Giáo án môn Vật lí lớp 7 (trọn bộ)

CHƯƠNG I: QUANG HỌC

Bài 1: NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG - NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG

I. MỤC TIÊU

 1) Về kiến thức:

- Bằng thí nghiệm, học sinh nhận thấy: Muốn nhận biết được ánh sáng thì ánh sáng thì ánh sáng đó phải truyền vào mắt ta; ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta.

- Phân biệt được nguồn sáng và vật sáng. Nêu được ví dụ về nguồn sáng, vật sáng.

- Biết được tác hại của việc sử dụng ánh sáng nhân tạo quá nhiều khi quan sát một vật.

 2) Về kỹ năng:

- Làm và quan sát các thí nghiệm để rút ra điều kiện nhận biết ánh sáng và vật sáng.

 3) Về thái độ:

- Biết nghiêm túc quan sát hiện tượng khi chỉ nhìn thấy vật mà không cầm được.

- Có ý thức sử dụng nhiều nguồn sáng tự nhiên. Yêu thích môn học.

- GDMT: Ở các thành phố lớn, nhà cao tầng che chắn nên học sinh thường phải học tập và làm việc dưới ánh sáng nhân tạo, điều này có hại cho mắt. Để làm giảm tác hại này, học sinh cần có kế hoạch học tập và vui chơi, dã ngoại.

 

doc 53 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 749Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Vật lí lớp 7 (trọn bộ)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 người, còn từ N không cho tia phản xạ vào mắt người.
C3: Vùng nhìn thấy của gương giảm.
C4: - Bề rộng vùng nhìn thấy của gương giảm.
+ Không nhìn thấy điểm N vì đường N’O không cắt mặt gương nên không có tia phản xạ lọt vào mắt người.
+ Nhìn thấy điểm M vì đường M’O cắt gương ở I. Vậy tia tới MI cho tia phản xạ IO truyền đến mắt nên ta nhìn thấy .
 4) Củng cố (2ph)
- GV yêu cầu học sinh thu dọn đồ dùng TN và hoàn thành bài báo cáo để nộp lại.
	- Gọi một HS nhắc lại nội dung cơ bản của bài thực hành.
 5) Dặn dò - Hướng dẫn hs học ở nhà (1ph)
	- Ôn tập cách vẽ ảnh của một điểm sáng, một vật sáng AB qua một gương phẳng.
- Xem trước bài học mới.
 6) Rút kinh nghiệm:
	 + Ưu điểm: 	
	 + Tồn tại: 	
	 + Hướng khắc phục: 	
Tuần: 7
Ngày soạn: 25/9/2017
Tiết: 7
Ngày dạy: 27/9/2017
BÀI 7: GƯƠNG CẦU LỒI
I. MỤC TIÊU
 1) Về kiến thức:
- Nêu được các đặc điểm của ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lồi.
- Nêu được ứng dụng chính của gương cầu lồi là tạo ra vùng nhìn thấy rộng.
 2) Về kĩ năng:
- Giải thích được ứng dụng của gương cầu lồi.
 3) Về thái độ:
- Nghiêm túc, cẩn thận.
- Có thái độ yêu thích bộ môn, yêu thích khoa học.
* Tích hợp môi trường: Nhận biết được vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng cùng kích thước.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 1) Chuẩn bị của giáo viên: 
- Chuẩn bị dụng cụ TN cho HS: 1 gương cầu lồi; 1 gương phẳng tròn có cùng kích thước với gương cầu lồi; 1 cây nến; 1 bao diêm.
 2) Chuẩn bị của học sinh: 
- Học bài cũ và đọc trước bài mới trước ở nhà.
- Sưu tầm một số loại gương có hình dạng mặt cầu như gương cầu lồi.
III. PHƯƠNG PHÁP
	Đặt vấn đề; vấn đáp; trực quan; làm TN; thảo luận nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1) Ổn định lớp (1ph)
GV kiểm tra sỉ số và vệ sinh lớp học.
 2) Kiểm tra bài cũ (3ph)
*Câu hỏi: Nêu tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng?
*Trả lời: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng là ảnh ảo; lớn bằng vật; khoảng cách từ ảnh đến gương bằng khoảng cách từ gương đến vật.
 3) Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG GHI BẢNG
Hoạt động 1: Giới thiệu bài (1ph)
PP: Đặt vấn đề.
BÀI 7: 
GƯƠNG CẦU LỒI
Giáo viên giới thiệu vào bài mới như phần mở đầu trong SGK.
HS: Nghe giảng.
Hoạt động 2: Tìm hiểu ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi (20ph)
PP: Vấn đáp; làm TN; thảo luận.
I. Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi.
GV: Yêu cầu học sinh thực hiện thí nghiệm như SGK, quan sát ảnh của vật tạo bởi gương cầu lồi.
HS: Thực hiện thí nghiệm như H7.1, quan sát ảnh của vật trong gương, trả lời câu hỏi:
+ Ảnh đó có phải là ảnh ảo không? Vì sao? Nhìn thấy ảnh lớn hơn hay nhỏ hơn vật? (HS Tb; K)
HS: Quan sát, trả lời theo cá nhân.
- Yêu cầu hs thực hiện thí nghiệm như hình 7.2.
+ So sánh độ lớn ảnh của 2 vật tạo bởi 2 gương? (HS Tb; Y)
HS: Quan sát, trả lời theo cá nhân.
GV: Nhận xét, bổ xung, chốt ý trả lời đúng cho HS ghi bài.
* Quan sát:
C1: Là ảnh ảo vì không hứng được trên màn; Ảnh nhỏ hơn vật.
