1. Mục tiêu:
1.1/ Kiến thức:
- Suy luận để xây dựng được công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp Rtđ = R1 + R2 và hệ thức = từ các kiến thức đã học.
- Mô tả được cách bố trí và tiến hành thí nghiệm kiểm tra lại các hệ thức suy ra từ lý thuyết.
- Vận dụng được những kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng và giải bài tập về đoạn mạch nối tiếp.
1.2/ Kĩ năng:
- Thực hành sử dụng các dụng cụ đo điện: vôn kế, ampe kế.
- Bố trí, tiến hành lắp ráp thí nghiệm.
- Suy luận, lập luận lôgic.
Bài 4 - Tiết: 4 ĐOẠN MẠCH NỐI TIẾP Tuần 2 Ngày dạy: 27/8/2014 1. Mục tiêu: 1.1/ Kiến thức: - Suy luận để xây dựng được công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp Rtđ = R1 + R2 và hệ thức = từ các kiến thức đã học. - Mô tả được cách bố trí và tiến hành thí nghiệm kiểm tra lại các hệ thức suy ra từ lý thuyết. - Vận dụng được những kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng và giải bài tập về đoạn mạch nối tiếp. 1.2/ Kĩ năng: - Thực hành sử dụng các dụng cụ đo điện: vôn kế, ampe kế. - Bố trí, tiến hành lắp ráp thí nghiệm. - Suy luận, lập luận lôgic. 1.3/ Thái độ: - Vận dụng kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng đơn giản có liên quan trong thực tế. 2. Trọng tâm: - Cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch nối tiếp. - Điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp. 3. Chuẩn bị: 3.1/Giáo viên: Mạch điện mẫu theo sơ đồ H 4.2 SGK. Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh: - 3 điện trở mẫu lần lượt có giá trị 6, 10, 16. - 1 ampe kế có GHĐ 1,5A và ĐCNN 0,1A. - 1 vôn kế có GHĐ 6V và ĐCNN 0,1V, 1 nguồn điện 6V, 1 công tắc . - 7 đoạn dây nối, mỗi đoạn dài khoảng 30cm. 3.2/Học sinh: Ôn lại kiến thức lớp 7: - Cường độ dòng điện trong đoạn mạch nối tiếp. - Hiệu điện thế trong đoạn mạch nối tiếp. - Đọc và nghiên cứu bài “Đoạn mạch nối tiếp.” 4. Tiến trình: 4.1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện:( 1’) 4.2/ Kiểm tra miệng: (Không) 4.3/ Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC * HĐ1: Ôn lại những kiến thức có liên quan đến bài mới: (4’) - Trong đoạn mạch gồm hai bóng đèn mắc nối tiếp : + Cường độ dòng điện chạy qua mỗi đèn có mối quan hệ như thế nào với cường độ dòng điện trong mạch chính? + Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch có mối quan hệ như thế nào với hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi đèn? * HĐ2: Nhận biết được đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp: (7’) -H: Thực hiện C1 và cho biết hai điện trở có mấy điểm chung? ( 1 điểm chung ) -H: Tìm hiểu thông tin như SGK. -H: Vận dụng kiến thức vừa ôn tập và hệ thức của định luật Ôm để trả lời câu C2. -G: Đối với lớp giỏi: cho học sinh làm thí nghiệm kiểm tra các hệ thức (1) và (2). * HĐ3:Xây dựng công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp: (10’) -H: Xem thông tin và cho biết: Thế nào là điện trở tương đương của 1 đoạn mạch? -G: Kí hiệu hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là U, giữa hai đầu mỗi điện trở là U1 và U2. -H: Viết hệ thức liên hệ giữa U, U1, U2 ( U = U1 + U2 ) -G: Cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch là I. -H: Viết biểu thức tính U, U1, U2 theo I và R tương ứng. ( U = I.R; U1 = I.R1; U2 = I.R2 ) -H: Thực hiện cá nhân câu C3. * HĐ4: Tiến hành TN kiểm tra: (10’ ) - H: Nhóm trưởng tổ chức, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong nhóm: Quan sát sơ đồ mạch điện, nêu công dụng và cách mắc của từng bộ phận trong sơ đồ. -G: Phát dụng cụ cho các nhóm -H: Các nhóm mắc mạch điện và tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn của SGK. ( IAB = I’AB ) -G: Theo dõi, kiểm tra các nhóm. -H: Đại diện nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm. -H: Nhóm khác nhận xét kết quả của nhóm bạn. -H: Thảo luận nhóm, rút ra kết luận. -G: Yêu cầu vài học sinh phát biểu kết luận. * HĐ5: Vận dụng: (8’) -H: Xem phần thông tin SGK. -H: Từng học sinh trả lời câu C4. -G: Cần mấy công tắc để điều khiển đoạn mạch nối tiếp? (1 công tắc). -H: Từng học sinh trả lời câu C5. -H: Tìm hiểu phần thông tin SGK: Rtđ = R1 + R2 + R3 à Trong đoạn mạch có n điện trở R giống nhau mắc nối tiếp thì điện trở tương đương bằng n.R. I. Cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch nối tiếp. 1) Kiến thức lớp 7: I = I1 = I2 (1) U = U1 + U2 (2) 2) Đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp. C1: R1, R2 và ampe kế được mắc nối tiếp với nhau. C2: I = = => = (3) II. Điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp. 1) Điện trở tương đương:( SGK ) 2) Công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp: C3: U = U1 + U2 = IR1 + IR2 = I.Rtđ => Rtđ = R1 + R2 (4) 3) Thí nghiệm kiểm tra: ( SGK ) 4) Kết luận: Đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp có điện trở tương đương bằng tổng các điện trở thành phần: Rtđ =R1 + R2 III. Vận dụng: C4: + Không, vì mạch hở. + Không, vì mạch hở. + Không, vì mạch hở. C5: R12 =40 RAC = R12 + R3 = 60 4.4/ Câu hỏi, bài tập củng cố :(3’) ? Viết công thức tính U, I, R trong đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp? TL: I = I1 = I2 U = U1 + U2 Rtđ = R1 + R2 -H: Đọc phần ghi nhớ SGK. - BT: Cho 2 điện trở R1 = 20 chịu được dòng điện có cường độ tối đa 2A và R2 = 40 chịu được dòng điện có cường độ tối đa 1,5A. Hiệu điện thế tối đa có thể đặt vào hai đầu đoạn mạch gồm R1 nối tiếp R2 là: A. 210V B.120V C. 90V D.100V - Đáp án: Câu C 4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học: (2’) *Đối với bài học ở tiết học này: - Học thuộc ghi nhớ SGK. - Làm bài tập 4.1" 4.7 SBT. - Đọc phần “Có thể em chưa biết” *Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: - Đọc, nghiên cứu bài “Đoạn mạch song song”. - Ôn lại kiến thức lớp 7 về I và U trong đoạn mạch mắc song song. 5. Rút kinh nghiệm: - Nội dung:.............. . - Phương pháp: - Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:. Duyệt của TPCM
Tài liệu đính kèm: