Tiết 1+2
TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM
A. Mục tiêu cần đạt:
- Nắm được những kiến thức chung nhất, tổng quát nhất về hai bộ phận của văn học Việt Nam.
- Nắm vững hệ thống vấn đề về
+ Thể loại của văn học Việt Nam
+ Con người trong văn học Việt Nam
- Bồi dưỡng niềm tự hàovề truyền thống văn hóa của dân tộc, có thái độ nghiêm túc, lòng say mê với văn học Việt Nam.
B. Phương tiên thực hiện:
- SGK, SGV.
- Các tài liệu về lịch sử văn học Việt Nam.
C. Phương pháp:
- Kết hợp các phương pháp gợi tìm, kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
D. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ: không
3. Giới thiệu bài mới: lịch sử văn học của bất cứ dân tộc nào đều là lịch sử tâm hồn của dân tộc ấy. Để cung cấp cho các em nhận thức những nét lớn về văn học nước nhà, chúng ta tìm hiểu bài “ Tổng quan văn học Việt Nam”
nh Khiêm. - Quan niệm về cuộc sống nhàn tản. Đó là sống không vất vả, cực nhọc. Nhịp điệu 2-2-1-2 ở câu đầu diễn tả trạng thái ung dung trong những việc hàng ngày, lao động, vui chơi. Ba chữ “một” trong câu thơ để thấy nhu cầu cuộc sống của tác giả chẳng có gì cao sang, thật khiêm tốn, bình dị. (tất cả đã sẵn sàng) -“ Thu ăn tắm ao” - Nhịp thơ của hai câu là 1-3-1-2, nhịp 1 nhấn mạnh các mùa trong năm, ăn tắm đều thích thú, mùa nào thức ấy, cách sống hoà hợp với tự nhiên. - Măng, trúc, giá, hồ sen, ao tất cả đều rất gần gũi với cuộc sống lao động đời thường. Đó là cuộc sống quê mùa, chất phác, sinh hoạt rất quê mùa, đạm bạc. Cho dù sinh hoạt ấy còn khổ cực, thiếu thốn nhưng đó là thú nhàn, là cuộc sống hoà hợp với tự nhiên của con người. Từ cuộc sống nhàn tản ấy đã toả sáng nhân cách. b. Vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm. - Thể hiện sự không quan tâm tới XH chỉ lo an nhàn của bản thân, sống hoà hợp với tự nhiên. - Hai tiếng “ta dại, người khôn” khẳng định phương châm sống của tác giả pha chút mỉa mai với người khác. Ta dại nghĩa là ta ngu dại. Đây là ngu dại của bậc đại trí, người xưa có câu “ Đại trí như ngu” . Nghĩa là người có trí lớn thường không khoe khoang, bề ngoài xem rất vụng về, dại dột. Cho nên khi nói “dại” cũng là thể hiện nhà thơ rất kiêu ngạo với cuộc đời. + “Tìm nơi vắng vẻ”û không phải là xa lánh cuộc đời mà là tìm nơi mình thích thú được sống thoải mái an nhàn . + “Chốn lao xao”: là chốn vụ lợi giành giật lẫn nhau. Rõ ràng NBK chó cách sống nhàn nhã là xa lánh không quan tâm đến XH, chỉ quan tâm đến bản thân. Đặc biệt hoà nhập với thiên nhiên. c. Vẻ đẹp trí tuệ của Nguyễn Bỉnh Khiêm. - Từ quan niệm khôn, dại thấy được trí tuệ của một bậc triết gia bời ông nắm được quy luật biến dịch của cuộc đời. Với Nguyễn Bỉnh Khiêm cái khôn của người thanh cao là quay lưng lại với danh lợi tìm đến sự thư thái trong tâm hồn, sống ung dung, hòa hợp với thiên nhiên. - Cuộc sống nhàn dật này là kết quả của một nhân cách, một trí tuệ. Trí tuệ nhận ra công danh, của cải, quyền quý chỉ là một giấc chiêm bao. Trí tuệ nâng cao nhân cách để nhà thơ từ bở chốn “lao xao” mà tìm về nơi “vắng vẻ” đạm bạc mà thanh cao. II/ Nhận xét: Ưu điểm: - Đa số hs làm được bài. - Một số bài viết tốt. - Hs biết vận dụng tốt các thao tác lập luận phân tích và so sánh. Khuyết điểm: - Môt số hs lười học, không biết viết bài. - Một số chưa hiểu đề. - Nhiều em sai lỗi