* Thí nghiệm kiểm tra:
* Kết luận: 
 Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi có những tính chất sau đây:
1. Là ảnh ảo không hứng được trên màn chắn.
2. Ảnh quan sát được nhỏ hơn vật.
Hoạt động 3: Tìm hiểu vùng nhìn thấy của gương cầu lồi (10ph)
PP: Làm TN; vấn đáp.
II. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi.
GV: Yêu cầu học sinh đưa ra phương án xác định vùng nhìn thấy của gương cầu lồi và so sánh nó với vùng nhìn thấy của một gương phẳng cùng kích thước.
HS: Thảo luận nêu ra phương án thí nghiệm như SGK.
GV: Yêu cầu học sinh đọc phần thí nghiệm SGK và yêu cầu học sinh làm TN trả lời câu hỏi: 
+ So sánh bề rộng vùng nhìn thấy của 2 gương? (HS Khá; G)
HS: Thực hiện thí nghiệm, thảo luận trả lời. 
GV lấy một số ví dụ ứng dụng gương cầu lồi trong cuộc sống.
HS: Nghe giảng, ghi bàn.
* Thí nghiệm:
* Kết luận: 
 Nhìn vào gương cầu lồi, ta quan sát được một vùng rộng hơn so với khi nhìn vào gương phẳng có cùng kích thước.
VD: Sử dụng gương cầu lồi gắn phía trước xe máy, ôtô, tàu hỏa để thuận tiên quan sát đằng sau.
Hoạt động 4: Vận dụng (6ph)
PP: Vấn đáp; thào luận.
III. Vận dụng.
GV: Yêu cầu HS trả lời C3, C4 trong SGK.
HS: Thảo luận trả lời yêu cầu của GV.
C3: (HS Tb) Nhìn vào gương cầu lồi, ta quan sát được một vùng rộng hơn so với khi nhìn vào gương phẳng có cùng kích thước. Vì vậy giúp cho người lái xe nhìn được khoảng rộng hơn ở đằng sau.
C4: (HS Khá; G) Giúp người lái xe nhìn thấy trong gương người, xe cộ khác ở bên đường bị các vật cản che khuất, tránh được tai nạn.
GV nhận xét; chốt ý đúng ncho HS ghi bài.
HS: Ghi bài.
C3: Nhìn vào gương cầu lồi, ta quan sát được một vùng rộng hơn so với khi nhìn vào gương phẳng có cùng kích thước. Vì vậy giúp cho người lái xe nhìn được khoảng rộng hơn ở đằng sau.
C4: Giúp người lái xe nhìn thấy trong gương người, xe cộ khác ở bên đường bị các vật cản che khuất, tránh được tai nạn.
* Việc làm này đã giảm thiểu số vụ tai nạn giao thông và bảo đảm tính mạng con người và tài sản.
 4) Củng cố (3ph)
- Yêu cầu HS đọc Ghi nhớ.
- Hệ thống hoá kiến thức.
 5) Dặn dò – Hướng dẫn học ở nhà (1ph) 
- Về nhà học bài, làm các bài tập trong SBT và chuẩn bị bài tiếp theo.
 6) Rút kinh nghiệm:
	 + Ưu điểm: 	
	 + Tồn tại: 	
	 + Hướng khắc phục: 	
Tuần: 8
Ngày soạn: 2/10/2017
Tiết: 8
Ngày dạy: 4/10/2017
Bài 8: GƯƠNG CẦU LÕM
I. MỤC TIÊU
 1) Về kiến thức:
- Nhận biết được ảnh tạo bởi gương cầu lõm.
- Nêu được các đặc điểm của ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lõm.
- Nêu được ứng dụng chính của gương cầu lõm là có thể biến đổi một chùm tia tới song song thành chùm tia phản xạ tập trung vào một điểm, hoặc có thể biến đổi chùm tia tới phân kì thành một chùm tia phản xạ song song.
 2) Về kĩ năng: 
- Bố chí thí nghiệm để quan sát ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lõm. Quan sát được tia sáng đi qua gương cầu lõm.
 3) Về thái độ:
- Nghiêm túc, cẩn thận.
- Có thái độ yêu thích bộ môn, yêu thích khoa học.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 1) Chuẩn bị của giáo viên:
- Chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm cho HS: 1 gương cầu lõm, 1 gương cầu lồi , 1 gương phẳng có giá đỡ, 1 cây nến (hay viên phấn, pin tiểu), 1 màn chắn, 1 đèn pin có thể tạo vừa tạo ra chùm sáng song song vừa tạo ra chùm sáng phân kì.
