức, kĩ năng , thái độ của cá nhân trong học tập vật lí
Kiến thức liên quan đến sóng ánh sáng
C6: nhận ra được ảnh hưởng vật lí lên các mối quan hệ xã hội và lịch sử.
Công dụng của các tia trong cuộc sống
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: Giáo án trình chiếu có hình ảnh mô tả tính chất và công dụng của tia hồng ngoại và tia tử ngoại; thí nghiệm ảo phát hiện tia hồng ngoại và tia tử ngoại
2. Học sinh: Ôn lại hiệu ứng nhiệt điện và nhiệt kế cặp nhiệt điện.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Nội dung
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
Năng lực hình thành
Nội dung 1. (10 phút) Ổn định lớp. Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra sĩ số
Gọi học sinh lên bảng trả lời bài cũ.
1. Nêu cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy quang phổ lăng kính?
2. Quang phổ liên tục là gì? Điều kiện để có QPLT? Đặc điểm?
3. Quang phổ vạch phát xạ là gì? Điều kiện để có QPVPX? Đặc điểm?
4. Quang phổ hấp thụ là gì? Cách tạp ra QPLT? Đặc điểm?
Theo dõi và nhận xét câu trả lời của bạn
Nhận xét kết quả học tập
Nội dung 2 (15 phút)
Tìm hiểu thí nghiệm phát hiện tia hồng ngoại và tia tử ngoại
I. Phát hiện tia hồng ngoại và tia tử ngoại
Thí nghiệm: SGK
Kết quả: 
- Các ASĐS có tác dụng nhiệt
- ASĐS khác nhau có tác dụng nhiệt khác nhau
- Ngoài vùng ASKK có những bức xạ không nhìn thấy cũng có tác dụng nhiệt
- Bức xạ ngoài vùng đỏ gọi là bức xạ hồng ngoại, bức xạ ngoài vùng tím gọi là bức xạ tử ngoại
GV giới thiệu và thí nghiệm phát hiện ra tia tử ngoại và hồng ngoại
Bằng hai cách là dùng cặp nhiệt điện và màn có phủ bột huỳnh quang
Quan sát và giải thích tại sao kim điện kế bị lệch và bột huỳnh quang phát sáng.
-Thông báo kiến thức
- Vậy, ở ngoài quang phổ ánh sáng nhìn thấy được, ở cả hai đầu đỏ và tím, còn có những bức xạ mà mắt không trông thấy, nhưng mối hàn của cặp nhiệt điện và bột huỳnh quang phát hiện được.
- Bức xạ ở điểm A: bức xạ (hay tia) hồng ngoại.
- Bức xạ ở điểm B: bức xạ (hay tia) tử ngoại.
Học sinh quan sát và giải thích 
HS làm việc cá nhân
K1, K3
Nội dung 3 (15 phút)
Tìm hiểu về bản chất chung của tia tử ngoại và hồng ngoại
II. Bản chất và tính chất chung của tia hồng ngoại và tử ngoại
1. Bản chất
- Tia hồng ngoại và tia tử ngoại có cùng bản chất với ánh sáng thông thường, và chỉ khác ở chỗ, không nhìn thấy được.
2. Tính chất
- Chúng tuân theo các định luật: truyền thẳng, phản xạ, khúc xạ, và cũng gây được hiện tượng nhiễu xạ, giao thoa như ánh sáng thông thường.
5/ Nhận xét gì về dụng cụ phát hiện ra tia hồng ngoại, tử ngoại và ánh sáng thông thường?
6/ Nhận xét gì về nguồn phát ra tia hồng ngoại, tử ngoại và ánh sáng thông thường?
7/ Em có kết luận gì về bản chất cảu tia hồng ngoại, tử ngoại và ASKK?
8/ Nêu tính chất của quá trình truyền AS? Từ đó suy ra tính chất của tia HN và TN?
Học sinh nêu kiến thức về ánh sáng có bản là sóng điện từ, nó có khả năng giao thoa, khúc xạ , phản xạ
 HS đọc sách và vận dụng sự tương đồng giữa các kiến thức để nêu
Thảo luận nhóm
Nội dung 4 (5 phút)
Tìm hiểu về tia hồng ngoại
III. Tia hồng ngoại
1. Bản chất:
Là sóng điện từ có bước sóng dài hơn bước sóng của AS đỏ
Vài mm ³ lHN ³ 760nm
2. Nguồn phát
- Mọi vật có nhiệt độ cao hơn 0K đều phát ra tia hồng ngoại.
