I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Vận dụng những kiến thức đã học để giải những bài tập định tính, định lượng về tật mắt cận, mắt lão.
2. Kỹ năng:
- Giải thích được cách khắc phục tật cận thị và tật mắt lão
3. Thái độ:
- Cẩn thận, trung thực.
II. CHUẨN BỊ:
*GV: Một số bài tập về mắt ghi trên bảng phụ
*HS: Kiến thức chương quang.
*PP: Giải bài tập, vấn đáp, nêu vấn đề.
III. TIẾN TRÌNH HỌAT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. HĐ1: Kiểm diện - kiểm tra bài cũ - Tổ chức tình huống học tập: (5ph)
- GV: Ổn định lớp.
- HS: Báo cáo SS
- GV: (gọi 2 HS kiểm tra bài)
+ HS1: Hãy nêu những biểu hiện của tật mắt cận, mắt lão và cách khắc phục?
+ Làm bài tập 49.2 (ghi trên bảng con)
- HS1: Những biểu hiện của tật mắt cận, mắt lão
+ Mắt cận chỉ nhìn rõ những vật ở gần nhưng không nhìn rõ những vật ở xa
+ Mắt lão nhìn rõ những vật ở xa nhưng không nhìn rõ những vật ở gần
TUẦN 30: TIẾT 57 BÀI TẬP - Ngày soạn : 25/03/17 - Ngày dạy : 05/04/17 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Vận dụng những kiến thức đã học để giải những bài tập định tính, định lượng về tật mắt cận, mắt lão. 2. Kỹ năng: - Giải thích được cách khắc phục tật cận thị và tật mắt lão 3. Thái độ: - Cẩn thận, trung thực. II. CHUẨN BỊ: *GV: Một số bài tập về mắt ghi trên bảng phụ *HS: Kiến thức chương quang. *PP: Giải bài tập, vấn đáp, nêu vấn đề.. III. TIẾN TRÌNH HỌAT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. HĐ1: Kiểm diện - kiểm tra bài cũ - Tổ chức tình huống học tập: (5ph) - GV: Ổn định lớp. - HS: Báo cáo SS - GV: (gọi 2 HS kiểm tra bài) + HS1: Hãy nêu những biểu hiện của tật mắt cận, mắt lão và cách khắc phục? + Làm bài tập 49.2 (ghi trên bảng con) - HS1: Những biểu hiện của tật mắt cận, mắt lão + Mắt cận chỉ nhìn rõ những vật ở gần nhưng không nhìn rõ những vật ở xa + Mắt lão nhìn rõ những vật ở xa nhưng không nhìn rõ những vật ở gần * Cách khắc phục : + Tật cận thị : Dùng thấu kính phân kì có tiêu cự trùng với điểm cực viễn của mắt. Mắt cận phải đeo kính phân kì để nhìn thấy các vật ở xa. + Tật mắt lão : Dùng thấu kính hội tụ . Mắt lão phải đeo kính hội tụ để nhìn rõ các vật ở gần. + Bài tập 49.2 : a => 3 ; b => 4 ; c => 2 ; d => 1 + HS2: Nhận xét câu trả lời + BT của HS1 + Làm BT 49.1: * BT: Biết tiêu cự của một kính cận bằng khoảng cách từ mắt đến điểm Cv của mắt. Thấu kính nào trong các thấu kính sau đây có thể làm kính cận ? A. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 5cm. B. Thấu kính phân kì có tiêu cự 5cm C. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 40cm D. Thấu kính phân kì có tiêu cự 40cm - HS2: Nhận xét và làm BT Chọn: D. Thấu kính phân kì có tiêu cự 40cm 2. HĐ2: Giải bài tập: (38ph) * Hoạt động thầy và trò: * Nội dung: - GV: (SD bảng phụ ghi sẳn 4 BT, Y/C HS th. luận nhanh chọn đáp án đúng) 1. Một người có khả năng nhìn rõ các vật nằm trước mắt từ 50 cm trở ra . Hỏi mắt người ấy có mắc tật gì không? a.Không mắc tật gì. b. Mắc tật cận thị. c.Mắc tật lão thị. d. Mắc một tật khác 2. Một người có khả năng nhìn rõ các vật nằm trước mắt từ 25 cm trở ra. Hỏi mắt người đó có mắc tật gì không ? a.Không mắc tật gì. b.Mắc tật cận thị. c.Mắc tật lão thị. d.Mắc một tật khác 3.Một người có khả năng nhìn rõ các vật nằm trước mắt từ 15 cm trở ra đến 40cm . Hỏi mắt người ấy có mắc tật gì không ? a.Không mắc tật gì. b.Mắc tật cận thị. c.Mắc tật lão thị. d.Mắc một tật khác 4. Một người khi nhìn các vật ở xa thì không cần đeo kính , khi đọc sách thì phải đeo kính hội tụ. Hỏi mắt người ấy có mắc tật gì không? a.Không mắc tật gì. b.Mắc tật cận thị. c.Mắc tật lão thị. d.Mắc một tật khác - HS: Thực hiện theo nhóm nhỏ, thống nhất trả lời. * 1. c. Mắc tật lão thị. * 2. a.Không mắc tật gì * 3. b.Mắc tật cận thị. * 4. c.Mắc tật lão thị - GV: Gọi các nhóm nhận xét và GV đưa ra kết quả chính xác . - HS: Ghi vào vở . - GV: Y/C HS giải bài tập1 và 2 theo nhóm - HS: Giải BT và trình bày kết quả - GV: Gọi các nhóm nhận xét.(có thể gợi ý nếu HS gặp khó khăn) +BT1:Một người cận thị phải đeo kính có tiêu cự 45cm. Hỏi khi không đeo kính người đó nhìn rõ được vật xa nhất cách mắt bao nhiêu? - GV: Người cận thị SD thấu kính gì? Có tiêu cự? - HS: .. TKPK, có f trùng với điểm Cv của mắt. - GV: Điểm Cv của người này là bao nhiêu? - HS: 45 cm - GV: Khi không đeo kính, người này nhìn rõ vật xa nhất cách mắt là ? - HS:...........45 cm. 2. BT2: Mắt cô Kiều chỉ nhìn rõ được các vật cách mắt từ 20 cm đến 5 m ; mắt của chú bình thì nhìn rõ được những vật ở cách mắt từ 50 cm đến rất xa. Xác định khoảng nhìn rõ của mỗi người. Xác định các tật của mắt mỗi người. - GV: Hãy xác định điểm Cc và điểm Cv của mỗi người . - HS: Cô Kiều: Cc = 20 cm ; Cv = 500 cm Chú Bình: Cc = 50 cm ; Cv = - GV: Mắt chỉ nhìn rõ vật từ khoảng nào ? - HS: ... từ điểm Cc đến điểm Cv - GV: Vậy khoảng nhìn rõ của mắt được tính như thế nào ? - HS: Lấy Cv – Cc - GV: Dựa vào khoảng nhìn thấy của mắt. Hãy xác định xem mắt cô Kiều, chú Bình mắc tật gì ? - HS: Cô Kiều mắt bị cận thị Chú Bình mắt bị lão. I. Bài tập trắc nghiệm: * 1. c. Mắc tật lão thị. * 2. a.Không mắc tật gì * 3. b.Mắc tật cận thị. * 4. c.Mắc tật lão thị II. Bài tập tự luận: 1.BT1: Giải - Khi người cận thị đeo kính có tiêu cự 45 cm sát mắt thì kính cận đó có tiêu điểm trùng với điểm cực viễn của mắt. - Khi không đeo kính thì người ấy nhìn thấy rõ được vật xa nhất cách mắt một khoảng bằng đúng tiêu cự của thấu kính là 45 cm. 2.BT2: Giải: a. Khoảng nhìn rõ của mắt mỗi người. + Cô Kiều: Khoảng nhìn rõ là từ Cv đến Cc (500 – 20 = 480 (cm)) + Chú Bình: ( - 50 = ) b.Các tật của mắt mỗi người: + Mắt cô Kiều bị tật cận thị vì chỉ nhìn được những vật ở gần mà không nhìn được những vật ở xa. + Mắt chú Bình bị tật lão thị vì chỉ nhìn được những vật ở xa mà không nhìn được những vật ở gần. 3. HĐ3: Hướng dẫn về nhà: (2ph) - GV: Nhận xét hoạt động của các nhóm trong lớp, nêu ưu, nhược điểm - HS: Ghi nhận RKN -GV: Về nhà : Xem lại các bài đã làm trong lớp, làm các bài còn lại trong SBT Đọc trước bài kính lúp. * RKN:
Tài liệu đính kèm: