Giáo án môn Vật lý 9 - Định luật jun – lenxơ

Câu 232: Dây xoắn của một bếp điện dài 7m, tiết diện 0,1 mm2 và điện trở suất là 1, 1.10-6 .m.

a) Tính điện trở của dây xoắn

b) Tính nhiệt lượng tỏa ra trong thời gian 25 phút khi mắc bếp điện vào hiệu điện thế 220V.

c) Trong thời gian 25 phút, bếp này có thể đun sôi bao nhiêu lít nước từ nhiệt độ 250C. Cho nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K. Bỏ qua sự mất mát nhiệt.

 

docx 4 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1796Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lý 9 - Định luật jun – lenxơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ 5:
ĐỊNH LUẬT JUN – LENXƠ
Câu 232: Dây xoắn của một bếp điện dài 7m, tiết diện 0,1 mm2 và điện trở suất là 1, 1.10-6.m.
a) Tính điện trở của dây xoắn
b) Tính nhiệt lượng tỏa ra trong thời gian 25 phút khi mắc bếp điện vào hiệu điện thế 220V.
c) Trong thời gian 25 phút, bếp này có thể đun sôi bao nhiêu lít nước từ nhiệt độ 250C. Cho nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K. Bỏ qua sự mất mát nhiệt.
Câu 233: Dây điện trở của một bếp làm bằng nicrom có điện trở suất 1,1.10-6.m chiều dài 3m, tiết diện 0,05mm2.
a) Tính điện trở của dây.
b) Bếp sử dụng ở hiệu điện thế U = 220V. Hãy tính công suất của bếp điện, từ đó suy ra nhiệt lượng tỏa ra của bếp trong 30 ph.
Câu 234: Một dây dẫn bằng vonfam có điện trở suất 5, 5.10-8.m đường kính tiết diện là d = 1mm và chiều dài là l = 10m , đặt dưới hiệu điện thế U = 70V
a) Tính điện trở của dây.
b) Tính nhiệt lượng tỏa ra trên dây trong thời gian 20 ph theo đơn vị Jun và calo.
Câu 235: Hai điện trở R1 = R2 = 100. Người ta mắc hai điện trở đó lần lượt bằng hai cách : song song và nối tiếp rồi nối vào mạch điện có hiệu điện thế 100V
a) Tính dòng điện qua các điện trở trong mỗi trường hợp.
b) Xác định nhiệt lượng tỏa ra trên mỗi điện trở trong hai trường hợp trong thời gian 30ph . Có nhận xét gì về kết quả tìm được .
Câu 236: Một ấm điện khi hoạt động bình thường có điện trở R = 220 và cường độ dòng điện qua bếp là 2A
a) Tính nhiệt lượng mà bếp tỏa ra trong một phút?
b) Dùng bếp để đun sôi 3lit nước ở nhiệt độ ban đầu là 250C thì thời gian đun nước là 20ph. Tính hiệu suất của ấm?
Câu 242: Thiết bị biến đổi một phần điện năng thành nhiệt năng có ích là :
A. máy khoan điện	B. máy sấy tóc C. quạt điện	D. tàu điện
Câu 243: Thiết bị biến đổi phần lớn điện năng thành nhiệt năng vô ích là:
	A. nồi cơm điện	B. bóng đèn sợi đốt
	C. bàn là điện	D. lò sưởi điện.
Câu 244: Thiết bị biến đổi phần lớn điện năng thành nhiệt năng có ích là 
	A. mỏ hàn điện	B. ấm điện.
	C. cầu chì đang nóng chảy	D. Cả A, B, C
Câu 245: Thiết bị nào không biến đổi điện năng đồng thời thành nhiệt năng và năng lượng ánh sáng?	A. máy thu hình	B. Đèn LED
	C. Đèn sởi tóc	D. Đèn ống.
Câu 246: Thiết bị nào biến đổi điện năng đồng thời thành nhiệt năng và cơ năng?
A. Quạt điện	B. Chuông điện	C. Máy thu hình	D. Cả A, B, C
Câu 247: Để đun sôi một lượng nước ở cùng nhiệt dộ ban đầu, người ta dùng hai ấm có điện trở dây đun là R1 và R2 ( R1> R2) và cùng mắc vào nguồn có hiệu điện thế U. Hỏi nước ở ấm nào sôi nhanh hơn? Cho rằng toàn bộ điện năng để làm sôi nước.
A. ấm R1	B. ấm R2 C. Hai ấm cùng sôi	D. không so sánh được
Câu 248: Cho dòng điện có cường độ 4 A chạy qua một điện trở R thì sau thời gian 30 phút, nhiệt lượng tỏa ra trên điện trở là 108kJ. Xác định giá trị của R
	A. 3, 75	B. 4, 5	C. 21	D. 2, 75
Câu 249: Một điện trở 20 được mắc vào nguồn có hiệu điện thế không đổi U. Sau 1h đóng mạch điện, nhiệt lượng tỏa ra trên điện trở đó là 432 k cal. Tìm U
	A. 200V	B. 250V	C. 220V	D. 100V
Câu 250: Một mạch điện có hai điện trở R1 = 10, R2 = 15 mắc nối tiếp với nhau. Cho dòng điện qua mạch sau một thời gian thì nhiệt lượng tỏa ra ở điện trở R1 là 4 000J. Tìm nhiệt lượng tỏa ra trên toàn mạch.	A. 10000 J	B. 2100 J	 C. 450 kJ 	 D. 32 kJ
Câu 251: Một mạch điện có hai điện trở R1 = 10, R2 = 15 mắc song song với nhau. Cho dòng điện qua mạch sau một thời gian thì nhiệt lượng tỏa ra ở điện trở R2 là 4 000J. Tìm nhiệt lượng tỏa ra trên toàn mạch.	
A. 750 kJ	B. 7, 5 kJ	C. 2400J	D. 57000 J
Câu 252: Dùng một ấm điện để đun sôi 3 lít nước ở nhiệt độ 250C. Muốn đun sôi trong thời gian 20 phút thì công suất của ấm là bao nhiêu? Biết rằng hiệu suất là 70%? Cho nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K
	A. 12W	B. 2314W	C. 1125W	D. 43W
Câu 253: Một ấm điện có ghi 220V- 700W được sử dụng với hiệu điện thế đúng 220V để đun sôi 1, 5 lít từ nhiệt độ ban đầu là 240C. Bỏ qua sự nhiệt lượng làm nóng vỏ ấm và nhiệt lượng tỏa ra môi trường ngoài. Tính thời gian đun sôi nước
	A. 684 s	B. 123 s	C. 400 s	D. 900 s
Câu 254: Nếu nhiệt lượng Q tính bằng calo thì phải dùng biểu thức nào trong các biểu thức sau đây ?	A. Q = U.I.t	B. Q = I2Rt	 C. Q = 0, 24 I2Rt	 D. Q = 0, 42I2Rt
Câu 255: Trong các biểu thức liên hệ về đơn vị sau đây, biểu thức nào là sai ?
	A. 1J = 1. V.A. s	B. 1W = 1 J/ s
	C. 1 kWh = 360 000J	D. 1 J = 1Ws
Câu 256: Người ta dùng bếp điện để đun sôi 2 lít nước từ nhiệt độ 200C. Để đun sôi lượng nước đó trong 20 phút thì phải dùng bếp điện có công suất bao nhiêu? Biết nhiệt dung riêng của nước là 4, 18.103 J/kg.K , hiệu suất của bếp là 80%
	A. 68W	B. 697W	C. 231W	D. 126W

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai_16_Dinh_luat_Jun_Lenxo.docx