- Vật có nhiệt độ cao hơn môi trường xung quanh thì phát bức xạ hồng ngoại ra môi trường.
- Nguồn phát tia hồng ngoại thông dụng: bóng đèn dây tóc, bếp ga, bếp than, điôt hồng ngoại
3. Tính chất
- Tác dụng nhiệt rất mạnh 
- Có khả năng gây ra một số phản ứng hóa học
- Có thể biến điệu như sóng điện từ cao tần
4. Công dụng
- Sấy khô, sưởi ấm
- Chụp ảnh hồng ngoại
- Chế tạo điều khiển từ xa
- Trong quân sự: ống nhòm hồng ngoại, camera hồng ngoại, tên lửa tự đồng tìm mục tiêu
9/ Nêu bản chất của tia hồng ngoại?
10/ Những nguồn nào phát ra tia hồng ngoại?
11/ Tia hồng ngoại có những tính chất nào?
12/ Dựa vào tính chất của tia HN, ta có những ứng dụng nào của tia hồng ngoại?
HS nêu bản chất và tính chất
K1, K2, k4
Nội dung 5 (5 phút)
Tìm hiểu về tia tử ngoại
IV. Tia tử ngoại
1. Bản chất:
Là sóng điện từ, mắt tường không nhìn thấy được, có bước sóng nhỏ hơn ánh sáng tím
2. Nguồn tia tử ngoại
- Những vật có nhiệt độ cao (từ 2000oC trở lên) đều phát tia tử ngoại.
- Nguồn phát thông thường: hồ quang điện, Mặt trời, phổ biến là đèn hơi thuỷ ngân.
3. Tính chất
- Tác dụng lên phim ảnh.
- Kích thích sự phát quang của nhiều chất.
- Kích thích nhiều phản ứng hoá học: phản ứng quang hóa, quang hợp
- Làm ion hoá không khí và nhiều chất khí khác.
- Tác dụng sinh học: hủy diệt TB da, nấm mốc
- Bị thủy tinh hấp thụ mạnh nhưng có thể truyền qua thạch anh
4. Công dụng:
- Trong y học: khử trùng dụng cụ y tế, chữa bênh còi xương
- Trong công nghiệp cơ khí: tìm vết nứt trên sản phẩm đúc
- Trong công nghiệp thực phẩm: tiệt trùng thực phẩm trước khi đóng gói
4. Công dụng
- Trong y học: tiệt trùng, chữa bệnh còi xương.
- Trong CN thực phẩm: tiệt trùng thực phẩm.
- CN cơ khí: tìm vết nứt trên bề mặt các vật bằng kim loại.
13/ Nêu bản chất của tia tử ngoại?
14/ Những nguồn nào phát ra tia tử ngoại?
15/ Tia tử ngoại có những tính chất nào?
16/ Dựa vào tính chất của tia TN, ta có những ứng dụng nào của tia tử ngoại?
17/ Tại sao người thợ hàn hồ quang phải cần “mặt nạ” che mặt, mỗi khi cho phóng hồ quang?
HS đọc sgk và thảo luận nhóm đẻ trả lời các câu hỏi
P3,X1, x3, x5 x6 x7 x8 x9
IV. BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỌC SINH
1. Bảng ma trận kiểm tra các mức độ nhận thức
Nội dung
Nhận biết
(Mức độ 1)
Thông hiểu
(Mức độ 2)
Vận dụng
(Mức độ 3)
Vận dụng cao
(Mức độ 4)
Tia hồng ngoại
Bản chất
Tính chất
ứng dụng
Tia tử ngoại
Bản chất
Tính chất
ứng dụng
2. Câu hỏi và bài tập củng cố
Nhận biết
Câu 1. Tìm đúng nguồn gốc của tia tử ngọai: 
A. Do sự phân hủy hạt nhân 	B. Do mạch dao động LC với tần số f lớn 
C. Do ống Rơnghen 	D. Do các vật có nhiệt độ > 3000oC 
Câu 2. Tìm phát biểu sai về tia hồng ngọai: 
