Giáo án Môn Vật lí 9, năm học 2017 - 2018

MÔN VẬT LÍ 9, NĂM HỌC 2017 - 2018

CHƯƠNG I: ĐIỆN HỌC

1. Mục tiêu

1.1. Kiến thức

- Nêu được điện trở của mỗi dây dẫn đặc trưng cho mức độ cản trở dòng điện của dây dẫn đó.

- Nêu được điện trở của một dây dẫn được xác định như thế nào và có đơn vị đo là gì.

- Phát biểu được định luật Ôm đối với một đoạn mạch có điện trở.

- Viết được công thức tính điện trở tương đương đối với đoạn mạch nối tiếp, đoạn mạch song song gồm nhiều nhất ba điện trở.

- Nêu được mối quan hệ giữa điện trở của dây dẫn với độ dài, tiết diện và vật liệu làm dây dẫn. Nêu được các vật liệu khác nhau thì có điện trở suất khác nhau.

- Nhận biết được các loại biến trở.

- Nêu được ý nghĩa các trị số vôn và oat có ghi trên các thiết bị tiêu thụ điện năng.

- Viết được các công thức tính công suất điện và điện năng tiêu thụ của một đoạn mạch.

- Nêu được một số dấu hiệu chứng tỏ dòng điện mang năng lượng.

- Chỉ ra được sự chuyển hoá các dạng năng lượng khi đèn điện, bếp điện, bàn là, nam châm điện, động cơ điện hoạt động.

- Phát biểu và viết được hệ thức của định luật Jun – Len-xơ.

- Nêu được tác hại của đoản mạch và tác dụng của cầu chì.

 

doc 147 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 844Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Môn Vật lí 9, năm học 2017 - 2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
....................................................
.........................................................................................................................
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
Tiết: 18
Bài 19: SỬ DỤNG AN TOÀN VÀ TIẾT KIỆM ĐIỆN
1. Mục tiêu
1.1. Kiến thức.
- Nêu và thực hiện được các qui tắc an toàn khi sử dụng điện.
- Giải thích được cơ sở vật lí của các qui tắc an toàn khi sử dụng điện.
1.2. Kĩ năng.
- Giải thích và thực hiện được các biện pháp thông thường để sử dụng an toàn điện.
- Giải thích và thực hiện được việc sử dụng tiết kiệm điện năng.
1.3. Thái độ.
- Có ý thức tiết kiệm điện năng trong việc sử dụng điện ở gia đình 
2. Câu hỏi quan trọng.
Ở lớp 7 chúng ta đã học những quy tắc nào là quy tắc an toàn khi sử dụng điện. 
Hãy kẻ tên một số quy tắc an toàn khi sử dụng điện trong cuộc sống ma em biết, Vì sao phải sử dụng điện an toàn?
Tại sao ta phải nối đất cho vỏ kim loại của các dụng cụ điện.
Sử dụng tiết kiệm điện có vai trò gì?
Hhãy nêu các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện?
Các câu từ C1 – C13
3. Đồ dùng dạy học.
3.1. Giáo viên: Nghiên cứu sgk, tài liệu kham khảo.
3.2. Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà
4. Đánh giá.
- Bằng chứng đánh giá: Trả lời được các câu hỏi của giáo viên. Sôi nổi, có tinh thần hợp tác khi hoạt động nhóm và làm thí nghiệm.
- Hình thức đánh giá
+ Trong bài giảng: Thái độ học tập, Vận dụng giải quyết tình huống học tập. 
+ Sau bài giảng: Thông qua kiểm tra bài cũ, làm bài tập ở nhà, chuẩn bị cho bài học mới.
5. Các hoạt động dạy và học.
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức
Mục đích/Mục tiêu, thời gian: (1 phút)
Phương pháp:
Phương tiện, tư liệu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kiểm tra sĩ số, ổn định trật tự, ghi tên học học sinh vắng.
- Lớp trưởng (hoặc lớp phó) báo cáo có sĩ số
Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ 
Mục đích/Mục tiêu, thời gian (5 phút): Kiểm tra kiến thức của học sinh.
Phương pháp: Vấn đáp
Phương tiện, tư liệu: Sgk.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- Phát biểu và viết hệ thức của định luật Jun- Len- xơ?
- Viết công thức tính nhiệt lượng thu vào của 1 vật để làm vật nóng lên?
+ Viết công thức tính công suất?
+ Viết công thức tính công của dòng điện?
Phát biểu định luật. (5điểm)
Hệ thức của định luật: (5điểm)
 + Q = I2Rt ( J)
 +Trong đó: 
 I đo bằng am pe(A)
 R đo bằng Ôm ()
 I đo bằng giây( s)
Hay Q = 0,24 I2Rt (calo)
Hoạt động 3: Tổ chức tình huống học tập. 
- Mục đích/Mục tiêu, thời gian (2 phút): Đem lại hứng thú học tập cho học sinh.
Phương pháp: Đàm thoại.
Phương tiện, tư liệu: SGK.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Dòng điện có vai trò rất quan trọng trong đời sống, tuy nhiên để dòng điện đi qua cơ thể có thể gây nguy hiểm tới tính mạng, Vậy phai sử dụng điện như thế nào mới đảm bảo an toàn ...
Hs: Trả lời
Hoạt động 4: tìm hiểu và thực hiện các qui tắc an toàn khi sử dụng điện năng.
- Mục đích/ Mục tiêu, thời gian (15 phút): HS biết Vì sao phải sử dụng điện an toàn, các quy tắc an toàn khi sử dụng điện 
- Phương pháp: Vấn đáp, đàm thoại, hoạt động nhóm.
- Phương tiện, tư liệu: Sgk.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
GV: Nêu câu hỏi, yêu cầu HS nhớ lại qui tắc an toàn khi sử dụng điện đã học ở lớp 7.
- Chỉ làm TN với các nguồn điện có hiệu điện thế dưới bao nhiêu vôn?
 - Phải sử dụng dây dẫn có vỏ bọc như thế nào?
- Cần mắc thiết bị gì cho mỗi dụng cụ điện để ngắt mạch tự động khi đoản mạch?
- Khi tiếp xúc với mạng điện gia đình thì cần lưu ý gì? Vì sao?.
GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 câu hỏi từ C1-> C4.
Từ HS tham gia thảo luận nhóm câu C1; C2; C3; C4.
- Đại diện nhóm lên bảng điền vào bảng phụ của GV
C1: Đối với HS THCS, chỉ làm TN với nguồn điện có U dưới 40V.
C2: Phải sử dụng dây dẫn có vỏ cách điện đúng như tiêu chuẩn qui định (vỏ bọc cách điện phải chịu được dòng điện định mức qui định cho mỗi dụng cụ điện.
C3: Mắc cầu chì có cường độ định mức phù hợp với dụng cụ, hay TB điện đảm bảo khi có sự cố xảy ra.
C4:Khi tiếp xúc với mạng điện gia đình cần thận trọng vì U mạng 220V nên có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. 
GV: Tổ chức HS thảo luận tiếp C5;C6
*Gợi ý:
- Tại sao phải rút phích cắm khỏi ổ lấy điện trước khi thay bóng đèn? 
- Tại sao khi tháo bóng đèn hỏng thay bóng khác lại phải đứng lên ghế nhựa hoặc bàn gỗ?
- Những TB điện( tủ lạnh) khi sử dụng cần phải được nối đất. Hãy giải thích?
Từng HS làm câu C5 và phần thứ nhất của câu C6.
- Tham gia thảo luận lớp C5; C6 để thống nhất rút ra qui tắc an toàn khác khi sử dụng điện.
I. An toàn khi sử dụng điện 
1. Nhớ lại các qui tắc an toàn khi sử dụng điện đã học ở lớp 7. 
- Chỉ làm TN với nguồn điện có hiệu điện thế dưới 40V.
- Phải sử dụng dây dẫn có (vỏ bọc cách điện phải chịu được dòng điện định mức qui định cho mỗi dụng cụ điện.
- Mắc cầu chì có cường độ định mức phù hợp với dụng cụ, hay TB điện đảm bảo khi có sự cố xảy ra.
- Khi tiếp xúc với mạng điện gia đình cần thận trọng vì U mạng 220V nên có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. 
2. Một số qui tắc an toàn khác khi sử dụng điện. 
- Rút phích cắm khỏi ổ lấy điện trước khi thay bóng đèn.
- Khi tháo bóng đèn hỏng thay bóng khác cần phải đứng lên ghế để cách điện giữa người và nền nhà.
- Cần phải nối đất cho vỏ kim loại của các dụng cụ điện.
Hoạt động 4: Tìm hiểu ý nghĩa và các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng.
Mục đích/ Mục tiêu, thời gian (10 phút): Hs biết vì sao phải sử dụng điện tiết kiệm điện. làm thế nào để sử dụng tiết kiệm điện. 
- Phương pháp: Vấn đáp, đàm thoại, hoạt động nhóm.
- Phương tiện, tư liệu: Sgk.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
GV: Tổ chức học sinh thảo luận câu hỏi C7
*Gợi ý:
- Biện pháp ngắt điện ngay khi mọi người đi khỏi nhà, ngoài công dụng tiết kiệm điện năng còn giúp tránh được những hiểm họa nào nữa?
- Phần điện năng tiết kiệm còn có thể được sử dụng để làm gì đối với quốc gia?
- Nếu sử dụng tiết kiệm ĐN thì bớt được số nhà máy điện cần phải xây dựng. Điều này có ích gì đối với môi trường?
Từng HS đọc phần đầu và thực hiện C7 để tìm hiểu ý nghĩa kinh tế và xã hội của việc sử dụng tiết kiệm điện năng. 
C7: Lợi ích khác của việc sử dụng tiết kiệm điện năng:
- Sử dụng các dụng cụ P hợp lí giảm bớt được chi tiêu trong G.đình
- Ngắt điện khi không sử dụng các TB điện khi đi ra khỏi nhà tránh được sự cố gây tai nạn.
- Dành phần điện năng tiết kiệm được để xuất khẩu góp phần tăng thu nhập cho đất nước.
- Giảm bớt việc xây dựng các nhà máy điện, do đó góp phần giảm ô nhiễm môi trường.
GV: Tổ chức học sinh thảo luận các câu hỏi C8; C9 để nêu các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng. 
*gợi ý:
- Tính điện năng sử dụng bằng công thức nào?
- Từ công thức đó hãy cho biết những biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng?
