Giáo án môn Vật lý 12 - Dao động tắt dần - Dao động cưỡng bức

I.MỤC TIÊU:

 1.Kiến thức:

+ Những đặc điểm của dao động tắt dần, dao động duy trì, dao động cưỡng bức, sự cộng hưởng.

+ Điều kiện để xảy ra hiện tượng cộng hưởng.

+ Một vài ví dụ về tầm quan trọng của hiện tượng cộng hưởng

 2.Kĩ năng:

- Giải thích được nguyên nhân của dao động tắt dần.

- Vẽ và giải thích đường công cộng hưởng.

- Vận dụng được điều kiện cộng hưởng để giải thích một số hiện tượng vật lý liên quan và để giải bài tập tương tự như ở trong bài.

 3.Thái độ:

 

doc 2 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2153Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lý 12 - Dao động tắt dần - Dao động cưỡng bức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiết 7 
Bài 4 : 	
I.MỤC TIÊU:
 1.Kiến thức:
+ Những đặc điểm của dao động tắt dần, dao động duy trì, dao động cưỡng bức, sự cộng hưởng.
+ Điều kiện để xảy ra hiện tượng cộng hưởng.
+ Một vài ví dụ về tầm quan trọng của hiện tượng cộng hưởng
 2.Kĩ năng:
- Giải thích được nguyên nhân của dao động tắt dần.
- Vẽ và giải thích đường công cộng hưởng.
- Vận dụng được điều kiện cộng hưởng để giải thích một số hiện tượng vật lý liên quan và để giải bài tập tương tự như ở trong bài.
 3.Thái độ:
II.CHUẨN BỊ :
 1.Chuẩn bị của thầy: Dụng cụ thí nghiệm : Con lắc đơn, đồng hồ dây cót
Chuẩn bị thêm một số ví dụ về dao động cưỡng bức và hiện tượng cộng hưởng có lợi, có hại . 2.Chuẩn bị của trò: Ôn tập về dao động cơ, con lắc đơn
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 
A. Hoạt động ban đầu
 1.Ổn định tổ chức: (1phút) Kiểm tra sĩ số 
 2.Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
Câu 1 : Thế nào là dao động cơ, dao động tuần hoàn ? 
Câu 2 : Chứng minh rằng khi dao động nhỏ ( Sinα ≈α (rad)), dao động của con lắc đơn là dao động điều hoà
Câu 3 : Viết công thức tính chu kì, tần số của con lắc đơn. Biểu thức tính năng lượng của con lắc đơn khi dao động không ma sát. 
 3.Tạo tình huống học tập:(2 phút) Để trả lời một số câu hỏi cần đặt ra như: Tại sao đoàn quân không được bước đều qua cầu, tại sao ô tô xe máy lại có thiết bị giảm xóc ... chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay. 
B. Hoạt động tiếp cận bài mới
Nội dung kiến thức
Hoạt động thầy và trò
Hoạt động 1: Tìm hiểu dao động tắt dần
I.Dao động tắt dần 
1. Tần số dao động riêng : (f0)
2. Thế nào là dao động tắt dần
3.Giải thích:
4. Ứng dụng : 
GV tiến hành TN dao động của con lắc đơn dao động trong không khí,và nêu thêm một số ví dụ khác như dao động của chiếc võng
Yêu cầu học sinh tìm thêm một số ví dụ khác và nhận xét về biên độ của dao động .
GV y/c HS tìm hiểu nguyên nhân tắt dần ở các dao động trên
GV nhân xét và bổ sung ,giải thích rõ nguyên nhân tắt dần.
GV y/c HS tìm hiểu ứng dụng của dao động tắt dần trong thực tế
HS: Quan sát TN
Lấy VD tương tự
Đưa ra nhận xét về biên độ dao động giảm dần theo thời gian.
Thảo luận tìm hiểu nguyên nhân tắt dần
Tìm hiểu một số ứng dụng trong thực tế như bộ giảm xóc ôtô..
Hoạt động 2: Tìm hiểu về dao động duy trì
II Dao động duy trì 
1. Định nghĩa :
2. Giải thích dao động của con lắc đồng hồ. (SGK)
. 
GV: Xét dao động của con lắc đồng hồ, muốn dao động không tắt dần ta phải làm gì?
- Nhận xét câu trả lời của HS từ đó khái quát đưa ra khái niệm dao động duy trì 
Gọi một học sinh giải thích dao động..... của con lắc đồng hồ dây cót được duy trì như thế nào?
GV chú ý cho HS là dao động duy trì không làm thay đổi chu kỳ dao động riêng
HS: Thảo luận và trả lời vấn đề đặt ra
Ghi nhận và hiểu được thế nào là dao động duy trì
Giải thích theo y/c của GV
Chú ý vấn đề vừa nêu
HS: Nêu nguyên tắc duy trì dao động trong đưa võng
Hoạt động 3: Tìm hiểu về dao động cưỡng bức
III/ Dao động cưỡng bức
1. Thế nào là dao động cưỡng bức
3. Đặc điểm :
GV đặt vấn đề : Muốn dao động của chiếc võng không tắt dần ta phải làm gì?
GV kết luận lại vấn đề do ngoại lực cưỡng bức tuần hoàn từ đó đưa ra khái niệm dao động cưỡng bức.
Y/c hs giải thích tác dụng của lực cưỡng bức
Y/c HS tìm VD về dao động cưỡng bức.
Y/c HS tìm hiểu đặc điểm của dao động cưỡng bức
HS:Trả lời vấn đề đặt ra
Theo dõi và ghi nhận khái niệm dao động cưỡng bức
Giải thích theo y/c của gv
Tìm VD
Nắm đặc điểm của dao đông cưỡng bức
Hoạt động 4: Tìm hiểu về hiện tượng cộng hưởng
IV. Hiện tượng cộng hưởng
GV lấy VD về hiện tượng cộng hưởngvà dẫn dắt hs đến định nghĩa.
GV giới thiệu đồ thị và giải thích 
Chú ý cho cho hs điều kiện xảy ra cộng hưởng
GV hướng dẫn hs giải thích hiện tượng cộng hưởng
Nhận xét và giải thích lại vấn đề
Hướng dẫn hs trả lời C2 
GV:Thuyết giảng như phần nội dung và kể một vài mẫu chuyện về tác dụng có lợi và hại của cộng hưởng!
HS: Tìm hiểu thêm một số VD tương tự 
Ghi nhận định nghĩa
Theo dõi qua đồ thị
Nắm điều kiện cộng hưởng
Thảo luận nhóm giải thích hiện tuợng cộng hưởng.
Trả lời C2
Tham khảo SGK và tìm hiểu thực tế những tác hại và có lợi của hiện tượng cộng hưởng
C. Hoạt động kết thúc tiết học
1.Củng cố kiến thức: ( 5 phút) 
 + Y/c hs nêu lại đặt điểm của dao động tắt dần và nguyên nhân tắt dần .
 + Y/c hhs nêu lại đặt điểm của dao dộng duy trì , dao động cưỡng bức
 + Trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4 trang 21 SGK.
2. Bài tập về nhà – Tìm hiểu: (3 phút) Làm các bài tập: 5, 6 trang 21 SGK.
* Lập bảng so sánh giữa dao động cưỡng bức và dao động duy trì; giữa cộng hưởng và dao động duy trì. 
a. Dao động cưỡng bức với dao động duy trì:
· Giống nhau: Đều xảy ra dưới tác dụng của ngoại lực.
· Khác nhau:
b. Cộng hưởng với dao động duy trì:
· Giống nhau: Cả hai đều được điều chỉnh để tần số ngoại lực bằng với tần số dao động tự do của hệ.
IV. RÚT KINH NGHIỆM - BỔ SUNG KIẾN THỨC :
Xác nhận của Tổ chuyên môn.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 7.doc