Giáo án môn Vật lý 10 - Ngô Thị Ngọc Mai

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến Thức

+ Trình bày được các khái niệm: chuyển động, quỹ đạo của chuyển động.

+ Nêu được những ví dụ cụ thể về: chất điểm, vật làm mốc, mốc thời gian.

+ Phân biệt được hệ toạ độ, hệ qui chiếu; thời điểm và thời gian (khoảng thời gian).

+ Trình bày được cách xác định vị trí của chất điểm trên đường cong và trên một mặt phẳng; làm được các bài toán về hệ qui chiếu, đổi mốc thời gian.

2. Về kỹ năng

 + Xác định được vị trí của 1 điểm trên 1 quỹ đạo cong hoặc thẳng

 + Làm các bài toán về hệ quy chiếu, đổi mốc thời gian.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên : Chuẩn bị một số ví dụ thực tế về xác định vị trí của một điểm để cho hs thảo luận.

2. Học sinh: Chuẩn bị trước bài học

 

doc 136 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1236Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Vật lý 10 - Ngô Thị Ngọc Mai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ến thức về lực ma sát trượt, phương trình động học trên mặt phẳng nghiêng. Đọc trước cơ sở lý thuyết của bài thực hành, cách lắp ráp TN và trình tự thực hành.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới. 
Hoạt động 1: Nhắc lại kiến thức về lực ma sát và nhận thức vấn đề.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Cho biết mục đích bài thực hành
- Gợi lại kiến thức cho học sinh bằng các câu hỏi.
+ Đặc điểm của lực ma sát trượt ? Công thức tính lực ma sát? Hệ số ma sát trượt?
+ Viết phương trình động lực học của các vật chuyển động trên mặt phẳng nghiêng, với góc nghiêng so với mặt phẳng ngang?
+ Phương án thực hiện để đo hệ số ma sát trượt trên mặt phẳng nghiêng?
Trả lời
+ Công thức tính ma sát trượt: 
trong đó là hệ số ma sát trượt
- Làm việc nhóm để viết phương trình động lực học của một vật trượt trên mặt phẳng nghiêng. 
- Đo bằng cách đo gia tốc a và 
I. Mục đích
Nghiên cứu lực ma sát tác dụng vào một vật chuyển động trên mặt phẳng nghiêng. Đo hệ số ma sát trượt.
II. Cơ sở lí thuyết.
+ Cho một vật nằm trên mặt phẳng nghiêng P, với góc nghiêng α so với mặt phẳng nằm ngang.
+ Tăng dần độ nghiêng, 
α ≥ α0, vật trượt xuống dốc với gia tốc a. Độ lớn của a phụ thuộc vào góc nghiêng α và hệ số ma sát trượt μt.
+ Gia tốc a xác định theo công thức: 
Hoạt động 2: Tìm hiểu dụng cụ thí nghiệm và lắp ráp thí nghiệm
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Giới thiệu các dụng cụ thí nghiệm 
- Các em hãy nhắc lại cách sử dụng đồng hồ đo thời gian hiện số?
- Hướng dẫn HS cách lắp đặt mặt phẳng nghiêng, cách đọc giá trị góc nghiêng.
- Yêu cầu HS tìm hiểu SGK để lắp ráp các dụng cụ thí nghiệm.
- quan sát hướng dẫn từng nhóm HS
- tiếp thu 
- HS trả lời
Chú ý GV hướng dẫn, để tự lắp ráp.
.
Tiếp thu ý kiến của GV
III. dụng cụ thí nghiệm
IV. Lắp ráp thí nghệm
Hoạt động 3:Củng cố, dặn dò
+ GV tóm lại nội dung chính của bài.
+ Yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau.
IV. RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY
 Tiết 26: Bài 16: THỰC HÀNH: ĐO HỆ SỐ MA SÁT
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức:
Đo được hệ số ma sát trượt và hoàn thành được báo cáo thực hành
2. Về kĩ năng: 
Rèn luyện được kĩ năng thực hành
II. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên: 
Chuẩn bị cho mỗi nhóm HS
Mặt phẳng nghiêng có gắn thước đo góc và quả dọi; Nam châm điện gắn ở đầu mặt phẳng nghiêng, có hộp công tắt để giữ và thả vật; giá đỡ mặt phẳng nghiêng có thể thay đổi độ cao; trụ kim loại; đồng hồ thời gian hiện số chính xác đến 0,001s; cổng quang điện; thước thẳng có độ chia nhỏ nhất đến mm.
