Giáo án môn Vật lý 9 - Chủ đề 3: Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài, tiết diện và vật liệu làm dây dẫn

Câu 110: Một dây dẫn bằng đồng có điện trở 12 với lõi gồm 25 sợi đồng mảnh. Tính điện trở của mỗi sợi dây mảnh này, cho rằng chúng có cùng tiết diện như nhau.

Câu 111: Hai dây dẫn có cùng chiều dài, làm bằng cùng một chất, dây thứ nhất có tiết diện S1 = 0,3mm2, dây thứ hai có tiết điện S2 = 1, 5mm2. So sánh điện trở của hai dây này.

Áp dụng tìm điện trở dây thứ hai biết điện trở dây thứ nhất R1 = 45 .

Câu 112: Tra bảng điện trở suất của một số chất ta thấy constantan có điện trở suất 0,5.10-6 m.

a) Con số 0,5.10-6 m có ý nghĩa gì?

b) Tính điện trở của đoạn dây dẫn constantan dài l =3m và có tiết diện đều S= 1mm2

 

docx 6 trang Người đăng trung218 Lượt xem 3790Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lý 9 - Chủ đề 3: Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài, tiết diện và vật liệu làm dây dẫn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ 3:
SỰ PHỤ THUỘC CỦA ĐIỆN TRỞ VÀO CHIỀU DÀI, TIẾT DIỆN VÀ VẬT LIỆU LÀM DÂY DẪN
Câu 110: Một dây dẫn bằng đồng có điện trở 12 với lõi gồm 25 sợi đồng mảnh. Tính điện trở của mỗi sợi dây mảnh này, cho rằng chúng có cùng tiết diện như nhau.
Câu 111: Hai dây dẫn có cùng chiều dài, làm bằng cùng một chất, dây thứ nhất có tiết diện S1 = 0,3mm2, dây thứ hai có tiết điện S2 = 1, 5mm2. So sánh điện trở của hai dây này. 
Áp dụng tìm điện trở dây thứ hai biết điện trở dây thứ nhất R1 = 45.
Câu 112: Tra bảng điện trở suất của một số chất ta thấy constantan có điện trở suất 0,5.10-6m.
a) Con số 0,5.10-6m có ý nghĩa gì?
b) Tính điện trở của đoạn dây dẫn constantan dài l =3m và có tiết diện đều S= 1mm2
Câu 113: Một cuộn dây bằng nhôm có khối lượng 0,54kg, tiết diện thẳng của dây là 0,1mm2. Tìm điện trở của cuộn dây biết rằng nhôm có khối lượng riêng 2,7g/cm3 và điện trở suất là 2,8.10-8m.
Câu 116: Một dây dẫn bằng hợp kim, tiết diện tròn có đường kính d = 2mm. Một dây dẫn khác tiết diện tròn cũng bằng hợp kim trên, có cùng điện trở nhưng chiều dài chỉ bằng 0,8 lần chiều dài dây thứ nhất. Tìm đường kính của dây thứ hai?
Câu 119: Dây may so của bếp điện có điện trở 40 được làm từ dây hợp kim có tiết diện 0,2mm2 và chiều dài 20m. Cho biết đó là hợp kim nào ?
Câu 123: Khi đặt hiệu điện thế 9V vào hai đầu một cuộn dây dẫn thì cường độ dòng điện qua nó có cường độ là 0,3A. Tính chiều dài của dây dẫn để quấn cuộn dây này, biết rằng cứ 6m chiều dài, dây dẫn này có điện trở là 2, 5
	A. 54m	B. 72m	C. 34m	D. 25m
Câu 124: Một dây dẫn bằng kim loại có chiều dài l1=150m, có tiết diện S1= 0,2mm2 thì có điện trở R1 = 120. Hỏi một dây dẫn khác cũng làm bằng kim loại có l2= 30m, S2= 1, 2mm2 thì R2 có giá trị bao nhiêu?
	A. 3	B. 4 	C. 5	D. 6
Câu 125: Một dây dẫy bằng nhôm có tiết diện 0,2mm2. Đặt vào hai đầu dây hiệu điện thế 220V thì cường độ dòng điện qua nó là 0,5A. Tìm chiều dài dây. Biết điện trở suất của nhôm là 2,5.10-8m.
	A. 3200m	B.2900m	C. 1200m	D. 3200m
Câu 126: Trên một biến trở có ghi ( 20- 1A). Tính chiều dài của dây làm biến trở, biết rằng điện trở suất của chất làm dây là 0,4.10-6m và có tiết diện là 0,2mm2
	A. 0,1m	B. 3m	C. 4,5m	D. 10m
Câu 127: Điện trở của dây dẫn: Chọn câu nào phát biểu sai?
A. Tỉ lệ thuận với chiều dài dây dẫn	B. Tỉ lệ nghịch với tiết diện dây dẫn.
C. Không phụ thuộc vào chất làm dây dẫn	D. Phụ thuộc vào chất làm dây
Câu 128: Điện trở suất của nikelin là 0,4.10-6m. Điện trở của dây dẫn nikelin dài 1m và có tiết diện 0,5mm2 là :
	A. 0,4.10-6 	B. 0,8.10-6	C. 0,4	D. 0,8
Câu 129: Một dây dẫn bằng đồng dài 25m có điện trở 42,5. Tiết điện của dây dẫn này là ?
	A. 1,7mm2	B. 0,58mm2	C. 0,1mm2	D. 0,01mm2
Câu 130: Có ba dây dẫn bằng đồng với chiều dài mỗi dây lần lượt là l1= 5m, l2= 3m, l3=8m. Xếp theo thứ tự điện trở nhỏ dần thì :
A. Dây 3, 1,2	B. Dây 1, 2, 3	C. Dây 2, 1, 3	D. So sánh khác
Câu 131: Có ba dây dẫn bằng nhôm với điện trở mỗi dây lần lượt là R1= 150, R2=75, R3=600. Biết dây dẫn thứ ba có chiều dài 80m, chiều dài của các dây dẫn kia là :
	A. l1=320m, l2= 640m	B. l1=320m, l2= 160m
	C. l1=40m, l2= 20m	D. l1=20m, l2= 10m
Câu 132: Có ba dây dẫn bằng nhôm, cùng tiết diện được mắc nối tiếp với nhau rồi mắc vào nguồn điện thì hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi dây lần lượt là U1= 6V, U2= 3V, U3=8V. Xếp theo thứ tự các dây dẫn có chiều dài tăng dần là :
A. Dây 3, 1,2	B. Dây 1, 2, 3	C. Dây 2, 1, 3	D. So sánh khác
Câu 136: Hai dây dẫn làm bằng đồng và cùng chiều dài. Dây thứ nhất có tiết diện 1mm2 và điện trở 120. Dây thứ hai có tiết diện 4.10-7m2 thì có điện trở :
	A. 30	B. 48	C. 240	D. 300
Câu 137: Một dây nhôm có chiều dài 500m, tiết diện 0,1mm2 có điện trở 125. Một dây nhôm khác dài 800m, có điện trở 300 thì có tiết diện bao nhiêu?
	A.0,066mm2	B. 0,066m2	C. 0,066cm2	D. 0,066dm2
Câu 138: Cho hai dây dẫn cùng làm bằng kim loại, có cùng độ dài và cùng tiết diện tròn, bán kính lần lượt là R và 2R.
	A. Dây nhỏ có điện trở lớn gấp hai lần dây lớn.
	B. Dây nhỏ có điện trở nhỏ bằng nửa dây lớn.
	C. Dây nhỏ có điện trở lớn gấp bốn lần dây lớn
	D. Dây nhỏ có điện trở nhỏ bằng một phần tư dây lớn.
Câu 139: Cho hai dây dẫn cùng làm bằng kim loại, cùng tiết diện tròn, có độ dài lần lượt là l và 2l
	A. Dây dài có điện trở lớn gấp đôi dây ngắn
	B. Dây dài có điện trở lớn gấp bốn lần dây ngắn.
	C. Dây dài có điện trở nhỏ bằng nửa dây ngắn
	D. Dây dài có điện trở nhỏ bằng một phần tư dây lớn.
Câu 141: Để làm một điện trở 20 bằng dây mayso có đường kính 0,5 mm, thì phải dùng một sợi dây có độ dài bao nhiêu?
	A. 5m	B, 5, 345m	C. 3,925m	D. 4, 234m
Câu 142: Một sợi dây manganin có tiết diện là hình chữ nhật, kích thước (0, 1mm, 2mm) . Để làm một điện trở 0,21, phải dùng đoạn dây có chiều dài bao nhiêu?
	A. 10m	B. 8,76m	C. 9,77m	D. 3, 54m. 
Câu 143: Một dây dẫn có tiêt diện đều và có độ dài l, nếu gập nó làm đôi, rồi gập tiếp 4 lần, thì so với ban đầu, điện trở của dây chập bốn ấy
A. nhỏ đi 4 lần	B. nhỏ đi 8 lần	 C. nhỏ đi 12 lần	D. nhỏ đi 16 lần
Câu 144: Một biến trở có ghi ( 40- 0,5A) .
a) Nếu ý nghĩa con số ghi trên biến trở.
b) Hiệu điện thế lớn nhất mà biến trở chịu được.
c) Biết trở này làm từ dây constantan có chiều dài 8m. Tìm tiết diện của dây
