Giáo án môn Vật lí 12 - Tiết 50: Ôn tập chương IV, V

ÔN TẬP CHƯƠNG IV, V

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Củng cố, nắm vững lí thuyết chương sóng ánh sáng

2. Kĩ năng:

- làm được một số bài tập về tan sắc, giao thoa ánh sáng

- Rèn luyện kĩ năng tổng hợp, khái quát hóa kiến thức, tu duy sáng tạo.

3. Kĩ năng:

- Nghiêm túc chú ý trong giờ học.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

- Nội dung ôn tập

- Một số câu hỏi lí thuyết và bài tập

2. Học sinh:

- Ôn lại kiến thức chương VI

 

doc 7 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 905Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lí 12 - Tiết 50: Ôn tập chương IV, V", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết ( PPCT): 50
Ngày soạn: / / 2018
Lớp dạy: 12A1. Tiết( TKB): .Ngày dạy:/../2018.Sỹ số:  .Vắng:
Lớp dạy: 12A2. Tiết( TKB): .Ngày dạy:/../2018. Sỹ số: .Vắng:
Lớp dạy: 12A3. Tiết( TKB): .Ngày dạy:/../2018. Sỹ số:  Vắng:
Lớp dạy: 12A4. Tiết( TKB): .Ngày dạy:/../2018. Sỹ số:  Vắng:
ÔN TẬP CHƯƠNG IV, V
I. MỤC TIÊU	
1. Kiến thức: 
- Củng cố, nắm vững lí thuyết chương sóng ánh sáng
2. Kĩ năng: 
- làm được một số bài tập về tan sắc, giao thoa ánh sáng
- Rèn luyện kĩ năng tổng hợp, khái quát hóa kiến thức, tu duy sáng tạo.
3. Kĩ năng: 
- Nghiêm túc chú ý trong giờ học.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: 
- Nội dung ôn tập
- Một số câu hỏi lí thuyết và bài tập 
2. Học sinh: 	
- Ôn lại kiến thức chương VI
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: không
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
NỘI DUNG
GV: Cùng hs tóm tắt kiến thức cơ bản của tia X.
HS: Hợp tác với gv.
Hoạt động 1: “ Chữa bài tập”
GV: Yêu cầu hs hoạt động nhóm bài tập số 5 (sgk – 146); bài tập 28.1; 28.2(sbt – 45, 46). Trả lời ra bảng phụ.
HS: Lắng nghe và nhận nhiệm vụ.
GV: Đôn đốc, nhắc nhở hs tích cực thảo luận.
HS: Treo bảng phụ.
GV: Nhận xét và đánh giá hoạt động của các nhóm.
HS: Lắng nghe và ghi nhận.
GV: Yêu cầu 02 hs lên bảng làm bài tập 6, 7 (sgk – 146)
HS: Lên bảng giải bài tập.
GV: yêu cầu các hs còn lại hoạt động độc lập và đối chiếu với kết quả của bạn.
HS: Thực hiện theo yêu cầu của gv.
Bài tập số 6 (sgk – 146)
Cho U = 10 kV
me= 9,1.10-31 kg; e = - 1,6.10-19C.
Tính vmăx= ? và Wđ max = ?
GV: Nhận xét từng bài của hs và đánh giá cho điểm.
HS: Lắng nghe và ghi nhận.
Bài tập số 7 (sgk – 146)
Cho
 U = 10 kV.
Tính a. 
b. vmăx= ? t = 60(s) 
GV: Yêu cầu hs hoạt động độc lập và lên bảng giải bài tập số 28.4 (sbt – 46)
HS: Hoạt động cá nhân và lên bảng giải bài tập.
GV: Nhận xét và đánh giá cho điểm.
HS: Lắng nghe và ghi nhận.
Bài tập số 28.4(sbt – 45)
Cho v = 45 000 km/s
∆v = 5 000 km/s
∆U =?
GV: Gợi ý bài tập số 28.6 (sbt -46).