2. Học sinh: 
Ôn lại kiến thức về cơ sở lý thuyết của bài thực hành, cách lắp ráp TN .
Chuẩn bị trước bài
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới. 
Hoạt động 1: Tìm hiểu trình tự thí nghiệm và TH đo hệ số ma sát trượt
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Giáo viên biểu diễn thí nghiệm cho cả lớp quan sát, từ đó yêu cầu các nhóm tiến hành đo lấy số liệu cụ thể.
- Chú ý sửa sai cho các nhóm HS ngay nếu phát hiện sai.
- Trong quá trình đo cần chú ý tính đúng đắn của kết quả đo.
- GV kiểm tra từng nhóm để có thể đánh giá khả năng của học sinh, và kết hợp sửa chữa cho các em.
- Các nhóm tiến hành làm báo cáo tại lớp, thu gom dụng cụ thí nghiệm để vào đúng vị trí.
- Thu lại báo cáo, nhận xét nhanh qua 2 tiết thực hành.
- Chú ý quan sát.
- Phân chia nhiệm vụ các bạn trong nhóm.
- Làm việc chung để đo lấy số liệu thật chính xác.
- Các nhóm hoàn thành báo cáo.
- Lắng nghe GV nhận xét
- Thu gom dụng cụ, quét dọn phòng thí nghiệm.
V: Trình tự thí nghiệm
Hoạt động 2: Củng cố, dặn dò
+ GV tóm lại nội dung chính của bài.
+ Rút kinh nghiệm giờ thực hành
IV. RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY
Chương III:CÂN BẰNG VÀ CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT RẮN
Tiết 27 Bài 17: CÂN BẰNG CỦA MỘT VẬT CHỊU TÁC DỤNG CỦA HAI LỰC VÀ CỦA BA LỰC KHÔNG SONG SONG
I. MỤC TIÊU
1.Về kiến thức:
+ Phát biểu được điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực.
+ Nêu được cách xác định trọng tâm của vật mỏng, phẳng bằng phương pháp thực nghiệm.
2. về kĩ năng
+ Vận dụng được các điều kiện cân bằng để giải các bài tập đơn giản. 
II. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên: 
Các thí nghiệm 17.1; 17.3; 17.4 SGK; các tấm mỏng, phẳng theo hình 17.5
2. Học sinh: 
Ôn lại điều kiện cân bằng của một chất điểm.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mớiHoạt động 1: Tìm hiểu điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của 2 lực.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Việc xét sự cân bằng của vật rắn mang lại những kết quả có ý nghĩa thực tiễn to lớn.
- Chúng ta nghiên cứu TN hình 17.1
- Mục đích TN là xét sự cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của 2 lực.
- Vật rắn là một miếng bìa cứng, nhẹ để bỏ qua trọng lực tác dụng lên vật.
- GV biểu diễn TN.
+ Có những lực nào tác dụng lên vật? Độ lớn của lực đó?
+ Dây có vai trò truyền lực và cụ thể hóa đường thẳng chứa vectơ lực hay giá của lực.
+ Có nhận xét gì về phương của 2 dây khi vật đứng yên?
+ Nhận xét gì về các đặc trưng của các lực F1 và F2 tác dụng lên vật, khi vật đứng yên?
- Từ đó phát biểu điều kiện cân bằng của vật rắn chịu tác dụng của 2 lực?
- Nhận thức vấn đề bài học
- Quan sát thí nghiệm rồi trả lời các câu hỏi. Thảo luận theo từng bàn để đưa ra phương án.
- Lực F1 và F2 của 2 sợi dây. Hai lực có độ lớn bằng trọng lượng của 2 vật P1 và P2
- Phương của 2 dây nằm trên một đường thẳng.
- Hai lực F1 và F2 có cùng giá, cùng độ lớn và ngược chiều.
- Muốn cho một vật chịu tác dụng của 2 lực ở trạng thái cân bằng thì 2 lực đó phải cùng giá, cùng độ lớn và ngược chiều.
I. Cân bằng lực của một vật chịu tác dụng của 2 lực.
1. Thí nghiệm.
Nhận xét: Hai lực F1 và F2 có cùng giá, cùng độ lớn và ngược chiều
2. Điều kiện cân bằng
Muốn cho một vật chịu tác dụng của 2 lực ở trạng thái cân bằng thì 2 lực đó phải cùng giá, cùng độ lớn và ngược chiều.
Hoạt động 2: Xác định trọng tâm của một vật phẳng, mỏng bằng phương pháp thực nghiệ	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Phát cho mỗi nhóm 1 vật mỏng, phẳng có trọng lượng, có lỗ sẵn, dây và giá để treo.
- Trọng tâm của vật là gì?
- Làm thế nào để xác định được trọng tâm của vật?
+ Gợi ý: Khi treo vật trên giá bởi dây treo, vật cân bằng do tác dụng của những lực nào?
+ 2 lực đó có liên hệ như thế nào?
+ Trọng tâm phải nằm trên đường kéo dài của dây treo.
- Yêu cầu một vài nhóm nêu phương án, và các nhóm khác kiểm tra tính đúng đắn của phương án.
- GV đưa ra phương án chung, tiến hành với vật có hình dạng hình học không đối xứng.
- Các nhóm xác định trọng tâm của vật phẳng, mỏng có dạng hình học đối xứng nhận xét vị trí của trọng tâm.
- Làm việc theo nhóm (nhận dụng cụ TN), tiến hành TN để trả lời các câu hỏi của GV
- Trọng tâm là điểm đặt của trọng lực.
- Các nhóm thảo luận đưa ra phương án xác định trọng tâm của vật rắn.
+ Trọng lực và lực căng của dây treo.
+ 2 lực cùng giá: 
+ Các nhóm tìm cách xác định trọng tâm của vật mỏng.
- Đại diện nhóm nêu phương án.
- Trọng tâm nằm ở tâm đối xứng của vật.
3. Cách xác định trọng tâm của một vật phẳng, mỏng bằng phương pháp thực nghiệm
 A
 D
 C B
- Trọng tâm G của các vật phẳng, mỏng có dạng hình học đối xứng nằm ở tâm đối xứng của vật.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
+ GV tóm lại nội dung chính của bài.
+ Yêu cầu HS về nhà làm các bài tập.
+ Yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau.
IV. RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY
Tiết 28 Bài 17: CÂN BẰNG CỦA MỘT VẬT CHỊU TÁC DỤNG CỦA HAI LỰC VÀ CỦA BA LỰC KHÔNG SONG SONG
I. MỤC TIÊU
+ Phát biểu được quy tắc hợp lực đồng quy.
+ Phát biểu được điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song.
+ Vận dụng được các điều kiện cân bằng và quy tắc tổng hợp hai lực có giá đồng quy để giải các bài tập đơn giản. 
II. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên: Chuẩn bị dụng cụ TN hình 17.6; bảng nhỏ vẽ sẵn hình 17.8 SGK
2. Học sinh: Ôn lại quy tắc hình bình hành, điều kiện cân bằng của một chất điểm.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ.
Phát biểu điều kiện cân bằng của vật rắn chịu tác dụng của 2 lực? Cho biết trọng tâm của một số vật đồng chất và có dạng hình học đối xứng.
3. Bài mới.
Hoạt động 1: Tìm hiểu thí nghiệm cân bằng của một vật rắn chịu tác dụng của 3 lực không song song.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Các em hãy xác định trọng lượng P của vật và trọng tâm của vật.
- Bố trí TN như hình 17.5 SGK
- Có những lực nào tác dụng lên vật? 
- Có nhận xét gì về giá của 3 lực?
- Treo hình (vẽ 3 đường thẳng biểu diễn giá của 3 lực). Ta nhận thấy kết quả gì?
- Đánh dấu điểm đặt của các lực, rồi biểu diễn các lực theo đúng tỉ lệ xích.
- Ta được hệ 3 lực không song song tác dụng lên vật rắn mà vật vẫn đứng yên, đó là hệ 3 lực cân bằng.
- Các em có nhận xét gì về đặc điểm của hệ 3 lực này?
- Quan sát TN rồi trả lời các câu hỏi của gv.
- Lực F1 và F2 và trọng lực 
- Giá của 3 lực cùng nằm trong một mặt phẳng, đồng quy tại một điểm O.
- Thảo luận nhóm để đưa ra câu trả lời. (3 lực không song song tác dụng lên vật rắn cân bằng có giá đồng phẳng và đồng quy)
II. Cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song
1. Thí nghiệm
G
