Giáo án Mỹ Thuật 7, kì II - Đường Xuân Lượng

I. Mục tiêu:

 * Kiến thức: Học sinh hiểu thế nào là ký hoạ, các hình thức ký hoạ

 * Kỹ năng: Rèn luyện nét vẽ cho học sinh

 * Thái độ: Học sinh thêm yêu mến thiên nhiên

II. Chuẩn bị:

 1. Đồ dùng dạy học

 - Giáo viên: Một số bài vẽ ký hoạ mẫu

 - Học sinh: Đồ dùng, chì, tẩy, giấy vẽ.

III. Phương pháp dạy học :

 Trực quan, luyện tập

IV. Tiến trình dạy học:

 1. Tổ chức: 7A.7B.

 2. Kiểm tra:

 Kiểm tra vở vễ của 2- 3 HS?

 3. Bài mới:

 

doc 27 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 930Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mỹ Thuật 7, kì II - Đường Xuân Lượng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ntn? Hoạ tiết trang trí thường là những gì?
GV giải thích đây là bài tập ứng dụng, hoạ tiết cần thoáng và màu sắc nhẹ nhàng hơn bài tập cơ bản?
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập
- Em hãy trang trí một chiếc đĩa tròn theo ý thích.
4. Củng cố, đánh giá kết quả học tập
? Các bước tiến hành trang trí đĩa hình tròn?
 nhận xét bài vẽ của học sinh và xếp loại cho điểm.
5.HDVN: Về nhà học bài và tìm hiểu thêm tư liệu.
I.Quan sát và nhận xét.
- Có nhiều loại đĩa được trang trí bằng các hoạ tiết đơn giản, phức tạp với nhiều màu sắc khác nhau.
 II: Cách trang trí.
Chọn hoạ tiết vẽ trên đĩa: Hoa, lá, con vật...
Vận dụng tổng hợp các nguyên tắc trang trí cơ bản một cách linh hoạt, khéo léo
Vẽ màu theo ý thích sao cho phù hợp với hoạ tiết trang trí.
III.Bài tập: 
Trang trí một đĩa tròn đường kính 15- 16cm (Hoạ tiết và màu sắc tự chọn)
Gv hướng dẫn học sinh làm bài.
Hs tự nhận xét,gv nhận xét và cho điểm.
Một số đồ vật trang trí: đĩa tròn
Hình minh hoạ cách trang trí
Bài vẽ của học sinh
Dạy.
Tiết 23: Vẽ theo mẫu
cái ấm tích và cái bát
	 (Vẽ hình)
I. Mục tiêu bài học:
 * Kiến thức: Học sinh nắm được cấu trúc của cái ấm và cái bát
 * Kỹ năng: Vẽ được hình gần giống mẫu
 * Thái độ: Thấy được vẻ đẹp của bố cục và hình mẫu
II. Chuẩn bị:
 1. Đồ dùng dạy học
 - Giáo viên: Mẫu vẽ gồm cái ấm tích và cái bát ăn cơm 
 Bài vẽ minh hoạ mẫu
 - Học sinh: Chuẩn bị mẫu và đồ dùng học tập 
III. Phương pháp dạy học :
 - Trực quan, luyện tập, làm việc cá nhân
IV. Tiến trình dạy học:
 1. Tổ chức: 7A..........................7B...........................
 2. Kiểm tra.
 	Bài vẽ cái đĩa tròn của 2- 3 HS?
 3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
- Gv đặt mẫu vẽ ở các vị trí khác nhau sau đó cho HS tự nhận xét bày mẫu ở vị trí nào là đẹp hơn cả
? Quan sát và cho biết cấu tạo của mẫu vẽ ?
- Các nhóm học sinh đặt mẫu vẽ
- Hs tham khảo bài vẽ mẫu
- Bố cục chung của mẫu ntn?
- Vị trí của hai vật mẫu ?
- Cấu trúc của cái ấm và cái bát?
- Độ đậm nhạt trên hai vật mẫu?
- So sánh mẫu vẽ và bài vẽ?
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách vẽ
? Các bước tiến hành vẽ hình cái ấm tích và cái bát?
 - Gv minh hoạ bảng,hs quan sát 
? Khi vẽ theo mẫu cái ấm tích và cái bát ta cần lưu ý gì?
Hoạt động 3: Hướng dãn HS làm bài tập
-Vẽ lại cái ấm và cái bát ở trên bàn gv hoặc vẽ mẫu do các em tự xếp.
4. Củng cố, đánh giá kết quả học tập
 ? Các bước tiến hành vẽ cái ấm và cái bát?
nhận xét bài vẽ của học sinh và xếp loại đánh giá.
5. HDVN: 
Về nhà tìm hiểu và bày mẫu vẽ thêm ở nhà.
 Tự bày mẫu và vẽ các mẫu có hình dáng tương tự. 
I.Quan sát và nhận xét.
- Mẫu vẽ có hai đồ vật: Cái ấm tích và cái bát. cái bát đặt ở phía trước cái ấm ở phía sau. 
*Cái ấm gồm có: quai, nắp, thân, vòi ấm.
* Cái bát có miệng và đáy bát
II. Cách vẽ
Ước lượng và vẽ khung hình chung
Vẽ khung hình của từng vật mẫu
Tìm tỷ lệ các bộ phận
Vẽ phác các nét chính
Vẽ chi tiết cho giống mẫu
* Lưu ý: 
+ Khung hình chung có thể khác nhau về tỷ lệ, phụ thuộc vào vị trí của người vẽ. Vì vậy hình dáng của mẫu sẽ không giống nhau
+ Mẫu có nhiều chi tiết, cần so sánh, đối chiếu ngang, dọc để tìm tỷ lệ của các bộ phận (miệng, vai, quai, vòi ấm tích
III.Bài tập:
 Vẽ cái ấm tích và cái bát
Mẫu vẽ:cái ấm tích và cái bát
Các bước vẽ minh hoạ
Bài vẽ hình của học sinh
Dạy. 
 Tiết 24: Vẽ theo mẫu
Vẽ cái ấm và cái bát
 (Vẽ đậm nhạt)
I. Mục tiêu:
 * Kiến thức: Học sinh phân biệt được 3 mức độ đậm nhạt và biết phân biệt mảng đậm nhạt theo cấu trúc của cái ấm và cái bát
 * Kỹ năng: Vẽ hoàn thiện đậm nhạt bài vẽ
 * Thái độ: Học sinh thấy được vẻ đẹp hoàn chỉnh của bài vẽ
II. Chuẩn bị:
 1. Đồ dùng dạy học
 - Giáo viên: Mẫu vẽ gồm cái ấm tích và cái bát ăn cơm 
 Bài vẽ minh hoạ mẫu
 - Học sinh: Chuẩn bị mẫu và đồ dùng học tập 
III. Phương pháp dạy học :
 - Trực quan, luyện tập.
IV. Tiến trình dạy học:
 1. Tổ chức: 7A....................7B.........................
 2. Kiểm tra.
	Vở vẽ hình cái ấm tích và cái bát?
 3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát nhận xét
- Hs tham khảo bài vẽ mẫu
- Gv hướng dẫn cách tìm và xác định đậm nhạt, vị trí các vùng,mảng đậm nhạt ntn?
 - Mức độ các mảng đậm nhạt,độ sáng nhất và trung gian...
- Độ đậm nhạt trên hai vật mẫu?
- So sánh mẫu vẽ và bài vẽ?
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách vẽ đậm nhạt 
 - Gv hướng dẫn cách vẽ đậm nhạt từng phần,đậm, trung gian, sáng 
- Gv minh hoạ bảng và cho học sinh tham khảo một số bài vẽ có đậm nhạt đẹp và hoàn chỉnh. 
- Gv minh hoạ và hs quan sát 
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập
-Vẽ lại cái ấm và cái bát ở trên bàn gv hoặc vẽ mẫu do các em tự xếp.
- Vẽ bằng chì đen hoàn chỉnh bài 
 IV. Củng cố, đánh giá kết quả học tập
? Các bước tiến hành vẽ đậm nhạt cái ấm tích và cái bát?
 - Nhận xét bài vẽ của học sinh và xếp loại đánh giá cho điểm.
V.HDVN: 
 - Về nhà tìm hiểu và bày mẫu vẽ thêm ở nhà.
 - Chuẩn bị ĐDHT giờ sau kiểm tra 1 tiết
I.Quan sát và nhận xét 
ánh sáng chính từ bên phải chiếu sang
Độ đậm nhạt tương đối rõ ràng
Chất liệu mẫu vẽ là sứ (nhẵn bóng)
II. Cách vẽ đậm nhạt
Quan sát hướng ánh sáng chính và phác mảng đậm nhạt theo hình khối của mẫu
Nét vẽ thay đổi theo cấu trúc của mẫu
Vẽ đậm nhạt thể hiện được chất liệu 
III.Bài tập:
 Vẽ đậm nhạt cái ấm tích và cái bát
Mẫu vẽ:cái ấm tích và cái bát
Bài vẽ minh hoạ của thầy
Bài vẽ của học sinh
Giảng 
Tiết 25: Vẽ tranh
đề tài trò chơi dân gian
(Kiểm tra 1 tiết)
I. Mục tiêu bài học:
 	* Kiến thức: Học sinh tìm hiểu những trò chơi dân gian khác nhau ở mỗi vùng miền trên cả nước
 	* Kỹ năng: HS vẽ được tranh về đề tài trò chơi dân gian mà em yêu thích
 	* Thái độ: Có ý thức giữ gìn và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc qua các trò chơi dân gian
II. Chuẩn bị:
 1. Đồ dùng dạy học
 - Giáo viên: Tranh ảnh sưu tầm về các trò chơi dân gian
 - Học sinh: Chuẩn bị mẫu và đồ dùng học tập 
III. Phương pháp dạy học :
 - Trực quan, luyện tập.
IV. Tiến trình dạy học:
 1. Tổ chức: 7A........................7B...........................
 2. Kiểm tra.
	Sự chuẩn bị của HS
 3. Bài mới:
Đề bài:
 I. Phần trắc nghiệm:
Cách kí hoạ là phương án nào dưới đây?
Quan sát nhận xét về hình dáng, đường nét...của đối tượng
Chọn hình dáng đẹp để kí hoạ
So sánh đối chiếu để ước lượng tỷ lệ, kích thước
Vẽ những đường nét chính trước, vẽ chi tiết cần thiết sau
đ- Là tất cả các phương án trên
Tác phẩm “ Chơi ô ăn quan” của hoạ sỹ Nguyễn Phan Chánh, vẽ bằng chất liệu Lụa. Đúng hay sai?
Hoạ sỹ Tô Ngọc Vân sinh năm........mất năm..........?
II. Phần tự luận
Vẽ 1 tranh đề tài: Trò chơi dân gian
Đáp án:
I. Phần trắc nghiệm
Phương án (đ)
Đúng
Sinh năm 1906, mất năm 1954.
II. Phần tự luận
HS chọn được nội dung tranh sát với đề tài trò chơi dân gian
Bố cục có mảng chính, mảng phụ rõ ràng. Mảng chính nói lên nội dung của chủ đề.
Dáng người phù hợp với công việc cụ thể
Màu sắc: Tô kín nền tranh, có hoà sắc nóng hoặc lạnh,
III. Cách đánh giá bài kiểm tra
Điểm 9- 10: Trả lời đúng câu hỏi phần trắc nghiệm. Phần tự luận có nội dung tranh, màu sắc sát với đáp án.
Điểm 7- 8: Trả lời đúng câu hỏi phần trắc nghiệm. Phần tự luận gần sát với đáp án.
Điểm 5- 6: Phần trắc nghiệm còn có sai sót. Phần tự luận hình vẽ và màu sắc chưa rõ ràng.
Điểm dưới 5: Chưa thực hiện xong cả 2 phần trên
IV. Củng cố, đánh giá kết quả học tập
GV thu bài và nhận xét giờ kiểm tra
V. HDVN
	 - Vẽ các tranh đề tài có nội dung khác nhau
- Chuẩn bị cho bài học sau ( sưu tầm tranh, ảnh về MT Phục Hưng )
Giảng 
 Tiết 26: Thường thức mỹ thuật
Vài nét về mỹ thuật ý
 thời kỳ phục hưng
I. Mục tiêu bài học:
 	* Kiến thức: Học sinh hiểu được một vài nét vè sự ra đời của nền văn hoá thời kỳ phục hưng, đặc biệt là nghệ thuật hội hoạ
 	* Kỹ năng: Học sinh tìm hiểu về nghệ thuật hội hoạ phục hưng 
 	* Thái độ: Học sinh thêm hiểu biết và yêu mến nền nghệ thuật thế giới 
II. Chuẩn bị:
 1. Đồ dùng dạy học
 + Giáo viên: - Tranh ảnh sưu tầm và phiên bản một số tác phẩm tiêu biểu
 - Tài liệu lịch sử mỹ thuật thế giới
 + Học sinh: Sgk,tài liệu tham khảo 
III. Phương pháp dạy học :
 - Thảo luận nhóm, vấn đáp và trình bày bảng
IV. Tiến trình dạy học:
 1. Tổ chức: 7A..................7B....................
 2. Kiểm tra .
	Sự chuẩn bị SGK, tài liệu của HS
 3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động1: Hướng dẫn HS tìm hiểu các giai đoạn PT của MT ý thời kỳ Phục Hưng
? MT ý thời kỳ Phục Hưng được chia ra mấy giai đoạn? là những giai đoạn nào?
? Giai đoạn đầu nền MT phát triển NTN? Có trung tâm lớn là gì?
- 2 trung tâm: - Phơ Lo Răng Xơ
 - Xiên nơ
? Các nhân vật nổi tiếng trong thời kỳ này ?
- Hoạ sỹ tiêu biểu : - Giốt tô
 - Ximabuy
 Hoạt động 2: HS tìm hiểu giai đoạn tiền phục hưng (TK XV)
- Giai đoạn tiền phục hưng có trung tâm nghệ thuật lớn nào?
- 2 trung tâm: - Phơ lo răng xơ
 - Vơ ni dơ
? Đặc điểm của giai đoạn này là gì?
Hoạt động 3: HS tìm hiểu giai đoạn phục hưng cực thịnh (TK XVI)
? Giai đoạn phục hưng cực thịnh phát triển ntn?
? Trung tâm nghệ thuật lớn ?
 ?Hoạ sỹ tiêu biểu?
Hoạt động 4. HS tìm hiểu một và đặc điểm của MT ý thời kỳ Phục Hưng
- Đề tài tôn giáo, kinh thánh
- Hình ảnh con người đẹp cân đối biểu hiện nội tâm sâu sắc
- Chú ý tới ánh sáng chiều sâu không gian trong tác phẩm
- Các hoạ sỹ là những người uyên bác đa tài
- Xu hướng nghệ thuật hiện thực
IV. Củng cố, đánh giá kết quả học tập
? Hãy nêu các giai đoạn phát triển của MT ý thời kỳ Phục Hưng?
V. HDVN:
 - Về nhà học bài và tìm hiểu thêm qua sử sách
 - Chuẩn bị bài sau vẽ tranh cảnh đẹp đát nước 
I.Các giai đoạn phát triển của MT ý thời kỳ Phục Hưng
 Mỹ thuật ý thời kỳ Phục Hưng có 3 giai đoạn chính đó là:
1. Giai đoạn đầu (thế kỷ XIV)
 Đây là thời kỳ mở đầu đánh dấu bước đi chập chững cho xu thế hiện thực mới với 2 trung tâm lớn là Phơ- lo- răng- xơ và Xiên nơ, cùng với tên tuổi của hoạ sỹ Xi- ma- Buy và người học trò tài năng của ông là Giốt- tô. Xi- ma- Buy được coi là người hoạ sỹ đầu tiên của ý sáng tác theo xu thế hiện thực với các bức tranh tường, các bức bích hoạ vẽ theo sự tích kinh thánh.
2. Giai đoạn tiền Phục Hưng (thế kỷ XV)
- Trung tâm nghệ thuật lớn giai đoạn này là Phơ- lo- răng- xơ và Vơ- ni - dơ
- Đặc điểm của giai đoạn này là các hoạ sỹ thường dùng đề tài tôn giáo với các nhân vật trong kinh thánh, các đề tài lịch sử và dã sử với các nhân vật huyền thoại để tạo nên khung cảnh hiện thực và con người thời kỳ bấy giờ
3. Giai đoạn phục hưng cực thịnh (thế kỷ XVI)
- Giai đoạn này MT ý phát triển đến đỉnh cao về sự cân bằng , trong sáng và mẫu mực
- Trung tâm nghệ thuật lớn nhất lúc này là Rô- ma (Thủ Đô nước ý). Nơi đã đóng góp cho lịch sử MT nhân loại những hoạ sỹ tài năng như: Lê ô na đờ vanh xi, Ra pha en,Mi ken lăng.
- Giai đoạn Phục Hưng cực thịnh còn gọi là đại Phục Hưng vì đã thanh toán được những rơi rớt của nghệ thuật trung cổ, đánh dấu sự nảy nở của những phẩm chất mới đã được chứng minh qua các tác phẩm MT của các hoạ sỹ nổi tiếng
II. Một vài đặc điểm của MT ý thời kỳ Phục Hưng 
-Thường dùng đề tài tôn giáo và thần thoại để tái tạo khung cảnh cuộc sống và con người đương thời.
- Hình ảnh con người được diễn tả có tỷ lệ cân đối, biểu hiện nội tâm sâu sắc, sống động và chân thực. Các hoạ sỹ diễn tả được ánh sáng, chiều sâu của không gian trong tác phẩm
- Các hoạ sỹ là người uyên bác đa tài
- Xu hướng nghệ thuật hiện thực ra đời và ngày càng đạt tới đỉnh cao của sự trong sáng, mẫu mực
Dạy: / /2010 
Bài 27: Vẽ tranh
Đề tài cảnh đẹp đất nước
I. Mục tiêu bài học:
 	* Kiến thức: Học sinh hiểu biết thêm những di tích danh lam thắng cảnh của quê hương đất nước
 	* Kỹ năng: Các em vẽ được tranh phong cảnh về quê hương mình
 	* Thái độ: Biết trân trọng những di tích văn hoá, lịch sử và những cảnh đẹp của quê hương đất nước, thiên nhiên 
II. Chuẩn bị:
 1. Đồ dùng dạy học
 + Giáo viên: - Tranh ảnh sưu tầm và phiên bản một số tác phẩm tranh phong 	 cảnh tiêu biểu
 + Học sinh: - Sgk,tài liệu tham khảo 
III. Phương pháp dạy học :
 - Vấn đáp, thảo luận, trực quan
IV. Tiến trình dạy học:
 1. Tổ chức: 7A....................7B.......................
 2. Kiểm tra.
	Hãy nêu các giai đoạn phát triển của MT ý thời kỳ Phục Hưng?
 3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm và chọn nội dung đề tài
? Có những di tích, danh lam thắng cảnh nào của Việt Nam mà em biết? 
- Tranh phong cảnh là tranh vẽ về cảnh đẹp thiên nhiên, quê hương, đất nước,
- Trong tranh phong cảnh thì cảnh vật là chủ yếu, con người và con vật là phụ.
 Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách vẽ tranh
? Các bước tiến hành vẽ tranh đề tài cảnh đẹp đất nước?
- Gọi 1 HS nhắc lại kiến thức của bài trước.
Hoạt động 3. Hướng dẫn HS làm bài tập
 - Em hãy vẽ một bức tranh phong cảnh về quê hương mình mà em yêu thích 
IV. Củng cố, đánh giá kết quả học tập
 ? Các bước tiến hành vẽ tranh đề tài cảnh đẹp đất nước?
- Nhận xét đánh giá xếp loại và chấm điểm bài vẽ cho học sinh 
V.HDVN: 
 - Về nhà tiếp tục hoàn thành bài vẽ 
 - Sưu tầm các bài trang trí đầu báo tường
I. Tìm và chọn nội dung đề tài
Có rất nhiều di tích, danh lam thắng cảnh với nhiều vẻ đẹp khác nhau như: Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh, Chùa một cột, Đền hùng, Tam đảo, Hạ long...là nguồn đề tài phong phú để chúng ta có thể vẽ tranh về acnhr đẹp đất nước.
2. Cách vẽ 
- Chọn một phong cảnh mà em thích nhất để vẽ tranh
- Tìm bố cục (mảng chính, mảng phụ)
- Vẽ hình vào các mảng
- Vẽ màu
3. Bài tập
Vẽ một tranh: Cảnh đẹp đất nước (Màu sắc theo ý thích)
Dạy: / /2010 
Bài 28: Vẽ trang trí
trang trí đầu báo tường