Từng HS thực hiện C8; C9 để tìm hiểu các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng.
C8: Điện năng sử dụng được tính bằng công thức: A = P. t
C9: Biện pháp tiết kiệm ĐN:
II. Sử dụng tiét kiệm điện năng
1. Cần phải sử dụng tiết kiệm điện năng. 
2. Các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng. 
- Lựa chọn TB có công suất hợp lí đủ mức cần thiết. 
- Không sử dụng dụng cụ hay TB điện trong những lúc không cần thiết.
Hoạt động 5: Củng cố bài học và vận dụng
- Mục đích/Mục tiêu, thời gian (10 phút): Củng cố kiến thức trọng tâm của bài 
- Phương pháp: Vấn đáp, trực quan.
- Phương tiện, tư liệu: SGK.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
GV: Tổ chức lớp thảo luận, thống nhất ý đúng và ghi vào vở bài tập câu C10; C11; C12.
Từng HS làm lần lượt C10; C11; C12
Củng cố
GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS chốt lại kiến thức bài bài học.
- Nêu các qui tắc an toàn khi sử dụng điện năng?
- Nêu lợi ích và các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng?
III. Vận dụng
C12:
C11:
C12:
+ Điện năng sử dụng của mỗi loại bóng trong 8000 h
a, Bóng đèn dây đốt.
 A1 = P. t = 0,075 . 8000 = 600kwh.
b, Bóng compắc.
 A2 = P. t = 0,015.8000 = 120 kwh
c, Số tiền chi phí cho mỗi dụng cụ:
- Do cần 8 bóng nên số tiền tổng cộng là:
T1 = 8 . 3500 + 600 .700 đ = 448 000 đ
- Do cần 1 bóng nên số tiền tổng cộng là: T2 = 6000 +120.700đ = 144 000 đ
Vậy bóng compắc có lợi hơn.
Hoạt động 6. Hướng dẫn học sinh học ở nhà.
Mục đích/Mục tiêu, thời gian (2 phút): Củng cố kiến thức trọng tâm của bài học 
Phương pháp: Gợi ý, đặt vấn đề
Phương tiện, tư liệu: SGK; SBT
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- Đọc phần có thể em chưa biết(sgk/46)
- Ôn tập chương I (Hệ thống kiến thức qua các câu hỏi( bài 20) SGK/ 54;55).
6. Tài liệu tham khảo
- SGK, SGV vật lý 9, SBT lí 9 
7. Rút kinh nghiệm
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
..........................................................................................................................
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
Tiết: 19
Bài 20: TỔNG KẾT CHƯƠNG I: ĐIỆN HỌC (tiết 1)
1. Mục tiêu
1.1. Kiến thức.
- Tự ôn tập và kiểm tra được những yêu cầu về kiến thức và kĩ năng của toàn bộ chương I
- Vận dụng kiến thức và kĩ năng đã chiếm lĩnh được để giải thích và giải các bài tập trong chương I.
1.2. Kĩ năng.
- Hệ thống được kiến thức thu thập về điện học từ bài 1 đến bài 19 để giải thíc các hiện tượng điện học.
1.3. Thái độ.
- Rèn cho HS có ý thức tự học, cẩn thận, tỉ mỉ.
2. Câu hỏi quan trọng.
Cường độ dòng điện phụ thuộc vào hđt ntn? Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của I vào U có dạng ntn?
Phát biểu đ/l ôm, viết biểu thức và giải thích các kí hiệu?
Điện trở của vật dẫn đặc trưng cho tính chất gì của vật dẫn? Được xác định bằng công thức nào?
Nêu định luật ôm cho đoạn mạch gồm 2 điện trở mắc nối tiếp?
Nêu định luật ôm cho đoạn mạch gồm 2 điện trở mắc song song?
Điện trở của dây dẫn đồng chất tiết diện điều phụ thuộc vào các yếu tố nào của dây? phát biểu và nêu công thức biểu diễn sự phụ thuộc ấy?
Biến trở là gì? Biến trở có tác dụng gì?
Định nghĩa công suất điện? Nêu các công thức tính công suất điện?
Công của dòng điện là gì? Nêu các công thức tính công của dòng điện?
Định luật Jun . Len xơ áp dụng cho những vật có đặc điểm gì? Phát biểu đ/l Jum - Lexơ? Nêu công thức của đ/l Jun - Len xơ? Giải thích các ký hiệu trong công thức? Đơn vị của các đại lượng trong công thức đó?
Nêu các quy tắc an toàn trong sử dụng điện?