 2) Chuẩn bị của học sinh: 
- Học bài cũ và đọc trước bài mới trước ở nhà.
- Chuẩn bị một số loại đèn pin.
III. PHƯƠNG PHÁP
- Đặt vấn đề; vấn đáp; trực quan; làm TN; thảo luận nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1) Ổn định lớp (1ph)
GV kiểm tra sỉ số và vệ sinh lớp học.
 2) Kiểm tra bài cũ (3ph)
*Câu hỏi: 
C1. Em hãy nêu các đặc điểm ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi? So sánh vùng nhìn thấy của gương cầu lồi với vùng nhìn thấy của gương phẳng ?
C2. Kể những úng dụng của gương cầu lồi có trong cuộc sốn mà em biết?
*Trả lời:
C1: Ảnh ảo tạo bởi GC lồi nhỏ hơn vật. 
Vùng nhìn thấy của GC lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước.
C2: HS tự lấy ví dụ.
 3) Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG GHI BẢNG
Hoạt động 1: Giới thiệu bài (1ph)
PP: Đặt vấn đề.
Bài 8: 
GƯƠNG CẦU LÕM
GV: Gương cầu lõm có mặt phản xạ là mặt trong của một phần hình cầu. Liệu gương cầu lõm có tạo được ảnh của một vật giống gương cầu lồi? Bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu vấn đề này.
HS: Nghe giảng.
Hoạt động 2: Tìm hiểu ảnh tạo bởi gương cầu lõm (8ph)
PP: Vấn đáp; làm TN.
I. Ảnh tạo bởi gương cầu lõm.
GV: Yêu cầu hs thực hiện thí nghiệm như SGK, quan sát ảnh của vật tạo bởi gương cầu lõm để trả lời C2.
HS: Thực hiện TN theo nhóm như H7.1 và quan sát ảnh của vật trong gương trả lời C2 (HS Tb).
GV: Nhận xét, chốt ý đúng cho HS ghi bài.
HS: Ghi bài.
* Thí nghiệm. ( SGK)
C1: - Ảnh đó là ảnh ảo không hứng được ảnh trên màn.
- Ta nhìn thấy ảnh lớn hơn vật.
C2: Ảnh tạo bởi gương cầu lõm lớn hơn tạo bởi gương phẳng.
* Kết luận.
 Đặt một vật gần sát GC lõm, nhìn vào gương thấy một ảnh ảo không hứng được trên màn chắn và lớn hơn vật.
Hoạt động 3 : Tìm hiểu sự phản xạ ánh sáng trên gương cầu lõm (18ph)
PP: Vấn đáp; làm TN; thảo luận nhóm.
II. Sự phản xạ ánh sáng trên gương cầu lõm.
Giới thiệu: Các loại gương đó được học đều phản xạ ánh sáng. Vậy thì sự phản xạ ánh sáng trên gương cầu lõm có những gì đặc biệt? Chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề này ở phần tiếp theo.
HS: Nghe giảng.
GV: Lần lượt yêu cầu HS bố trí các thí nghiệm như SGK để trả lời câu hỏi: Chùm tia phản xạ ở H8.2 có đặc điểm gì? (HS Khá; G)
GV: Yêu cầu HS thảo luận đọc C3, C4, C5 giải thích hiện tượng và rút ra kết luận.
HS: Thảo luận nhóm, đại diện trả lời và rút ra kết luận.
GV: Nhận xét, chốt ý đúng cho HS ghi bài.
HS: Ghi bài.
1) Đối với chùm tia tới song song:
* Thí nghiệm: (H8.2/SGK)
C3: Hội tụ tại 1 điểm trước gương.
* Kết luận: 
 Chiếu một chùm tia tới song song lên một gương cầu lõm, ta thu được một chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm ở trước gương.
2) Đối với chùm tia tới phân kì:
* Thí nghiệm: (H8.4/SGK)
* Kết luận: 
 Một nguồn sáng nhỏ S đặt trước gương cầu lõm ở một vị trí thích hợp, có thể cho một chùm tia phản xạ song song.
Hoạt động 4 : Vận dụng (10ph)
PP: Thảo luận.
III. Vận dụng.
GV: Yêu cầu hs đọc phần tìm hiểu đèn pin.
HS: Có thể tháo 1 pha đèn pin để quan sát.
GV: Vì sao nhờ có pha đèn mà đèn pin có thể chiếu ánh sáng đi xa mà vẫn sáng rõ? (HS Khá; G)
HS: Bóng đèn trong đèn pin khi đến 1 vị trí thích hợp sẽ cho chùm tia phản xạ song song.