Hoạt động 2: Tìm hiểu quy tắc hợp lực đồng quy.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Vì vật rắn có kích thước, các lực tác dụng lên vật có thể đặt tại các điểm khác nhau, với 2 lực có giá đồng quy ta là cách nào để tìm hợp lực. Xét 2 lực F1 và F2; tìm hợp lực 
- Trượt các vectơ trên giá của chúng đến điểm đồng quy O. Tìm hợp lực theo quy tắc hình bình hành.
- Chúng ta tiến hành tổng hợp 2 lực đồng quy, hãy nêu các bước thực hiện?
- Gọi HS đọc quy tắc tổng hợp 2 lực có giá đồng quy.
- Quan sát các bước tiến hành tìm hợp lực mà GV tiến hành.
- Thảo luận để đưa ra các bước thực hiện. (Chúng ta phải trượt 2 lực trên giá của chúng đến điểm đồng quy, rồi áp dụng quy tắc hình bình hành để tìm hợp lực)
2. Quy tắc tổng hợp 2 lực có giá đồng quy.
 Muốn tổng hợp 2 lực có giá đồng quy tác dụng lên một vật rắn, trước hết ta phải trượt 2 vectơ lực đó trên giá của chúng đến điểm đồng quy, rồi áp dụng quy tắc hình bình hành để tìm hợp lực
Hoạt động 3: Tìm hiểu điều kiện cân bằng của vật rắn chịu tác dụng của 3 lực không 
song song.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Nhắc lại đặc điểm của hệ 3 lực cân bằng ở chất điểm?
- Trượt trên giá của nó đến điểm đồng qui O. Hệ lực ta xét trở thành hệ lực cân bằng giống như ở chất điểm.
- Nhận xét về hệ 3 lực tác dụng lên vật ta xét trong TN.
- Gọi 1 HS lên bảng đô độ dài của và 
- Nêu điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của 3 lực không song song.
- HS trả lời.
- Nhận xét cùng giá, ngược chiều 
- HS lên bảng đo độ dài của và rút ra nhận xét. Hai lực cùng độ lớn.
- Ba lực phải có giá đồng phẳng và đồng quy, hợp lực của 2 lực phải cân bằng với lực thứ 3.
3. Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của 3 lực không song song.
Ba lực đó phải có giá đồng phẳng và đồng quy.
Hợp lực của 2 lực đó phải cân bằng với lực thứ 3.
IV. VẬN DỤNG, CỦNG CỐ
+ GV tóm lại nội dung chính của bài.
+ Yêu cầu HS về nhà làm các bài tập.
+ Yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau.
V. RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY
Tiết 29: Bài 18: CÂN BẰNG CỦA MỘT VẬT CÓ TRỤC QUAY CỐ ĐỊNH - MOMEN LỰC
I. MỤC TIÊU
- Phát biểu được định nghĩa và viết được biểu thức của momen lực.
- Phát biểu được điều kiện cân bằng của một vật có trục quay cố định (quy tắc momen lực)
- Vận dụng được khái niệm momen lực và quy tắc momen lực để giải thích một số hiện tượng vật lí thường gặp trong đời sống và kĩ thuật cũng như để giải các bài tập vận dụng đơn giản.
- Vận dụng được phương pháp thực nghiệm ở mức độ đơn giản.
II. CHUẨN BỊ
GV: Bộ TN nghiên cứu tác dụng làm quay của lực như hình 18.1 SGK.
HS: Ôn tập về đòn bẩy.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ.
Cho biết trọng tâm của một số vật đồng chất và có dạng hình học đối xứng? Phát biểu quy tắc tổng hợp 2 lực đồng quy?
Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của 3 lực không song song là gì?
3. Bài mới.
Đặt vấn đề: Khi có một lực tác dụng lên một vật có trục quay cố định thì vật sẽ chuyển động như thế nào? Lực tác dụng thế nào thì vật sẽ đứng yên?
Hoạt động 1: Tìm hiểu thí nghiệm cân bằng của một vật có trục quay cố định.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Dùng bộ thí nghiệm giới thiệu đĩa mômen. Đĩa có thể quay quanh trục cố định.
- Có nhận xét gì về vị trí trục quay của đĩa mômen?
- Xét một vị trí cân bằng bất kì của đĩa, các em hãy chỉ ra các lực tác dụng lên đĩa và liên hệ giữa các lực đó?
- Trọng lực và phản lực của trục quay đĩa luôn cân bằng ở mọi vị trí. 
- Các lực khác tác dụng vào đĩa sẽ gây ra kết quả như thế nào?
