I . MỤC TIÊU :
1.Kiến thức :
- Nêu được trọng lực là lực hút của trái đất tác dụng lên vật và độ lớn của nó được gọi là trọng lượng.
- Nêu được đơn vị đo lực.
2. Kĩ năng :
- Có kỹ năng làm thí nghiệm , óc quan sát, suy luận hợp lý.
3. Thái độ :
- Trung thực, cẩn thận, tỉ mỉ, có tinh thần hợp tác với các thành viên trong nhóm.
II. CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên:
- Đọc kĩ nội dung bài dạy và các tài liệu liên quan.
- 1 giá đỡ, 1 lò xo xoắn, 1 quả nặng, 1 dây dọi.
2. Học sinh :
Tuần : 07 Ngày soạn : 01/10/2015 Tiết : 07 Ngày dạy : 08/10/2015 Bài 8 TRỌNG LỰC – ĐƠN VỊ LỰC I . MỤC TIÊU : 1.Kiến thức : - Nêu được trọng lực là lực hút của trái đất tác dụng lên vật và độ lớn của nó được gọi là trọng lượng. - Nêu được đơn vị đo lực. 2. Kĩ năng : - Có kỹ năng làm thí nghiệm , óc quan sát, suy luận hợp lý. 3. Thái độ : - Trung thực, cẩn thận, tỉ mỉ, có tinh thần hợp tác với các thành viên trong nhóm. II. CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên: - Đọc kĩ nội dung bài dạy và các tài liệu liên quan. - 1 giá đỡ, 1 lò xo xoắn, 1 quả nặng, 1 dây dọi. 2. Học sinh : - Đọc kĩ nội dung bài học trước ở nhà. - Học bài và làm bài tập trong sách bài tập ở nhà. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số vệ sinh lớp . 6A1:.. 6A2:.. 6A3:.. 6A4:.. 6A5:.. 6A6:.. 2. Kiểm tra bài cũ : - Một vật có thể có những thay đổi chuyển động như thế nào? Để thay đổi chuyển động cuả 1 vật ta phải làm gì?Hãy cho 1 ví dụ lực tác dụng vào 1 vật vừa làm vật biến dạng,vừa làm vật thay đổi chuyển động? 3. Bài mới: GV tổ chức các hoạt động Hoạt động của học sinh Kiến thức cần đạt Hoạt động 1 : Giới thiệu bài mới Khi em đang nằm dưới gốc 1 cây táo, thấy có 1 quả táo rơi xuống . Quả táo lại rơi xuống là do đâu? - Lắng nghe Hoạt động 2 : Tìm hiểu về trọng lực. - Bố trí thí nghiệm ,cho học sinh làm thí nghiệm a) và trả lời theo C1 Chỉ ra 2 lực cân bằng cho học sinh hiểu. - Cho học sinh làm thí nghiệm b) và trả lời theo C2 . - Từ 2 câu trả lời trên hãy làm câu C3 và rút ra kết luận - Nhận xét câu trả lời và ghi bảng - Gọi vài học sinh đọc phần kết luận trang 28 SGK VL6. - Thông báo cho học sinh biết kết luận này chính là do nhà bác học Niu Tơn đã nói ở trên phát hiện ra. - HS làm việc theo nhóm.Thảo luận và trả lời theo yêu cầu của giáo viên. - HS làm việc theo nhóm . Thảo luận và trả lời theo yêu cầu của giáo viên. - HS làm việc cả lớp. (1) cân bằng , (2) trái đất (3) biến đổi, (4) lực hút , (5) trái đất. - HS làm việc theo chỉ định của GV. I/ Trọng lực là gì? 1) Thí nghiệm : a) C1: Lò xo tác dụng vào quả nặng có phương thẳng đứng , chiều từ dưới lên Vì chịu tác dụng của 2 lực cân bằng C2 : Phương thẳng đứng chiều từ dưới lên 2) Kết luận : - Trái đất tác dụng lực hút lên mọi vật . Lực này gọi là trọng lực - Cường độ ( độ lớn ) của trọng lực gọi là trọng lượng Hoạt động 3 : Tìm hiểu phương và chiều của trọng lực. - Yêu cầu học sinh dùng sợi dây dọi như hình 8.2 trang 28 SGK VL6. Mô tả cấu tạo và xác định phương của dây dọi. * Cho học sinh làm C4 . - Trọng lực có phương như thế nào ?chiều từ dưới lên hay từ trên xuống * Cho học sinh làm C5 . -HS làm việc theo nhóm. Thảo luận và phát biểu theo yêu cầu của giáo viên. -HS làm việc theo nhóm. Thảo luận và phát biểu theo yêu cầu của giáo viên. -HS làm việc cá nhân và trả lời theo chỉ định của giáo viên. II/ Phương và chiều của trọng lực 1.Phương và chiều của trọng lực : C4 : a) (1) Cân bằng , (2) Dây dọi , (3) Thẳng đứng. b) (4) Từ trên xuống dưới. 2.Kết luận : C5 : (1) Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều (2) từ trên xuống dưới. Hoạt động 4 : Tìm hiểu đơn vị lực . - Đơn vị đo lực hợp pháp là gì ? Kí hiệu Trọng lượng quả cân 100g được tính tròn là1 Niu Tơn. * Đặt câu hỏi : Vậy quả cân 1kg có trọng lượng bao nhiêu Niu Tơn? - HS tiếp thu thông tin -HS trả lời cá nhân. Đơn vị niutơn (ký hiệu N) là đơn vị đo lực hợp pháp của Việt Nam. III/ Đơn vị lực : - Đơn vị : Niu Tơn. Kí hiệu (N) 100g = 1N ; 1 Kg = 10N Hoạt động 5: Vận dụng - Cho học sinh xác định trọng lượng 1 vật khi biết khối lượng và ngược lại. 1 bao đường khối lượng 200g có trọng lượng N 1 gói mì khối lượng 80g có trọng lượngN 1 xe đạp trọng lượng 120N thì khối lượng kg 1 quả trứng trọng lượng 3N thì khối lượng .g -HS trả lời cá nhân. IV. CỦNG CỐ: - Trọng lực là gì? Có phương và chiều như thế nào? Trọng lực tác dụng lên 1 vật còn gọi là gì? V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: - Thực hành câu C6 . Đọc mục “Có thể em chưa biết” trang 29 SGK VL6. VI. RÚT KINH NGHIỆM: .
Tài liệu đính kèm: