Giáo án Mỹ thuật 4 - Bài 19 - Thường thức mỹ thuật Xem tranh dân gian Việt Nam

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

 Môn: Mỹ thuật Lớp: 4

 Người soạn:

 Ngày soạn:

Bài 19. Thường thức mỹ thuật

Xem tranh dân gian Việt Nam

I. Mục tiêu:

- Kiến thức: HS biết về nguồn gốc tranh dân gian Việt Nam và ý nghĩa, vai trò của tranh dân gian trong đời sống xã hội.

- Kĩ năng: HS nhận xét để hiểu vẻ đẹp về màu sắc, bố cục và giá trị nghệ thuật của tranh dân gian Việt Nam qua nội dung và hình thức thể hiện.

- Thái độ: HS yêu quý, có ý thức giữ gìn nghệ thuật dân tộc.

- Năng lực: + Có ý thức tự học, tự hoàn thành nhiệm vụ.

+ Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập.

+ Tự giác hoàn thành các nhiệm vụ học tập.

II. Nhiệm vụ học tập:

- Cá nhân: + SGK.

+ Tranh dân gian Đông Hồ và Hàng Trống.

- Nhóm: + Tìm hiểu, so sánh giữa tranh Đông Hồ và tranh Hàng Trống.

- Năng lực: + Năng lực làm việc nhóm. + Năng lực tra cứu tài liệu.

+ Năng lực tìm hiểu bài. + Năng lực chọn lọc thông tin.

+ Năng lực so sánh.

+ Năng lực quan sát.

+ Năng lực nhận xét.

+ Năng lực thuyết trình.

 

docx 4 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 1622Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mỹ thuật 4 - Bài 19 - Thường thức mỹ thuật Xem tranh dân gian Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
	Môn: Mỹ thuật	Lớp: 4
	Người soạn:
	Ngày soạn:
Bài 19. Thường thức mỹ thuật
Xem tranh dân gian Việt Nam
I. Mục tiêu:
- Kiến thức: HS biết về nguồn gốc tranh dân gian Việt Nam và ý nghĩa, vai trò của tranh dân gian trong đời sống xã hội.
- Kĩ năng: HS nhận xét để hiểu vẻ đẹp về màu sắc, bố cục và giá trị nghệ thuật của tranh dân gian Việt Nam qua nội dung và hình thức thể hiện.
- Thái độ: HS yêu quý, có ý thức giữ gìn nghệ thuật dân tộc.
- Năng lực:
+ Có ý thức tự học, tự hoàn thành nhiệm vụ.
+ Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập.
+ Tự giác hoàn thành các nhiệm vụ học tập.
II. Nhiệm vụ học tập:
Cá nhân:
+ SGK.
+ Tranh dân gian Đông Hồ và Hàng Trống.
Nhóm:
+ Tìm hiểu, so sánh giữa tranh Đông Hồ và tranh Hàng Trống.
Năng lực:
+ Năng lực làm việc nhóm. + Năng lực tra cứu tài liệu.
+ Năng lực tìm hiểu bài. + Năng lực chọn lọc thông tin. 
+ Năng lực so sánh.
+ Năng lực quan sát.
+ Năng lực nhận xét.
+ Năng lực thuyết trình.
III. Tổ chức dạy học trên lớp:
Hoạt động dạy học
Năng lực
I. Kiểm tra bài cũ: 
- GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
→ HS để đồ dùng lên bàn.
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài mới:
- GV: Tranh dân gian là loại tranh có từ lâu đời để phục vụ đời sống của người dân. Vậy nguồn gốc của tranh và có những dòng tranh dân gian nào, chúng ta sẽ tìm hiểu qua Bài 19. Thường thức mỹ thuật: Xem tranh dân gian Việt Nam.
→ GV ghi bảng.
2. Hoạt động 1: Tìm hiểu về tranh dân gian Việt Nam.
- GV yêu cầu HS đọc thông tin phần Giới thiệu tranh dân gian, đưa ra các câu hỏi để HS trả lời:
+ Tranh dân gian Việt Nam có tên gọi khác là gì?
→ Tranh Tết.
+ Vì sao tranh dân gian được gọi là tranh Tết?
→ Vì tranh thường được in và bán trong dịp Tết.
+ Nội dung của tranh dân gian là gì?
→ HS trả lời theo sự hiểu biết.
+ Hãy nêu tên các dòng tranh dân gian mà con biết.
→ HS trả lời theo sự hiểu biết. → Yêu cầu HS giới thiệu đôi nét về tranh Đông Hồ và tranh Hàng Trống.
+ Ngoài hai dòng tranh trên, các con còn biết thêm những dòng tranh nào nữa? 
→ GV cho HS xem tranh dân gian Đông Hồ, tranh Hàng Trống, làng Sình, Kim Hoàng. → HS quan sát.
+ Đề tài của tranh dân gian là gì?
→ GV giới thiệu tranh dân gian theo đề tài.
- GV tóm lại nội dung:
+ Tranh dân gian Việt Nam còn được gọi là tranh Tết vì tranh thường được in và bán trong dịp Tết Nguyên Đán.
+ Nội dung của tranh dân gian thường thể hiện cuộc sống và ước mơ của người lao động.
+ Đề tài của tranh rất phong phú, thường thể hiện qua các nội dung về: Lễ hội; lao động sản xuất; ca ngợi các anh hùng dân tộc; thể hiện các ước mơ của nhân dân; tranh thờ cúng, tín ngưỡng; tranh phê phán các thói hư, tật xấu 
+ Hai dòng tranh nổi bật nhất là tranh Đông Hồ (làng Hồ, Bắc Ninh) và tranh Hàng Trống (phố Hàng Trống, Hà Nội). Ngoài ra còn có các dòng tranh Kim Hoàng (Hà Nội), Làng Sình (Huế).
3. Hoạt động 2: Tìm hiểu tranh dân gian Đông Hồ, tranh dân gian Hàng Trống.
- GV yêu cầu HS làm việc nhóm để so sánh hai dòng tranh Đông Hồ và tranh Hàng Trống, dựa trên những điều HS đã tìm hiểu ở nhà:
+ Nêu cách làm tranh Đông Hồ và tranh Hàng Trồng.
→ Tranh Đông Hồ: Đầu tiên, người nghệ nhân sẽ khắc tranh lên ván gỗ, rồi in các mảng màu trước, nét viền màu đen in sau.
→ Tranh Hàng Trống: Đầu tiên tranh được khắc trên ván, rồi tranh sẽ được in nét đen trước, vẽ phẩm màu bằng bút lông.
+ Vậy màu sắc trong tranh được lấy ở đâu?
→ Tranh Đông Hồ: Màu sắc lấy từ thiên nhiên.
→ Tranh Hàng Trống: Màu vẽ là phẩm màu.
+ Chất liệu của tranh dân gian Đông Hồ và tranh dân gian Hàng Trống là gì?
→ Tranh Đông Hồ thường in trên giấy gió.
→ Tranh Hàng Trống thường in trên giấy gió hoặc giấy báo khổ rộng.
+ Đề tài của tranh Đông Hồ và tranh Hàng Trống.
→ HS nêu theo hiểu biết.
- GV lập bảng so sánh giữa tranh Đông Hồ và tranh Hàng Trống.
- GV giới thiệu cách làm, đề tài và chất liệu của tranh Đông Hồ và Hàng Trống.
4. Hoạt động 3: Tìm hiểu tranh Lý ngư vọng nguyệt (Hàng Trống) và tranh Cá chép (Đông Hồ).
Lý ngư vọng nguyệt
- GV yêu cầu HS quan sát tranh Lý ngư vọng nguyệt:
+ Tranh Lý ngư vọng nguyệt có những hình ảnh nào?
→ Có cá chép, đàn cá con, mặt trăng và rong rêu.
+ Trong tranh hình ảnh nào là chính, hình ảnh nào là phụ? → Hình ảnh chính là cá chép, hình phụ là đàn cá con, mặt trăng, rong rêu.
+ Màu sắc tranh trông thế nào?
→ Màu xanh, đen, nhẹ nhàng.
- Nhận xét câu trả lời của HS.
Cá chép
- GV yêu cầu HS quan sát tranh Cá chép:
+ Tranh Cá chép có những hình ảnh nào?
→ Có cá chép, đàn cá con, hoa, lá sen.
+ Trong tranh hình ảnh nào là chính, hình ảnh nào là phụ? → Cá chép là hình ảnh chính còn đàn cá con, rong, hoa, lá sen là hình ảnh phụ.
+ Màu sắc tranh trông thế nào?
→ Màu nâu, đen, viền to.
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- GV yêu cầu HS quan sát lại 2 tranh Lý ngư vọng nguyệt và Cá chép, yêu cầu HS so sánh sự giống và khác nhau giữa hai tranh này.
→ GV chốt đáp án:
- Giống nhau: Hình cá chép đang uốn lượn bơi, thân hình uyển chuyển.
- Khác nhau:
Lý ngư vọng nguyệt
Cá chép
- Hình nhẹ nhàng.
- Nét thanh mảnh.
- Màu sắc vờn khối
- Gam màu chủ đạo là màu xanh êm dịu.
- Hình chắc khỏe.
- Nét dứt khoát, to khỏe.
- Màu sắc giản dị.
- Gam màu chủ đạo là màu nâu đỏ ấm áp.
* Củng cố: GV gọi 3 – 4HS lên giới thiệu về tranh dân gian mà HS sưu tầm được. → HS giới thiệu.
→ GV nhận xét.
5. Đánh giá – nhận xét:
- Cá nhân: Tìm hiểu bài và chuẩn bị bài tốt.
- Nhóm: Chuẩn bị bài tốt và biết chọn lọc thông tin.
6. Định hướng học tập tiếp theo:
- Cá nhân: Chuẩn bị giấy vẽ, màu, bút chì, tẩy, SGK.
- Chọn lọc thông tin.
- Thuyết trình.
- Tra cứu tài liệu.
- Làm việc nhóm.
- Chọn lọc thông tin.
- Tra cứu tài liệu.
- Quan sát.
- Nhận xét.
- So sánh.
- Thuyết trình.

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai 19 Xem tranh dan gian Viet Nam_12243004.docx