Giáo án môn Vật lý 9 - Bài tập vận dụng định luật ôm

1. Mục tiêu:

 1.1/ Kiến thức:

- Vận dụng các kiến thức đã học để giải được các bài tập đơn giản về đoạn mạch gồm nhiều nhất là 3 diện trở.

 1.2/ Kĩ năng:

 - Giải bài tập vật lý theo đúng các bước giải.

 - Rèn kĩ năng phân tích, so sánh, tổng hợp thông tin.

 - Sử dụng đúng các thuật ngữ.

 1.3/ Thái độ:

 - Cẩn thận, trung thực.

2. Trọng tâm:

 - Bài tập vận dụng định luật Ôm.

 

doc 4 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2589Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lý 9 - Bài tập vận dụng định luật ôm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 6 - Tiết: 6 
Tuần 3	 Ngày dạy: 4/9/2014
 BÀI TẬP VẬN DỤNG ĐỊNH LUẬT ÔM
1. Mục tiêu:
 1.1/ Kiến thức:
- Vận dụng các kiến thức đã học để giải được các bài tập đơn giản về đoạn mạch gồm nhiều nhất là 3 diện trở.
 1.2/ Kĩ năng:
	- Giải bài tập vật lý theo đúng các bước giải.
	- Rèn kĩ năng phân tích, so sánh, tổng hợp thông tin.
	- Sử dụng đúng các thuật ngữ.
 1.3/ Thái độ:
	- Cẩn thận, trung thực.
2. Trọng tâm:
 	- Bài tập vận dụng định luật Ôm.
3. Chuẩn bị:
3.1/Giáo viên: Bảng phụ đã viết sẵn các bước giải bài tập:
- Bước 1: Tìm hiểu, tóm tắt đề bài, vẽ sơ đồ mạch điện (nếu có).
- Bước 2: Phân tích mạch điện, tìm công thức liên quan đến các đại lượng cần tìm.
- Bước 3: Vận dụng các công thức đã học để giải bài toán.
- Bước 4: Kiểm tra kết quả, trả lời.
3.2/Học sinh: Ôn lại kiến thức bài 2, 4, 5.
4. Tiến trình:
4.1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện:( 1’)
4.2/ Kiểm tra miệng: ( 4’)
 ? Phát biểu và viết biểu thức định luật Ôm?
 Đáp án: Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây. (2, 5đ)
 I = (2, 5đ)
 ? Viết công thức biểu diễn mối quan hệ giữa U, I, R trong đoạn mạch có 2 điện trở mắc nối tiếp và song song? 
-Đáp án:
Đối với đoạn mạch mắc nối tiếp: (2, 5đ)
I = I1 = I2
U = U1 + U2
Rtđ = R1 + R2
Đối với đoạn mạch mắc song song: (2, 5đ)
I = I1 + I2 
U= U1 =U2 
 = + => Rtđ = 
4.3/ Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
- G: Treo bảng phụ giới thiệu các bước chung để giải 1 bài tập điệän.
* HĐ1: Giải bài tập 1: (10’)
-H: Đọc đề bài 1
-H: Cá nhân HS tóm tắt bài vào vở và giải bài tập 1.
-G: Hướng dẫn :
 + Cho biết R1, R2 được mắc với nhau như thế nào? ampe kế , vôn kế đo những đại lượng nào trong mạch điện ? 
 + Vận dụng công thức nào tính Rtđ và R2?
 (Rtđ = ; R2 = Rtđ – R1)
-H: Thảo luận nhóm nêu cách giải khác 
 ( Tính U1 sau đó tính U2 à R2 
 và tính Rtđ = R1 + R2)
* HĐ2: Giải bài tập 2: (10’)
-H: Đọc đề bài 2
-H: Tóm tắt và giải bài tập 2 vào vở nháp.
-G: Thu bài của một số HS để kiểm tra.
-H: 1 HS lên bảng sửa phần a), 1 HS sửa phần b)
-H: HS khác nhận xét từng bước trên bảng.
-H: Thảo luận từng cặp, nêu cách giải khác đối với câu b)
(Vì R1// R2 à = với I1, I2, R1 đã biết => R2 
hoặc:
 Tính RAB = , tính = - )
-H: So sánh cách tính R2, làm cách nào nhanh gọn, dễ hiểu?
* HĐ3: Giải bài tập 3: (15’)
-H: Đọc đề, tóm tắt, và hoàn thành bài tập 3
-H: Thảo luận tìm cách giải khác cho câu b)
( Tính I1, ta có : = và I1 =I2 + I3 từ đó tính I2 và I3 ) 
-G: Sửa bài và đưa ra biểu điểm cho từng câu.
-H: Đổi bài cho nhau để chấm cho các bạn trong nhóm
-G: Lưu ý HS: Cách tính khác nếu đúng vẫn cho điểm tối đa
-H: Báo cáo kết quả điểm 
-G: Thống kê kết quả:
 + Tổng số điểm 9, 10
 + Tổng số điểm 7, 8
 + Tổng số điểm 5, 6
 + Tổng số điểm dưới TB
1) Bài tập 1
Tóm tắt 
R1 = 5 a)Rtđ = ?
UV = 6V b) R2 = ?
IA = 0,5A 
Giải
a) Ta có: R1 nt R2 
 (A) nt R1 nt R2 
=> I A = IAB = 0,5A 
và UV =UAB = 6V
Rtđ = = = 12.
Vậy điện trở tương đương của đoạn mạch là 12.
 b) Ta có: Rtđ = R1 + R2 
 => R2 = Rtđ – R1 =12 - 5 = 7.
Vậy điện trở R2 bằng 7.
2) Bài tập 2:
Tóm tắt: 
R1 = 10 	 a) UAB = ?
IA1 = 1,2A b) R2 = ? 
IA = 1,8A 
Giải
 a) (A) nối tiếp R1 
 nên I1 = IAB = 1,2A
 (A) nối tiếp ( R1// R2)
 nên IA = IAB = 1,8A
 Từ: I = => U = I.R 
nên U1 = I1. R1 = 1,2.10 = 12
R1//R2 nên U1 = U2 = UAB =12V
Hiệu điện thế giữa hai điểm AB là 12V
 b) Vì R1//R2 nên I = I1 + I2
 => I2 = I – I1 = 1,8A – 1,2A = 0,6A
 mà U2 = 12V theo câu a)
 => R2 = = = 20
 Vậy điện trở R2 bằng 20
3) Bài tập 3:
Tóm tắt: 
R1= 15 a) RAB = ?
R2=R3=30 b) I1, I2, I3 = ? 
UAB = 12V 
Giải
 a) (A) nt R1 (R2//R3) (1đ)
 Vì R2 = R3 => R23 = = 15 (1đ)
 RAB = R1 + R23 =15+15
 = 30 (1đ) 
Vậy điện trở của đoạn mạch AB là 30 (0,5đ)
b) Áp dụng công thức định luật Ôm
I = => IAB = = = 0,4A
I1 = IAB = 0,4A (1,5đ)
U1 = I1. R1 = 0,4.15= 6V (1đ)
U2 = U3 = UAB – U1 
 =12V – 6V = 6V (0,5đ)
I 2 = = = 0,2A (1đ)
I2 =I3 = 0,2A (0,5đ)
 Vậy cường độ dòng điện qua R1 là 0,4A; Cường độ dòng điện qua R2; R3 bằng nhau và bằng 0,2A (1đ)
4.4/Câu hỏi, bài tập củng cố:(3’)
? Bài tập 1, 2, 3 vận dụng với đoạn mạch gồm các điện trở mắc như thế nào? 
Bài 1: Vận dụng với đoạn mạch gồm 2 điện trở mắc nối tiếp.
Bài 2: Vận dụng với đoạn mạch gồm 2 điện trở mắc song song.
Bài 3: Vận dụng cho đoạn mạch hỗn hợp.
Lưu ý: cách tính điện trở tương đương với đoạn mạch hỗn hợp.
4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học: (2’) 
 *Đối với bài học ở tiết học này:
 - Xem lại các bước giải của các bài tập.
	- Làm bài tập từ 6.1 " 6.5 SBT.
 *Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
	- Đọc, nghiên cứu bài “Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn”.
 ? Điện trở dây dẫn phụ thuộc vào những yếu tố nào?
5. Rút kinh nghiệm:
- Nội dung:..............
.
 - Phương pháp:
- Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:.
.
 Duyệt của TPCM
 Nguyễn Thị Thanh Tâm

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_6_Bai_tap_van_dung_dinh_luat_Om.doc