GV: Yêu cầu hs đọc câu hỏi C7 và thực hiện thí nghiệm để tìm câu trả lời.
GV nhận xét, chốt ý cho HS ghi bài.
*Tìm hiểu đèn pin (H8.5/SGK)
C6: Nhờ gương cầu lõm trong pha đèn pin mà khi xoay đèn đến vị trí thích hợp thu được chùm tia phản xạ song song, áng sáng truyền đi xa không bị phân tán nên vẫn sáng rõ.
C7: Muốn thu được chùm sáng hội tụ từ đèn pha thì ta xoay pha đèn để cho bóng đèn ra xa gương. 
 4) Củng cố (3ph)
Yêu cầu HS đọc “Ghi nhớ”.
Hệ thống hoá kiến thức.
 5) Dặn dò – Hướng dẫn học ở nhà (1ph)
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài tiếp theo
- Làm các bài tập trong SBT.
 6) Rút kinh nghiệm:
	 + Ưu điểm: 	
	 + Tồn tại: 	
	 + Cách khắc phục: 	
Tuần: 9
Ngày soạn: 11/10/2016
Tiết: 9
Ngày dạy: 13/10/2016
Bài 9. ÔN TẬP TỔNG KẾT CHƯƠNG 1: QUANG HỌC
I. MỤC TIÊU
 1) Về kiến thức:
Củng cố lại những kiến thức liên quan đến sự nhìn thấy vật sáng, sự truyền ánh sáng, sự phản xạ ánh sáng, tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm. Xác định vùng nhìn thấy của gương phẳng so sánh với vùng nhìn thấy của gương cầu lồi.
 2) Về kĩ năng:
- Vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng và vùng quan sát được trong gương phẳng.
 3) Về thái độ:
- Nghiêm túc cẩn thận.
- Có thái độ hợp tác; yêu thích bộ môn; yêu thích khoa học.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 1) Chuẩn bị của giáo viên: 
Chuẩn bị trò chơi ô chữ.
 2) Chuẩn bị của học sinh: 
Đồ dùng học tập.
Trả lời trước các câu hỏi trong mục Tự kiểm tra.
III. PHƯƠNG PHÁP
Đặt vấn đề; tổng kết; trực quan; thảo luận.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Ổn đinh lớp (1ph)
GV kiểm tra sỉ số và vệ sinh lớp học.
 2) Kiểm tra bài cũ (Khôngph7)
 3) Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Giới thiệu bài (1ph)
PP: Đặt vấn đề.
Bài 9. 
ÔN TẬP TỔNG KẾT CHƯƠNG 1: QUANG HỌC
Để tổng kết lại kiến thức trong chương I và chuẩn bị tốt cho tiết Kiểm tra vào tiết tiếp theo, hôm nay các em sẽ cùng tổn kết lại kiến thức ở chương 1. QUANG HỌC.
Hoạt động 2: Ôn tập kiến thức cơ bản (10ph)
PP: Vấn đáp; thảo luận.
I. Tự kiểm tra:
GV: Lần lượt gọi hs trả lời câu hỏi Tự kiểm tra.
HS: Trả lời các câu hỏi Tự kiểm tra theo yêu cầu của GV.
Bổ xung ý trả lời của bạn.
GV: Nhận xét, chốt ý câu trả lời.
6. Giống: ảnh ảo.
Khác: ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn ảnh tạo bởi gương phẳng.
7. Khi 1 vật ở gần sát gương. Ảnh này lớn hơn vật.
8. - Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm không hứng được trên màn chắn và lớn hơn vật.
- Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi không hứng được trên màn chắn và bé hơn vật.
- Ảnh ảo tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn và bằng vật.
Hoạt động 3: Vận dụng (23ph)
PP: Thảo luận; trực quan.
II. Vận dụng.
Chia nhóm học sinh và giao nhiệm vụ, yêu cầu học sinh thảo luận trả lời các câu hỏi trong phần vận dụng.
Các nhóm thảo luận trả lời và lên bảng trình bày.
Cả lớp quan sát; nhận xét, bổ xung ý đúng cho câu hỏi. 
GV: Nhận xét, chốt ý đúng cho HS ghi bài.
S2
C1:
S1
N
M
S’1
S’2
C2: Ảnh quan sát được trong 3 gương đều là ảnh ảo: ảnh nhìn thấy trong gương cầu lồi nhỏ hơn trong gương phẳng, ảnh trong gương phẳng lại nhỏ hơn ảnh ở trong gương cầu lõm.
C3: Những cặp nhìn thấy nhau: 
An - Thanh, 
An - Hải, 
Thanh - Hải, 
Hoạt động 4: Giải trò chơi ô chữ (6ph)
PP: Thảo luận.
III. Trò chơi ô chữ.
Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm, cử đại diện lên trình bày kết quả.
HS: Tham gia trò chơi, cử đại diện trình bày kết quả
Nhóm nào đọc được đúng và nhanh nhất thì thắng cuộc.
1. VẬT SÁNG
2. NGUỒN SÁNG
3. ẢNH ẢO
4. NGÔI SAO
5. PHÁP TUYẾN
6. BÓNG ĐEN
7. GƯƠNG PHẲNG
Hàng dọc: ÁNH SÁNG
 4) Củng cố (3ph)
	GV hệ thống hoá kiến thức bàng SĐTD:
 5) Dặn dò - Hướng dẫn học ở nhà (1ph)
	- Làm các bài tập trong SBT.
	- Lập đề cương ôn tập.
	- Về nhà học bài và ôn tập chuẩn bi cho kiểm tra 1 tiết vào giờ sau.
 6) Rút kinh nghiệm:
	 + Ưu điểm: 	
	 + Tồn tại: 	
	 + Hướng khắc phục: 	
Tuần: 10
Ngày soạn: 16/10/2017
Tiết: 10
Ngày dạy: 18/10/2017
KIỂM TRA 1 TIẾT
I. MỤC TIÊU
 1) Về kiến thức:
- Củng cố lại những kiến thức liên quan đến sự nhìn thấy vật sáng, sự truyền ánh sáng, sự phản xạ ánh sáng, tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm. Xác định vùng nhìn thấy của gương phẳng so sánh với vùng nhìn thấy của gương cầu lồi.
 2) Về kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng và vùng quan sát được trong gương phẳng.
3) Về thái độ:
- Có thái độ nghiêm túc cẩn thận.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 1) Chuẩn bị của giáo viên: 
- Đề, đáp án, thang điểm được duyệt theo đúng qui định.
- Phô tô đề cho học sinh làm.
 2) Chuẩn bị của học sinh: 
- Ôn tập theo đề cương ôn tập.
- Dụng cụ làm bài kiểm tra: bút, thước, máy tính bỏ túi, giấy nháp.
III. PHƯƠNG PHÁP 
- Kiểm tra, đánh giá.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Ổn định lớp.
- GV kiểm tra sỉ số và vệ sinh lớp học.
Kiểm tra bài cũ (Không)
Tiến hành kiểm tra:
Hình thức kiểm tra: TNKQ: 30%
 TNTL: 70%
Nhận xét – Dặn dò – Hướng dẫn về nhà.
- GV nhận xét về thái độ làm bài của học sinh.
- Yêu cầu học sinh về tập giải lại các bài tập trong bài.
- Xem trước bài mới: Bài 7: Áp suất.
 5) Rút kinh nghiệm:
+ Ưu điểm: 	
+ Tồn tại: 	
+ Cách khắc phục: 	
Tuần: 11
Ngày soạn: 23/10/2017
Tiết: 11
Ngày dạy: 25/10/2017
CHƯƠNG II. ÂM HỌC
Bài 10: NGUỒN ÂM
I. MỤC TIÊU
 1) Về kiến thức:
- Nêu được đặc điểm chung của nguồn âm. Nhận biết được 1 số nguồn âm thường gặp.
 2) Về kĩ năng:
- Quan sát TN kiểm chứng để rút ra đặc điểm của nguồn âm là dao động.
 3) Về thái độ :
- Yêu thích môn học.
*GDMT: Tích hợp vào mục II: Các vật khi phát ra âm đều dao động.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 1) Chuẩn bị của giáo viên: 
- 1 sợi dây cao su mảnh, 1 thìa và 1 cốc thuỷ tính,1 âm thoa và 1 búa cao su.
 2) Chuẩn bị của học sinh:
- Một số vật dụng có thể phát ra âm: Ống nghiệm hoặc lọ nhỏ,vài ba dải lá chuối, bộ đàn ống nghiệm.
III. PHƯƠNG PHÁP
- Đặt vấn đề; vấn đáp; làm TN; thảo luận.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1) Ổn định lớp (1ph)
GV kiểm tra sĩ số và vệ sinh lớp học.
 2) Kiểm tra bài cũ (2ph)
GV nhận xét và trả bài kiểm tra cho học sinh.
 3) Bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Giới thiệu bài (2ph)
PP: Đặt vấn đề.
CHƯƠNG II
ÂM HỌC
Bài 10: NGUỒN ÂM
Giáo viên giới thiệu nội dung nghiên cứu trong chương.
Gọi 1 HS đọc phần tình huống đầu bài, gọi 1; 2 học sinh dự đoán câu trả lời từ đó giáo viên giới thiệu vào bài.