A. Tia hồng ngọai nằm ngoài vùng ánh sáng nhìn thấy, nó có bước sóng dài hơn bước sóng ánh sáng đỏ .
B. Vật ở nhịêt độ thấp chỉ phát ra tia hồng ngọai. Nhiệt độ trên 5000C mới bắt đầu phát ra ánh sáng nhìn thấy. 
C. Tia hồng ngoại kích thích thị giác làm cho ta nhìn thấy màu hồng. 
D. Tia hồng ngoại có bản chất là sóng điện từ do các vật bị nung nóng phát ra. 
Câu 3.Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về tia hồng ngọai: 
A. Nguồn tia hồng ngoại thường là các bóng đèn dây tóc có công suất lên đến 1kW, nhưng nhiệt độ dây tóc không vượt quá 5000C. 
B. Các vật có nhiệt độ 5000C chỉ phát ra ánh sáng nhìn thấy. 
C. Chỉ các vật mà ta sờ thấy nóng ấm mới phát ra tia hồng ngọai, các vật sờ thấy lạnh như các vật có nhiệt độ < 00C thì không thể có tia hồng ngọai. 
D. Mọi vật có nhiệt độ trên không độ tuyệt đối ( > - 2730C) đều có tia hồng ngoại .
Câu 4.Tìm phát biểu đúng về tia tử ngọai:
A. Tia tử ngọai là một trong những bức xạ mà mắt thường nhìn thấy màu tím .
B. Tia tử ngọai là những bức xạ mà mắt thường không thể nhìn thấy có bước sóng > 0,76mm
C. Tia tử ngọai là những bức xạ mà mắt thường không thể nhìn thấy có bước sóng < 0,38 mm.
D. Tia tử ngọai là những bức xạ mà mắt thường không thể nhìn thấy, do các vật có khối lượng riêng lớn phát ra
Thông hiểu
Câu 5.Tìm phát biểu sai về tia tử ngọai: 
A. Tia tử ngọai có bản chất là sóng điện từ có bước sóng < 0,38mm 
B. Tia tử ngọai có tác dụng rất mạnh lên kính ảnh 
C. Tia tử ngoại thường dùng để tiêu diệt vi khuẩn, sưởi ấm , sấy khô các sản phẩm. 
D. Các vật nóng trên 30000C phát ra tia tử ngoại rất mạnh 
Câu 10.Điều nào sau đây là không đúng khi so sánh tia hồng ngoại và tia tử ngoại ?
A. Cùng bản chất là sóng điện từ
B. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều tác dụng lên kính ảnh
C. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều không nhìn thấy bằng mắt thường
D. Tia hồng ngoại có bước sóng nhỏ hơn tia tử ngoại
Câu 14.Một vật phát được tia hồng ngoại vào môi trường xung quanh phải có nhiệt độ 
A. Trên O0C	B. Trên O0K	C. Trên 1000C	D. Cao hơn nhiệt độ môi trường.
Câu 15.Chọn câu phát biểu đúng.
A. Tia hồng ngoại có tần số cao hơn tia sáng vàng của natri
B. Tia tử ngoại có bước sóng lớn hơn các tia Ha , Hb . . . của hiđrô
C. Tia hồng ngoại có bước sóng lớn hơn bước sóng của tia tử ngoại.
D. Tia tử ngoai có tần số thấp hơn tia hồng ngoại 
Câu 16.Tìm đúng nguồn gốc phát sinh của tia hồng ngọai: 
A. Do các vật có nhiệt độ > 0oK .	B. Do sự phân hủy hạt nhân phát ra 
C. Do mạch dao động LC với tần số f lớn phát ra	D. Do ống Rơnghen phát ra
Vận dụng
Câu 18.Những bức xạ có thể làm phát quang một số chất là :
A. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại.	B. Tia hồng ngoại và ánh sáng nhìn thấy.
C. Tia rơnghen và tia tử ngoại.	D. Tia hồng ngoại và sóng vô tuyến .
Câu 19.Bóng đen dây tóc nóng sáng , nhiệt độ của tim đen lên đến 15000C . Đèn sẽ phát ra các bức xạ :
A. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại.	B. Tia hồng ngoại và ánh sáng nhìn thấy.
C. Tia rơnghen và tia tử ngoại.	D. Tia hồng ngoại và sóng vô tuyến .
3. Dặn dò
Dựa vào bản chất của tia tử ngoại, hãy nêu bả

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an hoc ki 1_12185971.doc