Giáo án môn Vật lí 12 - Tiết 56: Mẫu nguyên tử bo

MẪU NGUYÊN TỬ BO

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Trình bày được mẫu nguyên tử Bo.

- Phát biểu được hai tiên đề của Bo về cấu tạo nguyên tử.

- Giải thích được tại sao quang phổ phát xạ và hấp thụ của nguyên tử hiđrô lại là quang phổ vạch.

2. Kĩ năng

- Vận dụng các công thức đã học vào giải bài tập trong SGK

3.Thái độ

- Rèn thái độ tích cực tìm hiểu, học tập, tự lực nghiên cứu các vấn đề mới trong khoa học

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên

- Giáo án, SGK, SGV, đọc trước nội dung bài,và hệ thống câu hỏi.

- Hình vẽ các quỹ đạo của êlectron trong nguyên tử hiđrô trên giấy khổ lớn

 

doc 2 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1212Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lí 12 - Tiết 56: Mẫu nguyên tử bo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết ( PPCT): 56
Ngày soạn: / / 2016
Lớp dạy: 12A1. Tiết( TKB): .Ngày dạy:/../2016.Sỹ số:  .Vắng:
Lớp dạy: 12A2. Tiết( TKB): .Ngày dạy:/../2016. Sỹ số: . Vắng:
Lớp dạy: 12A3. Tiết( TKB): .Ngày dạy:/../2016. Sỹ số:  Vắng:
Lớp dạy: 12A4. Tiết( TKB): .Ngày dạy:/../2016. Sỹ số:  Vắng:
MẪU NGUYÊN TỬ BO
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Trình bày được mẫu nguyên tử Bo.
- Phát biểu được hai tiên đề của Bo về cấu tạo nguyên tử.
- Giải thích được tại sao quang phổ phát xạ và hấp thụ của nguyên tử hiđrô lại là quang phổ vạch.
2. Kĩ năng
- Vận dụng các công thức đã học vào giải bài tập trong SGK
3.Thái độ
- Rèn thái độ tích cực tìm hiểu, học tập, tự lực nghiên cứu các vấn đề mới trong khoa học
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV, đọc trước nội dung bài,và hệ thống câu hỏi.
- Hình vẽ các quỹ đạo của êlectron trong nguyên tử hiđrô trên giấy khổ lớn
2. Học sinh
- Đồ dùng học tập, đọc trước nội dung bài học.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:Thế nào là sự phát quang, huùynh quang và lân quang? Đặc điển của ánh sáng huỳnh quang?
3. Bài mới 
Hoạt động 1: Tìm hiểu mô hình hành tinh nguyên tử 
Hoạt động của GV- HS
Nội dung
Gv - Giới thiệu về mẫu hành tinh nguyên tử của Rơ-dơ-pho (1911). Tuy vậy, không giải thích được tính bền vững của các nguyên tử và sự tạo thành quang phổ vạch của các nguyên tử.
Gv - Trình bày mẫu hành tinh nguyên tử của Rơ-dơ-pho.
Hs - Mẫu nguyên tử Rơ-đơ-pho
+ Ở tâm nguyên tử có 1 hạt nhân mang điện tích dương.
+ Xung quanh hạt nhân có các êlectron chuyển động trên những quỹ đạo tròn hoặc elip.
+ Khối lượng của nguyên tử hầu như tập trung ở hạt nhân.
+ Qhn = Sqe ® nguyên tử trung hoà điện.
I. Mô hình hành tinh nguyên tử 
- Mẫu nguyên tử Bo bao gồm mô hình hành tinh nguyên tử và hai tiên đề của Bo.
Hoạt động 2 : Tìm hiều các tiên đề của Bo về cấu tạo nguyên tử 
Gv - Y/c HS đọc Sgk và trình bày hai tiên đề của Bo
- HS đọc Sgk ghi nhận các tiên đề của Bo và để trình bày.
Gv - Năng lượng nguyên tử ở đây gồm Wđ của êlectron và thế năng tương tác tĩnh điện giữa êlectron và hạt nhân.
- Bình thường nguyên tử ở trạng thái dừng có năng lượng thấp nhất: trạng thái cơ bản.
- Khi hấp thụ năng lượng ® quỹ đạo có năng lượng cao hơn: trạng thái kích thích.
- Trạng thái có năng lượng càng cao thì càng kém bền vững. Thời gian sống trung bình của nguyên tử ở trạng thái kích thích (cỡ 10-8s). Sau đó nó chuyển về trạng thái có năng lượng thấp hơn, cuối cùng về trạng thái cơ bản.
Hs tiếp thu nghi nhớ
Gv - Tiên đề này cho thấy: Nếu một chất hấp thụ được ánh sáng có bước sóng nào thì cũng có thể phát ra ánh sáng có bước sóng ấy.
Gv - Nếu phôtôn có năng lượng lớn hơn hiệu En – Em thì nguyên tử có hấp thụ được không?
Hs - Không hấp thụ được.
II. Các tiên đề của Bo về cấu tạo nguyên tử 
1. Tiên đề về các trạng thái dừng
- Nguyên tử chỉ tồn tại trong 1 số trạng thái có năng lượng xác định, gọi là các trạng thái dừng. Khi ở trong các trạng thái dừng thì nguyên tử không bức xạ.
- Trong các trạng thái dừng của nguyên tử, êlectron chỉ chuyển động trên những quỹ đạo có bán kính hoàn toàn xác định gọi là quỹ đạo dừng.
- Đối với nguyên tử hiđrô 
rn = n2r0
r0 = 5,3.10-11m gọi là bán kính Bo.
2. Tiên đề về sự bức xạ và hấp thụ năng lượng của nguyên tử
- Khi nguyên tử chuyển từ trạng thái dừng có năng lượng (En) sang trạng thái dừng có năng lượng thấp hơn (Em) thì nó phát ra 1 phôtôn có năng lượng đúng bằng hiệu En - Em:
e = hfnm = En - Em
- Ngược lại, nếu nguyên tử đang ở trạng thái dừng có năng lượng Em thấp hơn mà hấp thụ được 1 phôtôn có năng lượng đúng bằng hiệu En - Em thì nó chuyển lên trạng thái dừng có năng lượng cao hơn En.
4. CỦNG CỐ VÀ BTVN 
 - Củng cố
	1. Nội dung tiên đề của Bo về bức xạ hay hấp thụ năng lượng của nguyên tử được phản ánh trong câu nào dưới đây?
	A. Nguyên tử thu nhận một photon trong mỗi lần hấp thụ ánh sáng
	B. Nguyên tử phát ra một photon mỗi lần bức xạ ánh sáng.
	C. Nguyên tử có thể chuyển từ tran thái dừng này sang trạng thái dừng khác. Mỗi lần chuyển nó bức xạ hay hấp thụ một photon có năng lượng đúng bằng độ chênh lệch năng lượng giữa hai trạng thái đó.
	D. Nguyên tử phát ra bước sóng nào thì hấp thụ bước sóng đo.
 - BTVN
	- Làm tất cả các bài tập trong SGK trang 169 và SBT 

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 56.doc