Hoạt động 2: Nhận biết nguồn âm (10ph)
PP: Vấn đáp; thảo luận.
I. Nhận biết nguồn âm.
GV: Em hãy nêu những âm mà em đã nghe thấy và cho biết chúng phát ra từ đâu? (HS Khá)
HS: Kể tên những âm thanh đã nghe được.
GV giới thiệu: Dây đàn, mặt trống gọi là nguồn âm.
GV: Nguồn âm là gì? (HS Tb; Y)
GV: Em hãy kể tên một số nguồn âm? (HS Khá, G).
Nguồn âm là vật phát ra âm.
VD: tiếng chim hót; tiếng trống trường 
Hoạt động 3: Nghiên cứu đặc điểm của nguồn âm (15ph)
PP: Vấn đáp; làm TN.
II. Các nguồn âm có chung đặc điểm gì?
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu TN H 10.1.
GV: Yêu cầu HS làm thí nghiệm. 
Yêu cầu HS miêu tả điều nhìn thấy và nghe thấy sau khi bật dây cao su.
Hai HS một nhóm làm thí nghiệm - báo cáo kết quả thí nghiệm trả lời C3.
GV: Em hãy dự đoán xem vật nào phát ra âm? Vật đó có rung động không? Nhận biết điều đó bằng cách nào? (HS Khá; G)
GV: Yêu cầu HS làm TN như H10.2SGK và nêu kết quả TN trả lời C4.
HS: Theo nhóm làm TN, thảo luận trả lời C4.
GV: Yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
GV thống nhất câu trả lời.
GV: Qua 2 thí nghiệm trên em thấy dây cao su và thành cốc khi phát ra âm có đặc điểm gì? (HS G)
Chúng đều rung động – chuyển động qua lại vị trí cân bằng.
- GV: Sự chuyển động qua lại vị trí cân bằng của dây cao su, thành cốc gọi là dao động.
- GV giới thiệu TN H10.3 và nêu hiện tượng cần qua sát. YC HS làm TN
GV: Khi gõ vào âm thoa em nghe thấy gì? (HS Khá; G)
HS: Các nhóm tiến hành thí nghiệm.
Ghi lại kết quả thí nghiệm bằng việc trả lời các câu hỏi của GV.
GV kết luận
*GDMT: Để bảo vệ giọng nói của người, ta cần luyện tập thường xuyên, tránh nói quá to, không hút thuốc lá.
1) Thí nghiệm: 
(SGK)
- Sự chuyển động qua lại vị trí cân bằng gọi là dao động.
2) Kết luận:
Khi phát ra âm các vật đều dao động.
Hoạt động 4: Vận dụng(10ph)
PP: Vấn đáp; thảo luận.
III. Vận dụng.
GV: Yêu cầu HS làm việc cá nhân trả lời câu C6, C7, C8.
HS làm việc cá nhân trả lời câu C6, C7.
Hướng dẫn học sinh làm thí dụng cụ nhác như hướng dẫn ở câu C9.
C6: Mặt trống dao động khi trống phát ra âm; cột không khí trong ống sáo dao động 
C7: Bỏ một ít nước vào ống rồi thổi để quan sát cột nước dao động.
Hoạt động 5: Củng cố (4ph)
PP: Thảo luận.
Hướng dẫn, tổ chức cho học sinh trả lời các câu hỏi 10.1; 10.2; 10.3 trong SBT.
Hướng dẫn: Dựa vào đặc điểm của các nguồn âm để trả lời.
HS: Thảo luận trả lời theo hướng dẫn của giáo viên.
Bài 10.1: Đáp án D. dao động.
Bài 10.2: Đáp án D. Khi làm cho vật dao động.
Bài 10.3: Không khi trong hộp đàn dao động khi phát ra âm.
4) Dặn dò – Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1ph)
- Về nhà học thuộc bài nắm vững đặc điểm của nguồn âm.
- Làm bài 10.1 – 10.5 BTVL. Đọc phần “Có thể em chưa biết”. 
- Đọc trước bài 11: kẻ trước bảng kết quả 11.1;SGK.
 5) Rút kinh nghiệm:
+ Ưu điểm: 	
+ Tồn tại: 	
+ Hướng khắc phục:	
Tuần: 12
Ngày soạn: 30/10/2017
Tiết: 12
Ngày dạy: 1/11/2017
Bài 11: ĐỘ CAO CỦA ÂM
I. MỤC TIÊU
 1) Về kiến thức:
- Nhận biết được âm cao (bổng) có tần số lớn, âm thấp (trầm) có tần số nhỏ.
- Nêu được ví dụ về âm trầm, bổng là do tần số dao động của vật.
 2) Về kĩ năng:
- Sử dụng được thuật ngữ âm cao ( âm bổng), âm thấp ( âm trầm ) và tần số khi so sánh 2 âm.
 3) Về thái độ: 
- Nghiêm túc, trung thực, đoàn kết