HS: Lắng nghe và hoạt động độc lập.
GV: Yêu cầu hs lên bảng giải bài tập.
HS: Thực hiện theo yêu cầu của gv.
GV: Nhận xét và đánh giá cho điểm.
HS: Lắng nghe và ghi nhận.
Bài tập số 28.6(sbt – 45)
Cho biết 
∆v = 5,2.106 m/s
∆U =2 000 V
U =?
I- KIẾN THỨC CẦN NHỚ
1. công thức tính điện lượng qua ống
 q = I.t
2. Số êlectron đến đối catốt của ống Cu – lit – giơ q = n.e → n = q/ e = I.t/ e
3. Công thức tính tốc độ của electron khi đập vào đối catốt. 
Nếu bỏ qua động năng của electron lúc bứt ra khỏi catốt thì định lí động năng cho bởi:
 Trong đó (½.m.v2) là động năng của electron tại đối catốt.
B- CHỮA BÀI TẬP
1. Dạng bài trắc nghiệm khách quan
Chọn phương án C
“Tia X có bước sóng nhỏ hơn tia tử ngoại”
Bài tập số 28.1 (sbt – 46)
Chọn phương án D
“hủy diệt tế bào”
Bài tập số 28.2 (sbt – 45)
Chọn phương án A
“một chất rắn khó nóng chảy, có nguyên tử lượng lớn”
2. Dạng bài tự luận
Bài tập số 6 (sgk – 146)
Bài giải
Tốc độ và động năng cực đại của electron khi đập vào đối catốt lần lượt là:
ADCT : Wđmax = (1)
Từ (1) ta có 
Wđmax = (J)
Và vmax = (m/s) 
 vmax= 70000 (km/s).
Bài tập số 7 (sgk – 146)
Bài giải
a. Dòng điện trung bình chạy trong ống Cu- lit – Giơ là: ADCT 
Số êlectron qua ống trong mỗi giây là:
q = I.t = n.e → 
b. Nhiệt lượng toả ra trên anốt trong mỗi phút là:
 Q = U.I. t = 104. 0,04. 60 = 24 000 (J) = 24 (kJ)
Bài tập số 28.4(sbt – 45)
Bài giải
Động năng ban đầu của electron khi đến anốt là:
Khi tốc độ của êlectron tăng thêm một lượng 5000km/s là: 
=
Bài tập số 28.6(sbt – 45)
Bài giải
Động năng ban đầu của electron khi đến anốt là:
 (1) 
Khi tốc độ của êlectron giảm một lượng 5,2 106 m/s là: 
Vậy hiệu điện thế của ống là: 
4. Củng cố 
GV: Hệ thống lại kiến thức cơ bản về tia X.
HS: Lắng nghe và lĩnh hội kiến thức.
5. Hướng dẫn học ở nhà
GV: Yêu cầu hs về nhà:
- Xem lại các bài đã chữa và hoàn thành số bài còn lại trong sbt
- Ôn lại toàn bộ kiến thức đã học trong chương.
Hệ thống kiến thức trong chương
1) Hiện tượng tán sắc ánh sáng: Sự phân tích chùm sáng phức tạp thành những thành phần đơn sắc khác nhau gọi là sự tán sắc ánh sáng.
Dải sáng nhiều màu gọi là quang phổ của ánh sáng. Đó là kết quả của tán sắc ánh sáng.
Tán sắc ánh sáng xảy ra trên bề mặt phân cách giữa hai môi trường, khi ánh sáng chiếu xiên góc với mặt phân cách.
Nguyên nhân của hiện tượng tán sắc ánh sáng là do vận tốc truyền ánh sáng trong môi trường trong suốt phụ thuộc vào tần số (chu kỳ) của ánh sáng. Vì vậy chiết suất của môi trường trong suốt phụ thuộc vào tần số (hay bước sóng của ánh sáng). ánh sáng có tần số càng nhỏ (bước sóng càng dài) thì chiết suất của môi trường càng bé. Chiết suất môi trường tăng từ màu đỏ đến màu tím.
Chiết suất một môi trường trong suốt tính theo công thức: (A và B là hằng số).
Cầu vồng là kết quả tán sắc ánh sáng mặt trời chiếu qua các giọt nước mưa, mỗi người nhìn thấy cầu vồng khác nhau.
Hiện tượng tán sắc ánh sáng được ứng dụng trong máy quang phổ để phân tích thành phần cấu tạo của chùm ánh sáng do các nguồn sáng phát ra.
2) ánh sáng đơn sắc là ánh sáng có bước sóng (tần số) và màu sắc nhất định; nó không bị tán sắc khi đi qua lăng kính. ánh sáng trắng là tập hợp của rất nhiều ánh sáng đơn sắc khác nhau.
Mỗi ánh sáng đơn sắc có bước sóng, tương ứng với màu sắc nhất định: từ tím, chàm, lam, lục, vàng, da cam, đỏ: trong khoảng 0.38, 0.43, 0.45, 0.50, 0.57, 0.59, 0.64, 0.76 (mm).
Quá trình ánh sáng truyền đi (sóng truyền đi) thì tần số (hay chu kỳ) không đổi, màu sắc không đổi, còn bước sóng và vận tốc thay đổi. Vận tốc ánh sáng qua môi trường giảm (hay chiết suất tăng) bao nhiêu lần thì bước sóng giảm bấy nhiêu lần.
3) Hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng là hiện tượng truyền ánh sáng không tuân theo định luật truyền thẳng ánh sáng, quan sát được khi ánh sáng truyền qua lỗ nhỏ, hoặc gần mép những vật trong suốt hoặc không trong suốt. 
Nguyên nhân: Sự truyền ánh sáng là một quá trình truyền sóng. ánh sáng truyền tới lỗ nhỏ, lỗ như nguồn sáng mới, tạo ra hiện tượng này. Hiện tượng này chứng tỏ ánh sáng có tính chất sóng.
ứng dụng trong các máy quang phổ cách tử nhiễu xạ, để phân tích một chùm sáng đa sắc thành các thành phần đơn sắc,
4) Giao thoa ánh sáng: 
Giao thoa ánh sáng là sự tổng hợp của hai sóng kết hợp, đó là hai sóng ánh sáng dao hai nguồn kết hợp phát ra, có cùng phương dao động, cùng chu kỳ (tần số - màu sắc) và có độ lệch pha không đổi theo thời gian. (Phải do cùng một nguồn tạo ra).
Giao thoa ánh sáng một bằng chứng thực nghiệm chứng tỏ rằng áng sáng có tính chất sóng.
Hiệu đường đi:; khoảng vân i = λD/a. 
Với ánh sáng đơn sắc: vân giao thoa là những vạch sáng và tối xen kẽ nhau một cách đều đặn. Khoảng vân tăng từ màu tím đến màu đỏ.
Vị trí vân sáng là , k là bậc của vân giao thoa.
Vị trí vân tối là: . Vân tối thứ n nắm giữa vân sáng n -1 và vân sáng n.
Bậc 1: k = 0 và -1; bậc 2 k = 1 và -2 ..
Với ánh sáng trắng: vân trung tâm (giữa) có màu trắng, bậc 1 màu như cầu vồng, tím ở trong, đỏ ở ngoài. Từ bậc 2 trở lên không rõ nét vì có một phần chồng lên nhau.
Số vân sáng là lẻ (khoảng vân chẵn số vân + thêm 1; khoảng vân lẻ số vân bằng khoảng vân).
Giao thoa trên bản mỏng như vết dầu loang, màng xà phòng xảy ra với áng sáng trắng (ban ngày), mỗi người quan sát có vân (màu) ở vị trí khác nhau.
Nhờ hiện tượng giao thoa ánh sáng người ta đo xác định được bước sóng ánh sáng.
5) Máy quang phổ: 
+ là dụng cụ dùng để phân tích chùm sáng thành những thành phần đơn sắc khác nhau, hay dùng để nhận biết cấu tạo của một chùm sáng phức tạp do nguồn sáng phát ra.
+ Gồm 3 bộ phận chính: 
- ống chuẩn trực: tạo ra chùm sáng song song, gồm thấu kính hội tụ L1, có khe F ở tiêu diện.
- Lăng kính P hoặc cách tử nhiễu xạ: phân tích chùm sáng song song thành nhiều chùm sáng đơn sắc song song.
- Buồng ảnh: tạo ra quang phổ của chùm sáng, để quan sát hoặc chụp ảnh, gồm thấu kính hội tụ L2. Màn ảnh hay kính mờ đặt ở tiêu diện thấu kính.
+ Nguồn sáng S cần nghiên cứu đặt trước thấu kính L sao cho ảnh của nó tạo ra tại F. ánh sáng đi qua L1 tạo thành chùm song song, do đó quan lăng kính hay cách tử nhiễu xạ được phân tích thành nhiều chùm đơn sắc song song, mỗi chùm đơn sắc có một góc lệch nhất định. Sau khi đi qua L2 mỗi chùm đơn sắc hội tụ tại một điểm trên tiêu diện, do đó trên màn ảnh hay kính mờ ta thu được quang phổ của nguồn sáng.
6) Các loại quang phổ:
+ Quang phổ liên tục là quang phổ gồm nhiều dải sáng, màu sắc khác nhau, nối tiếp nhau một cách liên tục. Nó do chất rắn, lỏng hay khí (hơi) có khối lượng riêng lớn (bị nén mạnh), khi bị nung nóng sẽ phát ra, chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng, Nhiệt độ tăng dần thì cường độ bức xạ càng mạnh và tăng dần từ bức xạ có bước sóng dài sang bước sóng ngắn. ứng dụng để đo nhiệt độ của nguồn sáng.
+ Quang phổ vạch phát xạ là quang phổ bao gồm các vạch màu riêng lẻ, ngăn cách nhau bằng những khoảng tối. Quang phổ này do các chất khí hay hơi có khối lượng riêng nhỏ phát ra khi bị kích thích (khi nóng sáng, hoặc khi có dòng điện phóng qua). Mỗi chất khí bị kích thích phát ra những bức xạ có bước sóng xác định và cho một quang phổ vạch riêng, đặc trưng cho nguyên tố đó.
+ Quang phổ liên tục, thiếu nhiều vạch màu do bị chất khí (hay hơi kim loại) hấp thụ, được gọi là quang phổ vạch hấp thụ của nguyên tố đó. Nó tạo thành khi chiếu ánh sáng trắng qua một chất khí (hay hơi) bị kích thích, nhưng nhiết độ của khí (hơi) hấp thụ phải nhỏ hơn nhiệt độ của quang phổ liên tục. Mỗi nguyên tố hoá học cho một quang phổ hấp thụ riêng đặc trưng cho nguyên tố đó.
+ ở nhiệt độ xác định, một vật chỉ hấp thụ những bức xạ nào mà nó có khả năng phát xạ, và ngược lại, nó chỉ phát ra bức xạ nào mà nó có khả năng hấp thụ. (Định luật Kiếc-sốp - sự đảo sắc các vạch quang phổ).
+ Phép phân tích quang phổ: là phương pháp vật lí dùng để xác định thành phần hoá học của một chất hay hợp chất, dựa vào việc nghiên cứu quang phổ của ánh sáng do chất ấy phát ra hoặc hấp thụ. Nó cho biết sự có mặt của 1 nguyên tố hoá học trong mẫu. Cho kết quả nhanh, chính xác cả định tính và định lượng. Rất nhạy (chỉ cần nồng độ nhỏ), cả cho biết nhiệt độ phát xạ và xa người quan sát.
7) Các loại tia:
a) Tia hồng ngoại là những bức xạ không nhìn thấy, có bước sóng từ vài mili mét đến 0,76μm (nhỏ hợ sóng vô tuyến, lớn hơn áng sáng đỏ).
Tia hồng ngoại do các vật phát ra (cả nhiệt độ thấp). Nhiệt độ càng cao, bước sóng càng nhỏ.
Tia hồng ngoại có tác dụng nhiệt mạnh, tác dụng lên kính ảnh, gây hiệu ứng quang điện trong ở một số chất bán dẫn. 
Nó được ứng dụng để sưởi, sấy khô, chụp ảnh hồng ngoại, quan sát ban đêm (quân sự), điều khiển từ xa trong các thiết bị nghe, nhìn.
b) Tia tử ngoại là những bức xạ không nhìn thấy được có bước sóng nhỏ hơn bước sóng ngắn hơn 3,8.10-7m đến 10-9m (hay bức xạ tử ngoại).
Phát ra từ những vật nung nóng có nhiệt độ cao (20000C trở lên) hoặc do đèn hồ quang, phóng điện qua hơi thuỷ ngân ở áp suất thấpắnMtj trời có 9% bức xạ tử ngoại.
Có tác dụng lên kính ảnh, tác dụng sinh lí, ion hoá không khí, khích thích phát quang một số chất, bị nước và thuỷ tinh hấp thụ mạnh. Tia tử ngoại có bước sóng 0,18mm đến 0,38mm truyền qua được thạch anh. Gây phản ứng quang hoá, gây ra hiện tượng quang điện.
Dùng để khử trùng nước, thực phẩm; để chữ bệnh (còi xương), kích thích phát quang (đèn ống) phát hiện vết nứt trên sản phẩm.
c) Tia X (Rơn ghen) là những bức xạ điện từ có bước sóng từ 10-12m đến 10-9m (ngắn hơn bước sóng tia tử ngoại). 
Tia X tạo thành khi chùm êléctron chuyển động với năng lượng lớn va chạm (bắn phá) vào nguyên tử (khí, lỏng, rắn).
Tia X tạo ra trong ống riêng: ống tia catốt có lắp thêm đối âm cực bằng kim loại có nguyên tử lượng lớn, chịu nhiệt độ cao. 
Có khả năng đâm xuyên mạnh (giảm theo chiều tăng của nguyên tử lượng), tác dụng lên kính ảnh, ion hoá không khí, phát quang một số chất, tác dụng sinh lí mạnh, diệt vi khuẩn, huỷ tế bào, gây nên hiện tượng quang điện cho hầu hết các kim loại. 
Dùng chụp, chiếu điện chẩn đoán bệnh, tìm khuyết tật trong sản phẩm, nghiên cứu cấu trúc tinh thể.
d) Các tia đều có bản chất là sóng điện từ nhưng có bước sóng khác nhau nên có tính chất và cách tạo ra cũng khác nhau.
Tần số càng lớn (bước sóng càng nhỏ) thì khả năng đâm xuyên càng mạnh.
8) Cách tạo ra nguôn kết hợp:
a) Khe Yâng (đã học).
b) Lưỡng lăng kính Frexnen: Gồm hai lănh kính, có chiết suất n, góc chiết quang A rất nhỏ, gắn đáy chung.
Điểm sáng S đặt trên đường giao tuyết chung hai đáy, cách hai đáy là d1, ánh sáng qua 2 lăng kính như xuất phát từ S1 và S2. S1S2 = a = 2.d1.A(2n - 1).
Khoảng cách từ lăng kính đến màn là d2, D = d1 + d2. khoảng vân: 
Chiều rộng miền giao thoa: MN = 2.d2.A(n -1); số khoảng vân trên màn: n = MN/i.
Số vân quan sát trên màn: Vân sáng luôn là lẻ, số vân tối là chẵn.
IV. Củng cố, giao bài tập về nhà
GV yêu cầu hs về nhà ôn lại kiến thức chương V.
Xem lại các bài đã chữa, chuẩn bị tiết sau kiểm tra 45 phút.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 50.doc