I. Mục tiêu bài học:
 	* Kiến thức: Học sinh hiểu và biết cách trang trí một đầu báo tường
 	* Kỹ năng: Làm được một đầu báo tường của trường của lớp
 	* Thái độ: Hiểu và vận dụng để trình bày chữ trang trí trong các công việc tương tự ở trường như báo bảng, sổ tay, báo cáo
II. Chuẩn bị:
 1. Đồ dùng dạy học
 + Giáo viên: - Một số đầu báo tường trang trí mẫu
 - Các loại báo trang trí khác nhau
 + Học sinh: - Sgk,tài liệu tham khảo 
III. Phương pháp dạy học :
 - Vấn đáp, thảo luận, trực quan, thực hành
IV. Tiến trình dạy học:
 1. Tổ chức: 7A..................7B....................
 2. Kiểm tra.
	Vở vẽ tranh cảnh đẹp đát nước của 2- 3 HS?
 3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát nhận xét
- GV cho HS quan sát bài vẽ trang trí đầu báo báo tường.
? Đầu báo tường gồm có mấy phần? Là những phần nào?
 - Báo tường phản ánh phong trào thi đua học tập lao động sản xuất của tập thể cơ quan...
 Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách trang trí
? Các bước tiến hành trang trí đầu báo tường?
- GV cho hs quan sát cách trang trí đầu báo tường
GV gợi ý cách cắt dán.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập
- Trang trí đầu báo tường kỷ niệm ngày thànhlập đoàn 26- 3
IV. Củng cố, đánh giá kết quả học tập
? Đầu báo tường gồm có mấy phần? Là những phần nào?
? Các bước tiến hành trang trí đầu báo tường?
 - Nhận xét đánh giá xếp loại và chấm điểm bài vẽ cho học sinh 
V.HDVN: 
 - Về nhà tiếp tục hoàn thành bài vẽ.
 - Tìm và sưu tầm các bài viết, ảnh chụp, tranh vẽ có nội dung về An toàn giao thông
1. Quan sát và nhận xét
Đầu báo tường thường có:
- Tên tờ báo: Măng non, tuổi trẻ, tiến lên...được viết chữ to, màu sắc nổi bật, kiểu chữ đẹp.
- Tên đơn vị, số báo ra ngày, tháng, năm.
- Có minh hoạ thêm: huy hiệu đoàn, đội, hoạ tiết trang trí...
- Tìm hiểu nội dung ngày lễ
2. Cách trang trí 
- Vẽ phác các mảng để trình bày tên báo, số báo, tên đơn vị... sao cho các mảng cân đối, tên báo nổi bật.
- Sắp xếp vị trí chữ từng dòng rồi vẽ phác các nét chữ.
- Vẽ nét của các hình minh hoạ
- Vẽ màu: Thích hợp với nội dung, tươi sáng, đẹp. (có thể cắt dán bằng giấy màu)
3. Bài tập
 Trang trí đầu báo tường 
(tự chọn tên báo- khuôn khổ 1 mặt giấy)
Dạy: / /2010
Bài 29: Vẽ tranh
đề tài an toàn giao thông
I. Mục tiêu bài học:
 	* Kiến thức: Giúp học sinh hiểu biết thêm về luật giao thông
 	* Kỹ năng: Có ý thức chấp hành luật khi tham gia giao thông
 	* Thái độ: Vẽ được những bức tranh phản ánh về tình hình giao thông hiện nay và biện pháp khắc phục
II. Chuẩn bị:
 1. Đồ dùng dạy học
 + Giáo viên: - Một số tranh vẽ của học sinh
 - Tranh ảnh khác nhau về giao thông việt nam
 + Học sinh: - Màu vẽ và các đồ dùng học vẽ khác
III. Phương pháp dạy học :
 - Vấn đáp, thảo luận, trực quan, thực hành
IV. Tiến trình dạy học: 
 1. Tổ chức: 7A: 7B: 7C:
 2. Kiểm tra.