Tại sao phải tiết kiện điện năng? Nêu các biện pháp tiết kiệm điện năng?
3. Đồ dùng dạy học.
3.1. Giáo viên: Nghiên cứu sgk, máy chiếu, máy tính.
3.2. Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà
4. Đánh giá.
- Bằng chứng đánh giá: Trả lời được các câu hỏi của giáo viên. Sôi nổi, có tinh thần hợp tác khi hoạt động nhóm và làm thí nghiệm.
- Hình thức đánh giá
+ Trong bài giảng: Thái độ học tập, Vận dụng giải quyết tình huống học tập. 
+ Sau bài giảng: Thông qua kiểm tra bài cũ, làm bài tập ở nhà, chuẩn bị cho bài học mới.
5. Các hoạt động dạy và học.
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức
Mục đích/Mục tiêu, thời gian: (1 phút)
Phương pháp:
Phương tiện, tư liệu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kiểm tra sĩ số, ổn định trật tự, ghi tên học học sinh vắng.
- Lớp trưởng (hoặc lớp phó) báo cáo có sĩ số
Hoạt động 2: Tổ chức tình huống học tập.
- Mục đích/Mục tiêu, thời gian (2 phút): Nêu vấn đề cần nghiên cứu của tiết học, tạo tình huống học tập
- Phương pháp: Đàm thoại.
- Phương tiện, tư liệu: SGK.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Tiết học hôm nay đi ôn tập chương I: Điện học nhằm củng cố kiến thức lí thuyết toàn chương và vận dụng giải một số bài tập cơ bản của chương.
Hoạt động 3: Trình bày và trao đổi kết quả đã chuẩn bị.
- Mục đích/ Mục tiêu, thời gian (20 phút): Củng cố kiến thức của chương 
- Phương pháp: Vấn đáp, đàm thoại, hoạt động nhóm.
- Phương tiện, tư liệu: Sgk, máy chiếu, máy tính.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
GV: Trình chiếu ghi các công thức điện còn nhiều chỗ khuyết yêu cầu HS lên bảng hoàn chỉnh các công thức đó.
Từng HS trình bày câu trả lời đã chuẩn bị ở phần tự kiểm tra.
GV: Đề nghị vài HS trình bày trước lớp câu trả lời từ câu 1 đến câu 9 (phần tự kiểm tra).
HS: Phát biểu, trao đổi ,thảo luận với lớp để thống nhất câu trả lời đúng. 
GV: Đánh giá, bổ sung những kiến thức còn thếu, sai của học sinh.
HS: Ghi vào vở những kiến thức cơ bản của chương I.
I. Tự kiểm tra
 * Một số kiến thức cơ bản:
1. Định luật Ôm:
- Nội dung định luật.
- Hệ thức: I = U/R
2. Các hệ thức của đoạn mạch nối tiếp và song song:
 I = I1 +I2 (1) U = U1 = U2 (2) 
 (3) (4) 
* Đoạn mạch nối tiếp
 I = I1 =I2 (1) U = U1 + U2 (2)
 (3) RTĐ =R1 +R2 (4)
3. Biến trở:
- Là điện trở có thể thay đổi trị số và dùng để điều chỉnh I trong mạch.
4. Công thức tính điện trở của dây dẫn: 
5. Công suất : P= UI =I2R =U2/R
6. Điện năng. A = P. t = UIt = I2Rt =U2/Rt
7. Định luật Jun –Len-xơ
- Nội dung định luật.
- Hệ thức: Q = I2Rt (J)
Hoặc Q = 0,24I2Rt (calo)
8. Qui tắc an toàn và sử dụng điện năng.
Hoạt động 4: Làm các câu của phần vận dụng.
Mục đích/ Mục tiêu, thời gian (15 phút ): Hs giải một số bài tập vận dụng của chương 
- Phương pháp: Vấn đáp, đàm thoại, hoạt động nhóm.
- Phương tiện, tư liệu: Sgk, máy chiếu, máy tính.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
GV: Trình chiếu (ghi sẵn 6 bài tập trắc nghiệm), đề nghị HS làm nhanh câu 12;13;14;15, 16, 17(sgk-55)
Gợi ý câu 16.
- Khi dây cắt ngắn đi 1/2 thì điện trở của một nửa dây lúc này là bao nhiêu?
- Khi chặp đôi dây lại thì tiết diện của dây mới này như thế nào so với dây ban đầu?
- Từ đó có nhận xét gì về điện trở của dây mới?
HS: Làm từng câu theo yêu cầu của GV. 
- Trình bày câu trả lời và trao đổi, thảo luận với cả lớp khi GV yêu cầu.
- Trả lời câu hỏi của GV để lựa chọn phương án đúng cho câu 16.
GV: Tổ chức HS thảo luận lớp câu hỏi 17. 
*Gợi ý:
- Viét công thức tính RTĐ cho R1 và R2 khi mắc nối tiếp và mắc song song.