- Tiến hành TN 
- Khi có 1 lực tác dụng lên 1 vật có trục quay cố định thì vật sẽ chuyển động như thế nào?
+ Lực tác dụng thế nào thì vật sẽ đứng yên?
- Ta có thể tác dụng đồng thời vào đĩa 2 lực , nằm trong mặt phẳng của đĩa, sao cho đĩa vẫn đứng yên được không? Khi đó giải thích sự cân bằng của đĩa như thế nào?
- Chú ý GV giới thiệu
- Trục quay đi qua trọng tâm của đĩa.
- Trọng lực cân bằng với phản lực của trục quay.
- HS quan sát
- HS trả lời
- Lực có giá đi qua trục quay.
- HS trả lời
I. Cân bằng của một vật có trục quay cố định. Momen lực
1. Thí nghiệm
NX: Lực có tác dụng làm đĩa quay theo chiều kim đồng hồ; có tác dụng làm đĩa quay ngược chiều kim đồng hồ. Đĩa đứng yên tác dụng làm quay của lực cân bằng với lực 
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm mômen lực
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
-Nhận xét độ lớn của lực và ?
- Xác định khoảng cách từ trục quay đến giá của và ?
- Thay đổi phương và độ lớn của để thấy được nếu vẫn giữ thì đĩa vẫn đứng yên.
- Hiện tượng gì xảy ra khi và ngược lại? Làm TN kiểm chứng.
- Ta có thể nhận xét gì về ý nghĩa vật lý của tích F.d?
- Tích F.d gọi là mômen lực, kí hiệu là M. khoảng các d từ trục quay đến giá của lực gọi là cánh tay đòn của lực.
- Hãy nêu định nghĩa mômen lực? Đơn vị mômen lực là gì?
- Lực và có độ lớn khác nhau. Nhận thấy:
- Đĩa quay theo chiều tác dụng làm quay lớn hơn.
- Tích F.d đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực
- HS trả lời
- Đơn vị là N.m
2. Momen lực
 Momen lực đối với một trục quay là địa lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực và được đo bằng tích của lực với cánh tay đòn của nó. 
- Đơn vị là N.m
- Khoảng các d từ trục quay đến giá của lực gọi là cánh tay đòn của lực.
Hoạt động 3: Tìm hiểu điều kiện cân bằng của một vật có trục quay cố định
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Hãy sử dụng khái niệm momen lực để phát biểu điều kiện cân bằng của một vật có trục quay cố định?
- Quy tắc momen lực còn áp dụng cho cả trường hợp vật không có trục quay cố định mà có trục quay tức thời.
- VD: kéo nghiêng chiếc ghế và giữ nó ở tư thế đó. Chỉ ra trục quay và giải thích sự cân bằng của ghế?
- Yêu cầu HS trả lời câu C1 (SGK - trang 102)
- TL nhóm rồi trả lời. 
- Quan sát VD, suy nghĩ rồi trả lời câu hỏi.
- HS trả lời
II. Điều kiện cân bằng của một vật có trục quay cố định (hay quy tắc momen lực)
1. Quy tắc
 Muốn cho một vật có trục quay cố định ở trạng thái cân bằng, thì tổng các momen lực có xu hướng làm vật quay theo chiều KĐH phải bằng tổng các momen lực có xu hướng làm vật quay ngược chiều KĐH.
2. Chú ý
 Quy tắc momen lực còn áp dụng cho cả trường hợp vật không có trục quay cố định mà có trục quay tức thời.
IV. VẬN DỤNG, CỦNG CỐ
+ GV tóm lại nội dung chính của bài.
+ Yêu cầu HS về nhà làm các bài tập.
+ Yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau.
V. RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY
Tiết 30: Bài 19: QUY TẮC HỢP LỰC SONG SONG CÙNG CHIỀU
I. MỤC TIÊU
- Phát biểu được qui tắc tổng hợp 2 lực song song cùng chiều. Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của 3 lực song song.
- Vận dụng được qui tắc và điều kiện cân bằng để giải các bài tập trong SGK và các bài tập có dạng tương tự.
II. CHUẨN BỊ
GV: Dụng cụ để làm các TN hình 19.1 và 19.2 SGK.
HS: Ôn lại về phép chia trong và chia ngoài khoảng cách giữa 2 điểm.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ. 
