Giáo án môn Vật lý 8 (trọn bộ) năm 2013

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

-Nêu được dấu hiệu để nhận biết chuyển động cơ

-Nêu được ví dụ về chuyển động cơ.

-Nêu được tính tương đối của chuyển động và đứng yên.

-Nêu được ví dụ về tính tương đối của chuyển động cơ.

 2. Kĩ năng:

-Nhận biết được vật chuyển động hay đứng yên.

 3. Thái độ:

-Có thói quen quan sát hiện tượng thực tế, vận dụng kiến thức giải thích hiện tượng.

II. CHUẨN BỊ:

 1. Chuẩn bị của GV:

- Bảng phụ ghi sẵn nội dung điền từ cho C6 và 1ròng rọc, đồng hồ.

 

docx 119 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1310Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Vật lý 8 (trọn bộ) năm 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỡ, 1 thanh nằm ngang
 + 1 ròng rọc, 1 quả nặng 100- 200g.
 + 1 lực kế 2,5N - 5N; 1 dây kéo và thước.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 
1. Ổn định tổ chức: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (5phút)
+ HS1: Lên sửa bài 13.4 SBT
+ HS2: Chỉ có công cơ học khi nào ? Viết công thức tính công cơ học.
3. Dạy nội dung bài mới: (26 phút)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
HĐ 1: Giới thiệu bài mới (1 phút)
-Ở lớp 6 các em đã biết, muốn đưa một vật nặng lên cao, người ta có thể kéo trực tiếp hoặc sử dụng máy cơ đơn giản. Sử dụng máy cơ có thể cho ta lợi về lực, nhưng liệu có thể cho ta lợi về công không? Bài này sẽ giúp các em trả lời câu hỏi trên. 
HĐ 2: Làm TN để so sánh công của máy cơ đơn giản với công của vật khi không dùng ròng rọc (20 phút).
-Y/c các nhóm HS nghiên cứu TN SGK tr49, trình bày tóm tắt các bước tiến hành TN:
+ B1: Tiến hành TN như thế nào?
+ B2: Tiến hành TN như thế nào?
- y/c HS quan sát các thao tác để làm TN theo nhóm 
- y/c thảo luận cả lớp trả lời các câu C1, C2, C3
C1: Hãy so sánh hai lực F1 và F2.
C2: Hãy so sánh hai quãng đường đi được s1, s2. 
C3: Hãy so sánh công của lực F1 (A1 = F1. s1) và công của lực F2(A2 = F2. s2).
-Nếu A2>A1 thì giải thích do ma sát và trọng lượng ròng rọc.
- Treo bảng phụ y/c HS hoàn thành câu C4
-Dựa vào các câu trả lời trên, hãy chọn từ thích hợp cho các chỗ trống của kết luận sau:
-Dùng ròng rọc động được lợi hai lần về ...... thì thiệt hai lần về..... nghĩa là không được lợi gì về..... 
HĐ 3: Định luật về công (5 phút)
- Thông báo với HS: TN tương tự với máy cơ đơn giản khác cũng có kết quả tương tự. 
-Vậy em nào hãy rút ra định luật về công & cho VD
Bài 14. ĐỊNH LUẬT VỀ CÔNG 
I/. Thí nghiệm: SGK
-Các nhóm HS nghiên TN SGK tr49, trình bày tóm tắt các bước tiến hành TN:
*B1: Móc quả nặng vào lực kế kéo lên cao với quãng đường s1= ... đọc độ lớn của lực kế F1= ....
*B2: Móc quả nặng vào ròng rọc động, móc lực kế vào dây:
+ Kéo vật c/đ với một quãng đường s1= ...
+ Lực kế c/đ 1 quãng đường s2= ....
+ Đọc độ lớn lực kế F2=....
-Các nhóm HS quan sát làm TN theo nhóm, ghi kết quả vào bảng 14.1 SGK.
Các đại lượng cần xác định
Kéo trực tiếp
Dùng ròng rọc động
Lực F(N)
F1=
F2=
Quãng đường đi được s(m)
s1=
s2=
Công A(J)
A1=
A2=
-HS Đại diện trả lời:
C1: F2 = 1/2F1