- Tính RTĐ khi biết U và I của mạch trong cả hai cách mắc.
- Dựa vào hệ phương trình tìm R1 và R2.
II. Vận dụng. 
1. Bài tập trắc nghiệm:
+ Câu12: Đáp án C
+ Câu 13: Đáp án B
+ Câu 14: Đáp án D
+ Câu15: Đáp án A 
+ Câu 16: Đáp án D: 3
Câu 17:
* Khi R1 nt R2 
=> R1 + R2 = U/R = 40 (1)
* Khi điện trởt R1 // R2 => 
*Kết hợp với (1) 
=> R1.R2 = 300 (2)
- Từ (1) và (2) => R1 = 10
 Và R2= 30
Hoặc R2 = 30 ; R1 = 10.
Hoạt động 5: Củng cố bài học
- Mục đích/ Mục tiêu, thời gian (5 phút): Giúp hs ghi nhớ kiến thức. 
- Phương pháp: Vấn đáp, trực quan.
- Phương tiện, tư liệu: SGK; Máy chiếu.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Gv. Sử dụng máy chiếu chốt lại kiến thức cần ghi nhớ của chương I
Hoạt động 6. Hướng dẫn học sinh học ở nhà.
Mục đích/Mục tiêu, thời gian (2 phút): Củng cố kiến thức trọng tâm của bài học 
Phương pháp: Gợi ý, đặt vấn đề
Phương tiện, tư liệu: SGK; SBT
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- Ôn lại các kiến thức cơ bản từ bài 1 đến bài 19 và xem lại các bài tập đã làm. 
- Thực hiện câu 18, 19, 20 
( SGK/56)
6. Tài liệu tham khảo
- SGK, SGV vật lý 9, SBT lí 9 
7. Rút kinh nghiệm
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
Tiết: 20
Bài 20: TỔNG KẾT CHƯƠNG I: ĐIỆN HỌC (tiết 2)
1. Mục tiêu
1.1. Kiến thức.
- Vận dụng kiến thức và kĩ năng đã chiếm lĩnh được để giải thích và giải các bài tập trong chương I.
1.2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức, kĩ năng tính toán, kĩ năng giải các bài tập tự luận.
1.3. Thái độ
- Rèn cho HS có ý thức tự học, cẩn thận, tỉ mỉ.
2. Câu hỏi quan trọng.
Các câu hỏi của chương, làm các bài tập vận dụng.
3. Đồ dùng dạy học.
3.1. Giáo viên: Nghiên cứu sgk, Máy tính, máy chiếu, giáo án. 
3.2. Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà.
4. Đánh giá.
- Bằng chứng đánh giá: Trả lời được các câu hỏi của giáo viên. Sôi nổi, có tinh thần hợp tác khi hoạt động nhóm và làm thí nghiệm.
- Hình thức đánh giá
+ Trong bài giảng: Thái độ học tập, Vận dụng giải quyết tình huống học tập. 
+ Sau bài giảng: Thông qua kiểm tra bài cũ, làm bài tập ở nhà, chuẩn bị cho bài học mới.
5. Các hoạt động dạy và học.
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức
Mục đích/Mục tiêu, thời gian: (1 phút)
Phương pháp:
Phương tiện, tư liệu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kiểm tra sĩ số, ổn định trật tự, ghi tên học học sinh vắng.
- Lớp trưởng (hoặc lớp phó) báo cáo có sĩ số
Hoạt động 2: Tổ chức tình huống học tập.
- Mục đích/Mục tiêu, thời gian (2 phút): Nêu vấn đề cần nghiên cứu của tiết học, tạo tình huống học tập
- Phương pháp: Đàm thoại.
- Phương tiện, tư liệu: SGK.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Tiết học hôm nay, lớp chúng ta tiếp tục ôn tập chương I: Điện học nhằm củng cố kiến thức lí thuyết toàn chương và vận dụng giải một số bài tập cơ bản của chương.
Hoạt động 3: Trình bày và trao đổi kết quả của 3 câu phần vận dụng.
- Mục đích/ Mục tiêu, thời gian (40 phút): Vận dụng kiến thức của chương để giải các bài tập vận dụng 
- Phương pháp: Vấn đáp, đàm thoại, hoạt động nhóm.
- Phương tiện, tư liệu: Sgk, máy chiếu, máy tính.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
GV: Chiếu bài 18 và hướng dẫn HS làm câu 18 Sgk/56)
? Dựa vào sự quan hệ nhiệt lượng toả ra với R của dây và sự qua hệ điện trở với chất liệu làm dây
? Dựa vào công thức: P= U2/R để tính R của ấm.
? Dựa vào công thức tính điện trở của dây dẫn để tính S
- HS trả lời câu hỏi của GV.
+ Tại sao bộ phận chính của những dụng cụ đốt nóng bằng điện đều làm bằng dây dẫn có điện trở suất cao?
+ Tính điện trở của ấm điện dựa vào công thức nào?( khi biết UĐM và PĐM).
+ Tính đường kính tiết diện của dây điện trở dựa vào công thức nào?
- 01 hs lên bảng thực hiện, 
GV: Tổ chức HS thảo luận lớp câu hỏi 19 
a, + Tính thời gian đun sôi nước dựa vào công thức nào?
+ Để tính nhiệt lượng cần cung cho nước ta vận dụng công thức nào?
b, Căn cứ vào đâu để tính số tiền phải trả?
c, Khi dây gập đôi thì R của dây tăng hay giảm bao lần so với trước?
+Do U không đổi do R có sự thay đổi, thì ta kết luận gì về công suất của bếp lúc nay?
+Vậy thời gian đun tăng hay giảm so với lúc đầu?
Trao đổi bài, tự đánh giá kết quả cho bạn.
-Tham gia thảo luận, thống nhất phương pháp giải và kết quả.
GV: Yêu 01Hs lên bảng thực hiện câu 19, từng HS khác tự giải câu 19 vào vở. Tự đánh giá kết quả của mình và cho bạn
GV: Hướng dần HS câu 20.
 a, UD ( U0 = U +Ud )
 Ud = I. Rd 
 I =
b, Lượng điện năng hao phí:
 AVI = I2Rt
HS: Thực hiện câu 20.
- Từng HS tham gia thảo luận để tìm các bước giải câu 20.
- Cá nhân hoàn thành các bước giải 
GV: Đánh giá, nhận xét bài làm của bạn.
II. Vận dụng
Câu 18:
+Bộ phận chính của các dụng cụ đốt nóng bằng dòng điện làm bằng chất có điện trở suất lớn để đoạn dây dẫn này có R lớn.
+ Điện trở của ấm điện khi hoạt động bình thường là:
R = 
+ Tiết diện của dây điện trở là:
 S = 
 S = 0,045mm2
Câu 19:
a.Thời gian đun sôi nước:
-Nhiệt lượng cung cấp để nước sôi:
 Q1= Cm(t20- t10) = 630000J
- Nhiệt lượng mà bếp tỏa ra:
 Q =
-Thời gian đun sôi nước là:
 t = 
b,Tiền điện phải trả.
- Điện năng tiêu thụ trong 1 tháng là:
 A = Q.2.30 = 44 470 590 J
 = 12,35 kwh
- Tiền điện phải trả:
 T = 12,35. 700đ 
 = 8 655(đồng)
c. Nếu gập đôi dây điện trở lại thì điện trở giảm 4 lần và công suất của bếp lúc này (p =) tăng 4 lần. Kết quả thời gian đun sôi của nước giảm 4 lần.
 t = 3phút 5s
Câu 20: 
a) Tính hiệu điện thế giữa hai đầu đường dây tại trạm cung cấp điện:
- Cường độ dòng điệ chạy qua dây tải điện là: I = P/U = 22,5A.
Hiệu điện thế trên dây tải điện là: 
Ud = IRd = 9V
- Hiệu điện thế giữa hai đầu đường dây tại trạm cung cấp điện là:
U0 = U + Ud = 229V
b) Tính tiền điện mà khu này phải trả:
- Trong 01 tháng khu này tiêu thụ điện năng là:
A = Pt = 4,95.6.30 = 891kW.h
- Tiền điện khu này phải trả trong 01 tháng là: T = 891.700 = 623700 đ.
c) Lượng điện năng hao phí trên dây tải điện trong 01 tháng là:
Ahp = I2Rdt = 36,5kW.h
Hoạt động 4. Hướng dẫn học sinh học ở nhà.
Mục đích/Mục tiêu, thời gian (2 phút): Củng cố kiến thức trọng tâm của bài học 
Phương pháp: Gợi ý, đặt vấn đề
Phương tiện, tư liệu: SGK; SBT
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- Ôn lại các kiến thức cơ bản từ bài 1 đến bài 19 và xem lại các bài tập đã làm. 
- Chuẩn bị kiểm tra 1 tiết ở tiết sau.
6. Tài liệu tham khảo
- SGK, SGV vật lý 9, SBT lí 9 
7. Rút kinh nghiệm
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
..........................................................................................................................
Ngày soạn: 
Ngày kiểm tra:
Tiết: 21 
KIỂM TRA 1 TIẾT
Môn: Vật lí 9 
(Thời gian làm bài 90 phút)
1. Mục tiêu
1.1. Kiến thức: Thông qua kết bài kiểm tra đánh giá việc tiếp thu kiến thức, kĩ năng qua 19 bài đã học của học sinh (từ bài 1 đến bài 19).
1.2. Kĩ năng: Có kĩ năng tổng hợp, khái quát hóa những kiến thức cơ bản, vận dụng làm bài tập.
1.3. Thái độ: Giáo dục HS đức tính trung thực, cẩn thận, tự giác trong khi làm bài.
2. Hình thức đề kiểm tra
Đề kiểm tra 45 phút

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an hoc ki 1 20172018_12220816.doc