Giáo án môn Vật lý 12 - Tiết 6: Bài tập

I.MỤC TIÊU:

 1.Kiến thức:

 - Tính được chu kì, tần số, tần số góc của con lắc đơn, thế năng, cơ năng của con lắc lò xo và con lắc đơn dao động điều hòa.

 - Trả lời được các câu hỏi trắc nghiệm và giải được các bài tập về con lắc lò xo và con lắc đơn

 2.Kĩ năng: giải được các bài tập tương tự trong SBT

 3.Thái độ: Yêu thích tìm tòi khoa học.

II.CHUẨN BỊ :

 1.Chuẩn bị của thầy: Xem kỷ các bài tập trong SGK, SBT. Chuẩn bị thêm một số bài tập trắc nghiệm và tự luận.

 2.Chuẩn bị của trò: Ôn lại các kiến thức về con lắc đơn

 

doc 2 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1489Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lý 12 - Tiết 6: Bài tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Tiết 6 :	
I.MỤC TIÊU:
 1.Kiến thức:
	- Tính được chu kì, tần số, tần số góc của con lắc đơn, thế năng, cơ năng của con lắc lò xo và con lắc đơn dao động điều hòa.
	- Trả lời được các câu hỏi trắc nghiệm và giải được các bài tập về con lắc lò xo và con lắc đơn
 2.Kĩ năng: giải được các bài tập tương tự trong SBT
 3.Thái độ: Yêu thích tìm tòi khoa học.
II.CHUẨN BỊ :
 1.Chuẩn bị của thầy: Xem kỷ các bài tập trong SGK, SBT. Chuẩn bị thêm một số bài tập trắc nghiệm và tự luận.
 2.Chuẩn bị của trò: Ôn lại các kiến thức về con lắc đơn
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 
A. Hoạt động ban đầu
 1.Ổn định tổ chức: (1phút) Kiểm tra sĩ số 
 2.Kiểm tra bài cũ: (10 phút) Tóm tắt những kiến thức liên quan đến các bài tập cần giải.
* Con lắc lò xo : 
+ Phương trình dao động điều hòa của con lắc lò xo: x = Acos(wt + j) 
+ Tần số góc, chu kì, tần số của con lắc đơn: w = ; T = 2p; f = .
+ Thế năng và cơ năng của con lắc đơn dao động điều hòa: Wt = kx2 ; W = kA2 .
* Con lắc đơn : điều kiện dao động điều hòa là a £ 100 và tại 1 vị trí địa lý xác định.
+ Phương trình dao động điều hòa của con lắc đơn: s = S0cos(wt + j) hay a = a0cos(wt + j) với s = la; S0 = la0.
+ Tần số góc, chu kì, tần số của con lắc đơn: w = ; T = 2p; f = .
+ Thế năng và cơ năng của con lắc đơn dao động điều hòa: Wt = mgla2 ; W = mgla (a và a0 tính ra rad). 3.Tạo tình huống học tập :
B. Hoạt động tiếp cận bài mới
TL
(ph)
Nội dung kiến thức
Hoạt động thầy trò
10’
Hoạt động 1: Giải các câu hỏi trắc nghiệm.
 Câu 4 trang 13: D
Câu 5 trang 13: D
Câu 6 trang 13: B
Câu 4 trang 17: D
Câu 5 trang 17: D
Câu 6 trang 17: C
GV: Yêu cầu HS giải thích sự lựa chọn các đáp án 
HS: Giải thích lựa chọn.
 Giải thích lựa chọn.
 Giải thích lựa chọn.
 Giải thích lựa chọn.
 Giải thích lựa chọn
8’
Hoạt động 2: giải bài tập tự luận về dao động điều hoà của con lắc lò xo.
Bài 1: Một lò xo được treo thẳng đứng, đầu trên của lò xo được giữ chuyển động đầu dưới theo vật nặng có khối lượng m = 100g, lò xo có độ cứng k = 25 N/m. Kéo vật rời khỏi VTCB theo phương thẳng đứng hướng xuống một đoạn 2cm, truyền cho nó vận tốc . (cm/s) theo phương thẳng đứng hướng lên. Chọn gốc thời gian là lúc thả vật, gốc toạ độ là VTCB, chiều dương hướng xuống.
a. Viết PTDĐ.
b. Xác định thời điểm vật đi qua vị trí mà lò xo giãn 2 cm lần thứ nhất.
GV: Đọc đề tóm tắt bài toán
* HS thảo luận giải bài toán
10’
Hoạt động 3: giải bài tập tự luận về dao động của con lắc đơn
Bài 3.8 
a) Chu kì dao động của con lắc
 T = 2p = 2.3,14. = 2,2 (s)
b) Phương trình dao động của con lắc
 Ta có: w = = = 2,86 (rad/s)
 S0 = la0 = 1,2.0,174 = 0,2 (m)
 Khi t = 0 thì s = S0 và v = 0 => cosj = 1 
 => j = 0
 Vậy: s = 0,2cos2,86t (m).
c) Khi qua vị trí cân bằng
 v = vmax = wS0 = 2,86.0,2 = 0,572 (m/s).
 a = 0.
Bài 4.5 
a) Độ cứng của thanh thép
 Ta có : m.g = k.Dl 
 => k = = 200 (N/m).
b) Chu kì dao động của tòa nhà
 T = 2p = 2.3,14.= 0,126 (s).
 GV: Yêu cầu học sinh tính chu kì dao động của con lắc.
 Yêu cầu học sinh viết dạng phương trình dao động.
 Yêu cầu học sinh tính w, S0 và j rồi viết phương trình dao động của con lắc đơn.
 Yêu cầu học sinh tính vận tốc và gia tốc khi vật qua vị trí cân bằng.
 Hướng dẫn để học sinh tính độ cứng của thanh thép.
 Yêu cầu học sinh cho biết khi nào thì tòa nhà dao động mạnh nhất.
 Hướng dẫn hs tính T.
HS: Tính chu kì dao động của con lắc.
 Viết dạng phương trình dao động.
 Tính w.
 Tính S0.
 Tính j.
 Viết phương trình dao động.
 Tính v.
 Tính a.
 Tính độ cứng của thanh thép.
 Cho biết khi nào thì tòa nhà dao động mạnh nhất.
 Tính chu kì dao động của con lắc lò xo.
C. Hoạt động kết thúc tiết học
1.Củng cố kiến thức: ( 11 phút) 
 - GV yêu cầu HS nhắc lại các kiến thức cơ bản sau:
 - Làm các bài tập trang 
2. Bài tập về nhà – Tìm hiểu: (1phút)
 Đọc lại phần bài đã học , trả lời các câu hỏi 1,2,3 sau bài học .
IV. RÚT KINH NGHIỆM - BỔ SUNG KIẾN THỨC :

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 6.doc