C2: s1 = s2. 
C3 A1 = F1. s1 = 1 . 0,05 = 0,05J 
A2 = F2. s2 = 0,5 . 0,1 = 0,05J
 Þ A1 = A2
-Hoàn thành C4 tại chỗ:
-Dùng ròng rọc động được lợi hai lần về 
(lực) thì thiệt hai lần về (đường đi) nghĩa là không được lợi gì về (công). 
II/. Định luật về công:
- Hoàn thành định luật như SGK và ghi vở:
 Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại. 
Ví dụ:
1. Dng ròng rọc động được lợi hai lần về lực thì lại thiệt hai lần về đường đi. Không cho lợi về công.
2. Dng mặt phẳng nghiêng đề nâng vật lên cao, nếu được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi. Công thực hiện để nâng vật không thay đổi.
4. Củng cố, luyện tập: (12phút)
+Hướng dẫn cả lớp các câu TL phần vận dụng.
*Nêu C5:
-Kéo đều hai thùng hàng, mỗi thùng nặng 500N lên sàn ôtô cách mặt đất 1m bằng tấm ván đặt nghiêng (ma sát không đáng kể).
-Kéo thùng thứ nhất, dùng tấm ván dài 4m.
- Kéo thùng thứ hai, dùng tấm ván dài 2m. 
 Hỏi:
a.Trong trường hợp nào người ta kéo với lực nhỏ hơn và nhỏ hơn bao nhiêu lần?
b.trong trường hợp nào thì tốn nhiều công hơn.
c.Tính công của lực kéo thùng hàng theo mặt phẳng nghiêng lên sàn ôtô. 
*Nêu C6
-Để đưa một vật nặng có trọng lượng P = 420N lên cao theo phương thẳng đứng bằng ròng rọc động , người ta phải kéo đầu dây đi một đoạn là 8m. Bỏ qua ma sát.
a.Tính lực kéo và độ cao đưa vật lên.
b.Tính công nâng vật lên. 
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (1phút)
-Về học bài.
-Đọc phần có thể em chưa biết.
-Làm bài 14.1 đến 14.4 SBT.
- Xem lại các kiến thức từ bài 1 đến bài 12.
-Xem lại các bài tập từ bài 7 đến bài 12 SBT chuẩn bị ôn thi HKI
* Phần bổ sung của đồng nghiệp hoặc của cá nhân: 
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
Tuần 21 	Ngày soạn: 30/12/ 2013 
Tiết 21	Ngày dạy: 06/01/20114 
	Bài 15. CÔNG SUẤT
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
-Viết được công thức tính công suất và nêu đơn vị đo công suất.
-Nêu được công suất là gì ?
-Nêu được ý nghĩa số ghi công suất trên các máy móc, dụng cụ hay thiết bị.
-Vận dụng được công thức: 
2. Kĩ năng: 
-Biết tư duy từ hiện tượng thực tế để xây dựng khái niệm về đại lượng công suất.
3. Thái độ:
-Cẩn thận trong hoạt động nhóm, yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Chuẩn bị của GV: 	
Hình 15.1 SGK, ghi sẵn C2, C3 trên bảng phụ. 
2. Chuẩn bị của HS: 
-Xem trước bài mới
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 
1. Ổn định tổ chức: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (5phút)
-HS1: Lên làm bài tập 14.1 
-HS2: Hãy phát biểu định luật về công. Cho VD về sự chuyển hóa năng lượng
3. Dạy nội dung bài mới: (23phút)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
HĐ 1: Giới thiệu bài mới (1 phút)
- Trong thực tế để tồn tại thì con người phải lao động nghĩa là phải sinh công. Vậy đại lượng nào đặc trưng cho khả năng sinh công nhanh hay chậm? Ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. 
HĐ 2: Xét Trường hợp ai làm việc khỏe hơn? (12 phút)
- y/c HS đọc thông báo mục I, ghi tóm tắt thông tin để trả lời: Ai làm việc khỏe hơn?