+ Mômen lực đối với một trục quay là gì? Cánh tay đòn của lực là gì?
+ Khi nào thì lực tác dụng và một vật có trục quay cố định không làm cho vật quay?
+ Phát biểu điều kiện cân bằng của một vật có trục quay cố định ?
3. Bài mới.
Đặt vấn đề: Muốn tìm hợp lực của 2 lực song song cùng chiều ta áp dụng qui tắc nào?
Hoạt động 1: Tìm hiểu quy tắc tổng hợp 2 lực song song cùng chiều.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
 Có 2 lực song song, cùng chiều, hợp lực của chúng như thế nào?
- Nhận xét mối liên hệ giữa giá của hợp lực và giá của các lực thành phần?
- Phát biểu quy tắc tổng hợp 2 lực song song cùng chiều.
- Chứng minh rằng quy tắc trên vẫn đúng khi AB không vuông góc với 2 lực thành phần và 
- Thảo luận sau đó đưa ra câu trả lời.
- Giá của hợp lực chia trong khoảng cách giữa 2 điểm thành những đoạn tỉ lệ nghịch với độ lớn 2 lực: (chia trong)
- Thảo luận để trình bày phương án của nhóm mình
II. Quy tắc tổng hợp 2 lực song song cùng chiều
1. Quy tắc
d2
d1
O1
O
O2
A
B
- Hợp lực là một lực song song, cùng chiều và có độ lớn bằng tổng các độ lớn của 2 lực: 
- Giá của hợp lực chia trong khoảng cách giữa 2 điểm thành những đoạn tỉ lệ nghịch với độ lớn 2 lực.
 (chia trong)
Hoạt động 3: Vận dụng quy tắc hợp lực song song, cùng chiều để rút ra đặc điểm của hệ 3 lực song song cân bằng.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
+ Chú ý có thể hiểu thêm về trọng tâm của vật.
- Các em đọc phần 2a rồi trả lời C3.
- Chú ý phân tích 1 lực thành 2 lực song song cùng chiều, ngược lại với phép tổng hợp lực.
- Trở lại thí nghiệm ban đầu. Thước cân bằng do tác dụng của 3 lực song song ,, Ba lực đó gọi là hệ 3 lực song song cân bằng. Nhận xét mối liên hệ giữa 3 lực này?
- Các em lên bảng vẽ hình 19.6 
+ HS đọc và trả lời
- Ba lực đó phải có giá đồng phẳng 
- Lực ở trong phải ngược chiều với 2 lực ở ngoài
- Hợp lực của 2 lực ở ngoài phải cân bằng với lực ở trong
 G
2. Chú ý.
+ Có thể phân tích 1 lực thành hai lực thành phần và song song cùng cchiều với lực 
+ Hệ 3 lực song song cân bằng có đặc điểm:
 - Ba lực đó phải có giá đồng phẳng 
- Lực ở trong phải ngược chiều với 2 lực ở ngoài
- Hợp lực của 2 lực ở ngoài phải cân bằng với lực ở trong. 
IV. VẬN DỤNG, CỦNG CỐ
+ GV tóm lại nội dung chính của bài.
+ Yêu cầu HS về nhà làm các bài tập.
+ Yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau.
V. RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY
Tiết 31: CÁC DẠNG CÂN BẰNG - CÂN BẰNG CỦA MỘT VẬT CÓ MẶT CHÂN ĐẾ
I. MỤC TIÊU
- Phân biệt được các dạng cân bằng (bền, không bền và cân bằng phiếm định)
- Phát biểu được điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế.
- Xác định được một dạng cân bằng là bền hay không bền. Xác định được mặt chân đế của một vật trên một mặt phẳng đỡ.
- Vận dụng được điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế. Biết cách làm tăng mức vững vàng của cân bằng.
II. CHUẨN BỊ
GV: Chuẩn bị dụng cụ TN để làm các TN theo hình 20.1; 20.2; 20.3; 20.4 và 20.6 SGK. Hình vẽ hình 20.6
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ. 
Phát biểu quy tắc tổng hợp 2 lực song song cùng chiều?
3. Bài mới.
Đặt vấn đề: Tại sao ôtô chất nhiều hàng nặng dễ bị lật đổ ở chỗ đường nghiêng, tại sao không lật đổ được con lật đật?
Hoạt động 1: Tìm hiểu về các dạng cân bằng.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Làm TN hình 20.2. Kéo lệch thước ra khỏi vị trí cân bằng này 1 chút, thư

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_1_Chuyen_dong_co.doc