- GDMT: Tích hợp vào mục II: Âm cao, âm thấp.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 1) Chuẩn bị của giáo viên:
 	 Đồ dùng TN: giá thí nghiệm, 2 con lắc có chiều dài 40cm và 20cm, 1 đĩa quay có lỗ, 1 động cơ điện, 1 nguồn,1 tấm bìa mỏng, 1 đàn ghi ta.
 2) Chuẩn bị của học sinh: 
 	1 lá thép mỏng, 1 hộp gỗ rỗng.
III. PHƯƠNG PHÁP
	Đặt vấn đề; làm TN; thảo luận nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1) Ổn định lớp (1ph)
	GV kiểm tra sĩ số và vệ sinh lớp.
 2) Kiểm tra bài cũ (3ph)
	*Câu hỏi: 
Các nguồn âm có đặc điểm gì giống nhau?
	Chữa bài 10.1; 10.2 SBT. 
	*Trả lời: 
Đặc điểm chung của nguồn âm: Khi phát ra âm, các vật đều dao động.
 3) Bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Giới thiệu bài (1ph)
PP: Đặt vấn đề.
Bài 11:
ĐỘ CAO CỦA ÂM
Hàng ngày chúng ta nghe thấy có người nói giọng trầm có người nói giọng bổng. Vậy khi nào phát ra âm cao, khi nào phát ra âm thấp?
Hoạt động 2: Nghiên cứu dao động nhanh, dao động chậm. Khái niệm tần số (12ph)
PP: Làm TN; thảo luận.
I. Dao động nhanh, chậm - Tần số.
GV: Yêu cầu HS đọc SGK tìm hiểu thí nghiệm 1.
Hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm 1.
HS: Tìm hiểu thí nghiệm 1.
Tiến hành thí nghiệm theo nhóm.
GV: Yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm.
Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm.
HS: Ghi kết quả thí nghiệm vào bảng (SGK/31)
Trả lời C1 (HS Tb)
HS: Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
Nhận xét và thông báo về tần số và đơn vị của tần số.
Yêu cầu HS đọc và trả lời C2 (HS Khá)
Kết luận. 
Tổ chức cho cả lớp rút ra kết luận chung.
Thí nghiệm: Hình 11.1 SGK/31.
C1: 
*Số dao động trong một giây gọi là tần số. Đơn vị của tần số là héc, kí hiệu Hz.
C2: Con lắc b (có chiều dài ngắn hơn) có tần số dao động lớn hơn.
*Nhận xét: Dao động càng nhanh (chậm), tần số dao động càng lớn (nhỏ).
Hoạt động 3: Nghiêm cứu mối quan hệ giữa độ cao của âm với tần số (15ph)
PP: Làm TN; thảo luận.
II. Âm cao (âm bổng), âm thấp (âm trầm).
GV: Yêu cầu HS đọc SGK tìm hiểu thí nghiệm.
HS: Tìm hiểu thí nghiệm, trả lời.
Hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm 2.
Yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm.
HS: Tiến hành thí nghiệm theo nhóm.
Quan sát, lắng nghe trả lời C3 (HS Khá, G)
Đại diện nhóm báo cáo.
GV: Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm.
Kết luận.
Hướng dẫn HS làm thí nghiệm 3.
HS: Tiến hành thí nghiệm theo sự hướng dẫn của GV.
Quan sát, trao đổi -> Trả lời C4 (HS Khá).
Tổ chức thoả luận lớp rút ra kết luận.
Thí nghiệm 2: Hình 11.2/SGK/32.
C3: Phần tự do của thước dài dao động chậm âm phát ra thấp.
Phần tự do của thước ngắn dao động nhanh âm phát ra cao.
Thí nghiệm 3: Hình 12.3 SGK/32.
C4: Khi đĩa quay chậm, góc miếng bìa dao động chậm, âm phát ra thấp.
Khi đĩa quay nhanh, góc miếng bìa dao động nhanh, âm phát ra cao.
* Kết luận: Dao động càng nhanh (hoặc chậm) tần số dao động càng lớn (hoặc càng nhỏ) âm phát ra càng cao (hoặc càng thấp).
Hoạt động 4: Vận dụng (8ph)
PP: Thảo luận.
III. Vận dụng.
Yêu cầu HS thảo luận trả lời các câu hỏi trong phần vận dụng.
HS: Thảo luận trà lời.
C5: (HS Tb) Vật dao động với 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an hoc ki 1_12223014.doc