 ? Đầu báo tường gồm có mấy phần? Là những phần nào?
	 ? Bài trang trí đầu báo tường của 2- 3 HS?
 3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm và chọn nội dung đề tài
- Gv cho HS quan sát một số tranh về đề tài giao thông.
? Có những nội dung nào để vẽ thành tranh đề tài An toàn giao thông?
- Giao thông là một vấn đề đáng quan tâm của mọi người và toàn xã hội 
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách vẽ tranh
? Các bước tiến hành vẽ tranh đề tài an toàn giao thông như thế nào?
- Học sinh lựa chọn và tìm hiểu những nội dung về an toàn giao thông như hoạt động tham gia giao thông đường bộ của xe mô tô, xe máy, người đi bộ, và các phương tiện tham gia giao thông khác,
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập
IV. Củng cố, đánh giá kết quả học tập
? Các bước tiến hành vẽ tranh đề tài an toàn giao thông như thế nào?
- Học sinh tự đánh giá và xếp loại 
- Nhận xét và xếp loại bài của học sinh 
 V.HDVN:
- Về nhà tiếp tục hoàn thành bài vẽ
- Chuẩn bị tranh ảnh, bài viết cho bài học sau 
1. Tìm và chọn nội dung đề tài
- Là nội dung phản ánh các hoạt động của người, phương tiện tham gia giao thông như: Phong trào bảo vệ đường sắt, đi đúng đường, không phóng nhanh vượt ẩu...
2. Cách vẽ tranh
- Suy nghĩ và chọn nội dung đề tài
- Tìm bố cục (phác mảng chính, mảng phụ)
- Vẽ hình vào các mảng
- Vẽ màu: theo không gian thời gian
3. Bài tập
 Vẽ 1 tranh về đề tài An toàn giao thông (có thể cắt hoặc xé dán bằng giấy màu)
Dạy:..
Tiết 30: Thường thức mỹ thuật:
Một số tác giả - tác phẩm hội hoạ tiêu biểu 
của mĩ thuật ý thời kì phục hưng
I. Mục tiêu bài học:
- HS hiểu biết thêm về cuộc đời sự nghiệp sáng tác nghệ thuật của các hoạ sĩ thời kì Phục Hưng.
- Hiểu được nghĩa và cảm thụ vẻ đẹp chuẩn mực của những tác phẩm được giới thiệu trong bài.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viến: 
- Sưu tập tranh thời kỳ Phục Hưng....
2. Học sinh: 
- Vở, SGK...
III. Tiến trình dạy - học:
1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
	7A: 7B: 7C:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra một số bài vẽ tiết trước của HS.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: 
Tìm hiểu một số tác giả:
- GV đặt câu hỏi về kiến thức của bài học trước: 
? Nhắc lại đặc điểm của MT ý thời kì Phục Hưng?
- GV dẫn dắt HS tìm hiểu về 3 hoạ sĩ lớn theo nội dung sau:
 + Là hoạ sĩ có tài về lĩnh vực nào?
+ Đặc điểm về sự nghiệp.
+ Kể tên một số tác phẩm.
? Là hoạ sĩ có tài về lĩnh vực nào?
? Đặc điểm về sự nghiệp?
? Kể tên một số tác phẩm?
? Là hoạ sĩ có tài về lĩnh vực nào?
Hoạt động 2: 
Tìm hiểu một số tác phẩm:
? Sáng tác năm nào?
? Nội dung tác phẩm?
? Đặc điểm của tác phẩm?
? Sáng tác năm nào?
? Nội dung tác phẩm?
I. Một số tác giả:
- Thường vẽ về đề tài tôn giáo, kinh thánh hoặc thần thoại.