- y/c HS trả lời C1 để tìm kết quả :
 Tính công thực hiện của anh An và anh Dũng.
- Treo C2: y/c HS tìm phương án xác định ai làm việc khoẻ hơn.
a/. So sánh công thực hiện được của hai người, ai thực hiện được công lớn hơn thì người đó làm việc khỏe hơn.
b/. So sánh thời gian kéo gạch lên cao của hai người, ai làm mất ít thời gian hơn thì người đó làm việc khoẻ hơn.
c/. So sánh thời gian của hai người để thực hiện được cùng một công, ai làm việc mất ít thời gian hơn (thực hiện công nhanh hơn) thì người đó làm việc khoẻ hơn.
d/. So sánh công của hai người thực hiện được cùng một thời gian, ai thực hiện được công lớn hơn thì người đó làm việc khoẻ hơn. 
- Treo C3 y/c HS hoàn thành C3:
- Từ kết quả C2, hãy tìm từ thích hợp cho chỗ trống của kết luận sau:
 Anh.... làm việc khoẻ hơn , vì ..... 
HĐ 3: Tìm hiểu khái niệm & công thức
 (10 phút)
-Khái niệm công suất?
- Để biết máy nào, người nào ... thực hiện được công nhanh hơn thì cần phải so sánh các đại lượng nào và so sánh như thế nào? 
-Nếu trong thời gian t, công thực hiện được là A thì công suất P được tính như thế nào? 
- Chốt lại và y/c HS ghi vở.
- Đơn vị công A là gì?
 - Đơn vị thời gian là gì?
 Vậy công suất có đơn vị là gì? 
 1W = ?
 1kW(kilôoat)= ?W
 1MW(mêgaoat)= ? kW = ? W 
HĐ 4: Vận dụng, củng cố, hướng dẫn về nhà (18 phút)
*Vận dụng:
Bài 15. CÔNG SUẤT
I/. Ai làm việc khoẻ hơn?(SGK)
- Tóm tắt thông tin
 h = 4m
 P1 = 16N
 FkA = 10.P1; t1 = 50s
 FkD = 15.P1; t2 = 60s
 Giải
Công thực hiện của anh An:
 AA = FkA .h = 10.16.4
 = 640 J
Công thực hiện của anh Dũng:
 AD = FkD .h = 15.16.4
 = 960J
-Hoàn thành C2:
a/. Không đúng vì còn thời gian thực hiện của hai người khác nhau.
b/. Không đúng vì công thực hiện của hai người khác nhau.
c/. Đúng nhưng phương pháp giải phức tạp:
-Cũng thực hiện một công là 1J thì anh Dũng thực hiện được trong thời gian ngắn hơn nên Dũng khoẻ hơn.
d/. đúng vì so sánh công thực hiệnđược trong 1s: 
 = = 12,8J/s
 Vậy 1s anh An thực hiện một công là 12,6J.
 = = 16J/s
 Vậy 1s anh Dũng thực hiện 1 công là 16J
 Nên anh Dũng làm việc khoẻ hơn. 
- Hoàn thành C3: Anh (Dũng) làm việc khoẻ hơn, vì (trong cùng thời gian 1s Dũng thực hiện công lớn hơn).
-Để biết máy nào, người nào ... thực hiện được công việc nhanh hơn thì cần phải so sánh công thực hiện được trong cùng một đơn vị thời gian. Công thực hiện được trong cùng một đơn vị thời gian gọi là công suất. 
II/. Công suất, đơn vị công suất
*Công suất:
 Công suất được xác định bằng công thực hiện được trong một đơn vị thời gian .
-Nếu trong thời gian t, công thực hiện được là A thì công suất P được tính bằng *công thức tính công suất: 
công A là 1J
thời gian t là 1s
thì công suất là: 
 Đơn vị công suất J/s gọi là oat, kí hiệu là W.
1W = 1J/s
1kW(kilôoat)= 1000W
1MW(mêgaoat)= 1000kW = 1000 000W 
-Lên làm C4:
 Tóm tắt Giải 
AA=640J Công suất của anh An là:
tA = 50s PA = AA/tA = 640/50 
AD = 960J = 12,8W 
tD = 60s PD = AD/tD = 960/60 16W = 16W 
 PA = ?
 PD=? 
- C5
 Cùng sào đất, nghĩa là công thực hiện của máy cày và trâu là như nhau.
 - Trâu mất thời gian là:
 tt = 2h = 120 phút.