Câu 145: Một biến trở con chạy được mắc nối tiếp với một bóng đèn ghi 6V-0,5A rồi mắc vào nguồn điện có hiệu điện thế 24V. Khi con chạy ở giữa biến trở thì đèn sáng bình thường.
a) Tìm điện trở toàn phần của biến trở.
b) Biến trở trên là một cuộn dây dài 18m và có tiết diện là 0,1mm2. Cho biết dây dẫn quấn biến trở làm bằng chất gì ?
 Câu 146: Một biến trở con chạy được làm bằng dây nicrom, có chiều dài 40m và tiết diện là 0,1mm2.
a) Tính điện trở toàn phần của biến trở.
b) Mắc biến trở này nối tiếp với điện trở 10 rồi mắc vào nguồn điện có hiệu điện thế không đổi bằng 25V. Hỏi khi con chạy của biến trở dịch chuyển thì cường độ dòng điện trong mạch biến đổi trong phạm vị nào?
Câu 152: Khi dịch chuyển con chạy hoặc tay quay của biến trở, đại lượng nào sau đây sẽ thay đổi theo ? Chọn phương án đúng:
A. Chiều dài dây dẫn của biến trở	B. Tiết diện dây dẫn của biến trở
C. Nhiệt độ biến trở	D. Điện trở suất của chất làm dây dẫn của biến trở
Câu 153: Trên một biến trở có ghi 25- 1, 25A. Hiệu điện thế lớn nhất cho phép đặt vào hai đầu cố định của biến trở là bao nhiêu?
	A. 31, 25V	B. 25V	C. 62,5V	D. 50V
Câu 154: Cần làm một biến trở có điện trở lớn nhất là 45 bằng dây dẫn Nikelin có điện trở suất là 0,4.10-6m và tiết diện 0,5mm2. Tính chiều dài của dây dẫn 
A. 56,25m	B. 30m	C. 12m	D. 21m
Câu 155: Biến trở mắc nối tiếp trong một mạch điện thường được dùng để điều chỉnh
A. cường độ dòng điện	B. hiệu điện thế	C. công suất	D. nhiệt lượng
Câu 156: Tác dụng của biến trở :
	A. Thay đổi giá trị điện trở	B. Điều chỉnh cường độ dòng điện
	C. A và B đúng	D. A và B sai
Câu 157: Trên một biến trở con chạy có ghi ( 20- 2, 5A)
 a) Tính hiệu điện thế lớn nhất được phép đặt vào hai đầu cố định của biến trở.
A. 50V	B. 30V	C. 25, 5V	D. 16V
b) Dây dây dẫn của biến trở làm bằng nicrom có điện trở suất 1,1.10-6m, có chiều dài 50m và tiết diện 0,6mm2. Tính tiết diện của dây dẫn dùng để làm biến trở.
	A. 2 mm2	B. 2, 75 mm2	C. 20 mm2	D. 12 mm2
Câu 158: Biến trở gồm một dây Nikelin, đường kính 2 mm, quấn đều vòng nọ sát vòng kia, trên một ống sứ cách điện, đường kính 4 cm, dài 20 cm. Tính điện trở của dây ấy.
	A. 1	B. 20	C. 1, 6	 D. 50
Câu 159: Trên một biến trở con chạy có ghi ( 20- 1A), biết rằng điện trở suất của chất làm dây là 0,4.10-6m và tiết của dây 0,2mm2. Tính chiều dài của dây làm biến trở
A. 10m	B. 20m	C. 40m	D. 53
Câu 159: Trên một biến trở con chạy có ghi ( 20- 2, 5A). Ý nghĩa của những con số ghi trên biến trở là :
A. điện trở lớn nhất là 20	B. cường độ dòng điện chạy qua tối đa 2, 5A
C. A và B sai	D. A và B đúng.
Câu 160: Một biến trở ghi 20- 5A. Hiệu điện thế lớn nhất mà biến trở đó chịu được là
	A. 200V	B. 4V	C. 2, 5V	D. 100V
Câu 161: Cần làm một biến trở 20 bằng một dây constantan có tiết diện 1 mm2 và điện trở suất 0,5.10-6m. Chiều dài của dây constantan là bao nhiêu?
	A. 10m	B. 20m	C. 40 m	D. 60m
Câu 162: Một biến trở ghi 47- 0, 5A. Hiệu điện thế lớn nhất mà biến trở đó chịu được là
	A. 23,5V	B. 4V	C. 2, 5V	D. 26, 7V

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai_7_Su_phu_thuoc_cua_dien_tro_vao_chieu_dai_day_dan.docx