- Hình ảnh con người có tỉ lệ cân đối, biểu hiện nội tâm sâu sắc.
- Biết diễn tả ánh sáng, chiều sâu không gian theo LXG.
- Xu hướng hiện thực ra đời, đạt đến đỉnh cao.
1. Hoạ sĩ Lê-ô-na đơ Vanh-xi (1452 - 1520):
- Vừa là hoạ sĩ, nhà điêu khắc, kiến trúc sư và là nhà lí luận nghệ thuật, nhà bác học nổi tiếng.
- "Chân dung nàng Mô-na-li-da", "Buổi họp mặt kín", "đức mẹ và chúa hài đồng"...
2. Mi - ken - lăng - giơ (1475 - 1564):
- Là nhà điêu khắc, hoạ sĩ, nhà thơ, kiến trúc sư.
- Tượng "Đa-vít", "Môi-dơ", "Nô lệ"...tranh tường " Ngày phán xét cuối cùng"...
3. Hoạ sĩ Ra-pha-en (1483 - 1520):
- Là hoạ sĩ đa tài, nổi tiếng ở Phơ-lo-răng-xơ, được gọi là hoạ sĩ của Đức giáo hoàng,
II. Một số tác phẩm:
1. Mô-na-li-da (La-giô-công-đơ):
- Sáng tác năm 1503, của Lê-ô-na đơ Vanh-xi.
- Vẽ bằng chất liệu sơn dầu.
- Con người như hoà với cảnh vật.
2. Đa-vít (Mi-ken-lăng-giơ):
- Năm 1501, khi ông tròn 26 tuổi.
3. Trường học A-ten (Ra-pha-en):
- Vẽ trong 2 năm, từ 1510 đến 1512.
- Diễn tả cuộc tranh luận của các nhà tư tưởng, các bác học thời cổ Hi Lạp về những điều bí ẩn của vũ trụ và tâm linh.
4. Củng cố:
? Với hình ảnh thực đợc diễn tả theo lối tả thực với không gian rộng lớn là nhờ vào sự kết hợp yếu tố nào? 
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Chuẩn bị tốt cho bài 31.
Giảng:..
Tiết 31: Vẽ tranh đề tài:
Hoạt động trong những ngày nghỉ hè
I. Mục tiêu bài học:
- HS hướng đến những hoạt động bổ ích có ý nghĩa trong những ngày nghỉ hè.
- Vẽ tranh về các hoạt động trong hè theo cảm xúc của mình.
II Chuẩn bị:
1. Giáo viên: - Một số bài vẽ mẫu,
 - Một số tranh mà học sinh lớp trớc đã vẽ về đề tài này.
 - Hình minh hoạ các bước vẽ tranh.
2. Học sinh: - HS chuẩn bị dụng cụ học tập đầy đủ: Bút chì, tẩy, màu tự chọn, vở mĩ thuật.
III. Tiến trình dạy - học:
1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
	7A: 7B: 7C:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Kể tên một số tác giả tiêu biểu thời kỳ Phục Hưng? Phân tích tác phẩm "Đa-vít".
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: 
Hướng dẫn tìm và chọn nội dung đề tài:
? Thông thường thì vào kì nghỉ hè thường có những hoạt động gì?
? Hãy kể một số hoạt động mà em tham gia trong hè?
- GV có thể treo một số tranh để HS quan sát.
? Tranh vẽ về ND gì?
? Bố cục, màu sắc?
Hoạt động 2: 
Hướng dẫn cách vẽ:
- Cách tiến hành một bài vẽ tranh đề tài giống với các bài vẽ tranh đề tài khác.
- GV treo hình minh hoạ các bước vẽ và yêu cầu HS nhắc lại các bước.
- B1: Tìm và chọn nội dung để tài.
- B2: Xác định bố cục.
- B3: Vẽ hình chính, phụ.
- B4: Vẽ màu.
Hoạt động 3: 
Hướng dẫn thực hành:
- GV quan sát, hướng dẫn chung và gợi ý riêng cho từng HS.
- Chú ý:
+ Có thể vẽ lại hoạt động của những kì nghỉ hè trước đây.
+ Chọn và vẽ những nội dung lành mạnh.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiáo án Mỹ thuật 7 kì 2.doc