 - Máy mất thời gian là:
 tm = 20 phút
 Vậy tt = 6tm nên máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn 6 lần. 
Câu C6
 Tóm tắt
 v = 9km/h = 2,5 m/s
 F = 200N
 a/ P = ?
 b/ CMR : P = F.v 
 Giải
 a/ Công suất của ngựa là:
 P = = = = 500W
 b/ CM: P = F.v
 Ta có : P = = = F.v
*Công suất:
 Công suất được xác định bằng công thực hiện được trong một đơn vị thời gian .
*công thức tính công suất: 
công A là 1J
thời gian t là 1s
thì công suất là: 
 Đơn vị công suất J/s gọi là oat, kí hiệu là W.
1W = 1J/s
1kW(kilôoat)= 1000W
1MW(mêgaoat)= 1000kW = 1000 000W 
-Nhận biết các công việc cần thực hiện cho tiết sau.
4. Củng cố, luyện tập: (8phút)
*Vận dụng
- y/c HS cả lớp làm C4, 1HS lên sửa
C4: Tính công suất của anh An và anh Dũng thong ví dụ ở đầu bài học. 
C5 Để cày một sào đất, người ta dùng trâu cày thì mất hai giờ, nhưng nếu dùng máy cày Bông Sen thì chỉ mất 20 phút. Hỏi trâu hay máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu lần? 
 Gợi ý:
 - Công thực hiện của trâu và máy giống nhau hay khác nhau?
 - Để so sánh công suất ta so sánh gì?
Câu C6
 Một con ngựa kéo một cái xe đi đều với vận tốc 9km/h. Lực kéo của ngựa là 200N.
a/ Tính công suất của ngựa?
b/ Chứng minh rằng P = F.v
 Lưu ý : đơn vị tính 
*Củng cố:
-Hãy nêu các kiến thức vừa thu thập được.
-Lưu ý: 
+Công suất của động cơ ô tô cho biết công mà ô tô thực hiện được trong một đơn vị thời gian 
+Công suất ghi trên các thiết bị dùng điện là biểu thị điện năng tiêu thụ trong một đơn vị thời gian
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (1phút)
*Dặn dò:
-Về nhà học thuộc bài.
-Đọc phần có thể em chưa biết.
-Làm bài 15.1;15.2;15.3;15.6 SBT.
-Xem trước bài 16 SGK.
* Phần bổ sung của đồng nghiệp hoặc của cá nhân: 
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
Tuần 22 	Ngày soạn: 08/01/ 2014 
Tiết 22	Ngày dạy: 13/01/2014 
BÀI TẬP VỀ CÔNG VÀ CÔNG SUẤT
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
 - Nhắc lại các kiến thức về công cơ học và công suất.
2. Kĩ năng: 
 -Vận dụng các kiến thức về công cơ học và công suất vào giải bài tập.
3. Thái độ:
 - Ý thức học tập tự giác, ham hiểu biết, liên hệ KT vào đời sống.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Chuẩn bị của GV: 	
- Hệ thống câu hỏi, bài tập, bảng phụ.
2. Chuẩn bị của HS: 
-Ôn tập kiến thức từ bài 20bài 212.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 
1. Ổn định tổ chức: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (5phút)
-Khi nào có công cơ học
- Phát biểu định luật về công 
3. Dạy nội dung bài mới: (37phút)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
HĐ 1: Giới thiệu bài mới (1 phút)
-Từ các bài đă học ÔN TẬP
HĐ 2: Ôn lại một số kiến thức (6 phút)
- ycầu hs trả lời các câu hỏi: Nêu công thức tính công cơ học và đơn vị của công?
-Nêu công thức tính công suất và đơn vị của công suất?
HĐ 3: HD HS sửa bài tập (30 phút)
-GV treo bảng phụ:
-yc hs đọc đề bài 15.1 
-yc hs đọc và tóm tắt đề bài 15.2
-yc hs đọc và tóm tắt đề bài 15.3
+công thức tính công ? công suất ?
+thực hiện đổi đơn vị phù hợp với yc bài toán ?
-yc hs đọc và tóm tắt đề bài 15.4
-yc hs đọc và tóm tắt đề bài 15.6
+ Công thức tính công ?
+ Công thức tính công suất ?
BÀI TẬP VỀ CÔNG VÀ CÔNG SUẤT
I. Lý thuyết:
1. Công cơ học:
+ Công thức:
A = F.s
+Đơn vị: J
2. Công suất:
+ Công thức:
 P = 
+Đơn vị: W, KW, MW
II. Bài tập:
Bài 15.1 . câu C 
Bài 15.2 .
 A = 10 000.40 = 400 000J 
 t = 2.3 600 = 7 200(s) 
 Trả lời : P = 55,55W
Bài 15.3.
 Biết công suất của động cơ ôtô là P 
Thời gian làm việc là 
t = 2h = 7200s
Công của động cơ là 
A = Pt = 7 200.P (J)
 Trả lời : A = 7 200P (J)
Bài 15.4 .
Trọng lượng của 1m3 nướ́c là 
P = 10 000N 
Trong thời gian t = 1ph = 60s , có 120m3 nước rơi từ độ cao h = 25m xuống dưới , thực hiện một công là :
 A = 120.10 000.25 
=30 000 000(J)
Công suất của nước :
Trả lời : P = 500kW
Bài 15.6
 F = 80N ; s = 4,5km = 4 500m ; 
t= 30 ph = 1800s 
Công của ngựa A=Fs
 = 80.4 500
 = 360 000(J)
Công suất trung bình của ngựa :
Trả lời : A= 360 000J ; P = 200W
4. Củng cố, luyện tập: (1phút)
*Nhận xét: Sự chuẩn bị, thái độ trong học tập của HS
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (1phút)
-Kết luận: Vận dụng thành các kiến thức đó học vào làm bài tập.
 - Yêu cầu HS làm lại các bài tập.
Tuần 23 	Ngày soạn: 18/01/ 2014 
Tiết 23	Ngày dạy: 20/01/2014 
Bài 16. CƠ NĂNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
-Nêu được khi nào vật có cơ năng?
-Nêu được vật có khối lượng càng lớn, ở độ cao càng lớn thì thế năng càng lớn
-Nêu được ví dụ chứng tỏ một vật đàn hồi bị biến dạng thì có thế năng.
-Nêu được vật có khối lượng càng lớn, vận tốc càng lớn thì động năng càng lớn.
2. Kĩ năng: 
 Quan sát các hiện tượng trong thực tế vận dụng các kiến thức đã học giải thích các hiện tượng đơn giản.
3. Thái độ:
-Cẩn thận trong hoạt động nhóm, yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Chuẩn bị của GV: 	
 + Tranh phóng to mô tả TN H16.1a,b SGK.
 + Tranh phóng to H16.4 SGK.
 + 1 hòn bi thép.
 + 1máng nghiêng.
 + 1 miếng gỗ.
2. Chuẩn bị của HS: 
 + Lò xo được làm bằng thép uốn thành vòng tròn. Lò xo đã dược nén bởi một sợi dây len.
 + 1 miếng gỗ nhỏ.
 + 1 bao diêm.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 
1. Ổn định tổ chức: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (5phút)
-Để biết máy nào, con vật nào khỏe hơn ta làm thế nào?
-Khái niệm & công thức tính công suất.
-Làm bài tập 15.4
3. Dạy nội dung bài mới: (26 phút)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
HĐ 1: Giới thiệu bài mới (1 phút)
 -Hàng ngày, ta thường nghe nói đến từ "năng lượng". Ví dụ, nhà máy thủy điện Hoà Bình đã biến năng lượng của dòng nước thành năng lượng điện. Con người muốn hoạt động phải có năng lượng. Vậy năng lượng là gì? Nó tồn tiại dưới dạng nào? Hôm nay ta cùng tìm hiểu qua bài 16.
 HĐ 2: Hình thành khái niệm cơ năng (10 phút)
- Y/c HS nghiên cứu mục I thông báo và hỏi:
+ Khi nào một vật có cơ năng?
+ Đơn vị cơ năng là gì? Tại sao cơ năng lại có đơn vị đó ?
HĐ 3: Hình thành khái niệm thế năng (15 phút) 
- Treo H16.1 và thông báo với HS: H16.1a Quả nặng A nằm trên mặt đất không có khả năng sinh công. Và hỏi C1:
 Nếu đưa quả nặng lên một độ cao nào đó H16.1b thì nó có cơ năng không? Tại sao?
-Cơ năng của vật trong trường hợp này gọi là thế năng.
- Nếu quả nặng A được đưa lên càng cao thì công sinh ra kéo thỏi gỗ B c/đ càng lớn hay nhỏ? Vì sao?
-Vật có khả năng thực hiện công càng lớn nghĩa là thế năng của nó càng lớn. Như vậy vật ở vị trí càng cao thì thế năng của vật càng lớn 
-Đưa ra lò xo tròn đã được nén bằng sợi len . Nêu câu hỏi C2:
 Lúc này lò xo có cơ năng. Bằng cách nào lò xo có cơ năng? 
-Phát dụng cụ cho HS làm TN theo nhóm để nhận thấy lực đàn hồi của lò xo có khả năng sinh công.
- Thông báo cơ năng của lò xo trong trường hợp này cũng gọi là thế năng. Muốn thế năng của lò xo tăng ta làm như thế nào? 
-Như vậy thế năng này phụ thuộc vào độ biến dạng đàn hồi của vật, nên được gọi là thế năng đàn hồi.
HĐ 4: Hình thành khái niệm động năng
 (8 phút)
- Giới thiệu thiết bị TN và tiến hành TN như H 16.3 SGK., y/c HS quan sát TN và trả lời các câu C3,C4, C5.
C3: Hiện tượng sẽ xảy ra như thế nào? 
 C4: Chứng minh rằng quả cầu A đang c/đ có khả năng thực hiện công
C5: Từ kết quả TN hãy tìm từ thích hợp cho chỗ trống của kết luận: Một vật chuyển động có khả năng ........ tức là có cơ năng.
-Theo các em dự đoán động năng của vật phụ thuộc vào yếu tố nào? Làm sao đế biết được điều đó?
- Làm TN2 để kiểm tra sự phụ thuộc của động năng vào vận tốc và y/c HS trả lời C6:
-Độ lớn vận tốc của quả cầu thay đổi như thế nào so với TN1? So sánh công của quả cầu A thực hiện lúc náy với lúc trước. Từ đó suy ra động năng của quả cầu A phụ thuộc thế nào vào vận tốc của nó?
-Làm TN3 nêu C7: Hiện tượng xảy ra có gì khác so với TN2? So sánh công thực hiện được của hai quả cầu A và A'. Từ đó suy ra động năng của quả cầu còn phụ thuộc thế nào vào khối lượng của nó? 
C8: Các TN trên cho ta thấy động năng phụ thuộc vào những yếu tố gì? và phụ thuộc như thế nào?
Câu C9: Nêu ví dụ vật có cả động năng và thế năng? 
-Thông báo : Động năng và thế năng là hai dạng của cơ năng. Một vật có thể vừa có động năng vừa có thế năng. Cơ năng của vật lúc đó bằng tổng động năng và thế năng của nó.
-Một vật chuyển động cũng có khả năng thực hiện công, tức là nó có cơ năng. Cơ năng của vật trong trường hợp này gọi là động năng của vật.
Bài 16. CƠ NĂNG
I/. Cơ năng:
-Khi vật có khả năng thực hiện công ta nói vật có cơ năng.
 - Cơ năng cũng được đo bằng đơn vị jun. 
II/. Thế năng:
1/. Thế năng hấp dẫn:
-Quan sát H16.1 và thảo luận theo nhóm trả lời C1:
 Nếu đưa quả nặng lên một độ cao nào đó như H16.1b, quả nặng A c/đ xuống phía dưới làm căng sợi dây. Sức căng của sợi dây làm thỏi gỗ B c/đ, tức là thực hiện công. Như vậy khi đưa quả nặng lên độ cao , nó có khả năng thực hiện công cơ học, do đó nó có cơ năng.
 - Nếu quả nặng A được đưa lên càng cao thì công của lực kéo thỏi gỗ B càng lớn vì B c/đ quãng đường dài hơn. Cơ năng của vật phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất hoặc so với một vị trí khác được chọn làm mốc để tính độ cao gọi là thế năng hấp dẫn. Vật có khối lượng càng lớn và ở càng cao thì thế năng hấp dẫn càng lớn.
*kết luận: Cơ năng của vật được xác định bởi vị trí của vật so với trái đất là thế năng hấp dẫn. Khi vật nằm trên mặt đất thì thế năng hấp dẫn của vật bằng 0.
-Vật ở vị trí càng cao so với mặt đất và có khối lượng càng lớn thì khả năng thực hiện công của nó càng lớn, nghĩa là thế năng của vật đối với mặt đất càng lớn.
 * Chú ý: Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào:
 + Mốc tính độ cao.
 + Khối lượng của vật.
2/. Thế năng đàn hồi:
- Thảo luận theo nhóm trả lời C2:
 Cách nhận biết:
 Đặt miếng gỗ lên trên lò xo và dùng diêm đốt cháy sợi dây len ( hoặc dùng kéo cắt đứt sợi dây). Khi sợi dây bị đứt, lò xo đẩy miếng gỗ lên cao tức là thực công lò xo có cơ năng.
- Làm TN theo nhóm. Lò xo càng bị nén nhiều thì công do lò xo sinh ra càng lớn, nghĩa là thế năng của lò xo càng lớn. 
 *Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi.
Ví dụ: Nén một lò xo lá tròn và buộc lại bằng một sợi dây không dãn, lúc này lò xo bị biến dạng. Nếu cắt đứt sợi dây, thì lò xo bị bật ra và làm bắn miếng gỗ đặt phía trước lò xo. Như vậy, khi lò xo bị biến dạng thì có cơ năng. 
 III/. Động năng:
1/. Khi nào vật có động năng:
 Cơ năng của vật do chuyển động mà có được gọi là động năng.
C3: Quả cầu A lăn xuống đập vào miếng gỗ B làm miếng gỗ B c/đ một đoạn.
2/. Động năng của vật phụ thuộc vào những yếu tố nào?
C4: Quả cầu A tác dụng vào thỏi gỗ B một lực làm thỏi gỗ B c/đ tức là quả cầu A đang c/đ có khả năng thực hiện công. 
C5: Một vật chuyển động có khả năng (sinh công) tức là có cơ năng. Vật có khối lượng càng lớn và chuyển động càng nhanh thì động năng càng lớn.
-Nêu dự đoán và cách kiểm tra dự đoán.
- Làm TN quan sát và trả lời C6:
 So với TN1, miếng gỗ B c/đ được đoạn dài hơn. Vậy quả cầu A thực hiện công lớn hơn lần trước. Quả cầu lăn từ vị trí cao hơn nên vận tốc của nó khi đập vào miếng gỗ B lớn hơn trước. Vậy động năng của quả cầu A phụ thuộc vào vận tốc của nó. Vận tốc càng lớn thì động năng càng lớn.
 - Quan sát và trả lời 
C7: Miếng gỗ B c/đ được đoạn đường dài hơn, như vậy công của quả cầu A' thực hiện được lớn hơn công của quả cầu A lúc trước. Vậy động năng của quả cầu còn phụ thuộc vào khối lượng của nó. 
 C8: Động năng của vật phụ thuộc vào vận tốc và khối lượng. Vật có khối lượng càng lớn và chuyển động càng nhanh thì động năng càng lớn. 
Vật có khối lượng càng lớn và tốc độ của vật càng lớn thì động năng của vật càng lớn.
 * Động năng và thế năng là hai dạng của cơ năng. Một vật có thể vừa có động năng vừa có thế năng. cơ năng của vật lúc đó bằng tổng động năng và thế năng của nó.
4. Củng cố, luyện tập: (8phút)
- Treo H16.4 và nêu câu C10: Cơ năng của từng vật ở H 16.4 a, b, c, thuộc dạng cơ năng nào? 
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (1phút)
-Về học thuộc bài.
-Đọc phần có thể em chưa biết.
-Làm bài 16.1 đến 16.5 SBT.
-Xem trước bài 17 SGK.
* Phần bổ sung của đồng nghiệp hoặc của cá nhân: 
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
........................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai_1_Chuyen_dong_co_hoc.docx