chính tả, diễn đạt kém. III/ Phát bài vào điểm: - Giáo viên phát bài cho hs. - Vào điểm Ngày soạn: 21/11 Tuần 16 Tiết : 47 – 48 : Đọc văn : CẢM XÚC MÙA THU (Đỗ Phủ) Đọc thêm : LẦU HOÀNG HẠC (Thôi Hiệu) NỖI OÁN CỦA NGƯỜI PHÒNG KHUÊ (Vương Duy) KHE CHIM KÊU (Vương Xương Linh) A. Mục tiêu bài học : Trong SGK và SGV B. Phương tiện thực hiện : - SGK và SGV Ngữ Văn 10 - Thiết kế bài học. C. Cách thức tiến hành : - HS đọc trước SGK ® trả lời các câu hỏi trong SGK. - GV tổ chức bài học theo cách kết hợp các phương pháp : đọc sáng tạo, gợi tìm, kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. D. Tiến trình dạy học : 1. Ổn định lớp : 2. Bài cũ : Kiểm tra bài soạn - Hãy đọc và phân tích 2 câu sau bài “Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng” của Lý Bạch. 3. Bài mới : Nếu nhà thơ Lí Bạch (đời Đường) thiên về những vấn đề lãng mạn bay bổng với những cảnh sắc lung linh mờ ảo thì Đỗ Phủ lại mang duyên nợ với những dòng thơ hiện thực gắn liền với cuộc sống đời thường của những con người thuộc tầng lớp dưới của xả hội. Bài thơ “Cảm xúc mùa thu” đã thể hiện một cách sâu lắng nỗi nhớ quê hương cùng cuộc sống cô đơn của con người xa xứ. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT Hoạt động 1 : Đọc – tìm hiểu phần tiểu dẫn - HS : Đọc tiểu dẫn – Trình bày vài nét cơ bản về Đỗ Phủ. - GV : Giới thiệu vị trí và hoàn cảnh sáng tác bài thơ. - HS : Đọc bài thơ – tìm hiểu bố cục. + Cho biết bố cục thông thường của thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật. + Bài thơ này bố cục có điểm gì khác biệt ? Ý mỗi phần ? Hoạt động 2 : Đọc - hiểu văn bản - GV : Nhận xét về cảnh thu trong 2 câu đầu. + Chú ý các từ : điệu thương, tiêu sâm, các chiều không gian được miêu tả. - HS : phân tích, thảo luận. GV : Cảnh thu trong câu 3 và 4 có gì thay đổi so với 2 câu 1 và 2 ? Biểu hiện qua những chi tiết nào ? Hãy phân tích ? - GV : 4 câu cuối diễn tả nỗi lòng nhà thơ bằng cách nào ? Kể, tả và liên tưởng. -GV : 2 câu 5 và 6 tả sự vật gì ? Tác giả đồng nhất hóa những gì ? - Điều đó có ý nghĩa như thế nào ? - Nhận xét về nét độc đáo của 2 câu thơ kết ? + Thông thường : bộc lộ cảm xúc, tình cảm chủ quan nhưng ở đây là tả khách quan cảnh sinh hoạt. + Miêu tả cảnh gì ? âm thanh nào ? + Tại sao chúng có giá trị biểu cảm lớn? Hoạt động 3 : Nêu chủ đề. Hoạt động 4 : Tổng kết. - Hướng dẫn HS đánh giá chung về giá trị nội dung và nghệ thuật. ® HS tự rút ra tổng kết. Hoạt động 5 : luyện tập Hoạt động 1 : Đọc và tìm hiểu tiểu dẫn. - HS đọc SGK ® rút ra nội dung chính của phần tiểu dẫn. Hoạt động 2 : Đọc và hiểu văn bản. + Trong bài thơ có những mối quan hệ nào ? ý nghĩa ? + Cảnh được miêu tả như thế nào ? + Tại sao khiến người buồn ? - HS trả lời câu hỏi 2 trong SGV Hoạt động 1 : Đọc – tìm hiểu tiểu dẫn. - HS đọc SGK ® tìm nội dung chính. Tiết 2 Hoạt động 2 : Đọc văn bản - Nhận xét thể thơ, nhan đề bài thơ. - GV đọc mẫu ® hướng dẫn HS đọc hiểu. - Chi tiết nào thể hiện tâm trạng người phụ nữ ? - Tại sao chồng ra trận mà nàng lại “bất tri sầu” ? - GV : giảng giải thêm về hình ảnh “ấn phong hầu” - HS đọc lại 2 câu cuối. Tâm trạng nàng như thế nào khi nhìn thấy sắc cây dương liễu đầy đường ? tại sao ? - GV : giảng hình ảnh mang tính ước lệ. + Màu dương liễu (tích hợp Truyện Kiều) + Nhắc lại “ấn phong hầu” ® Không còn là mục đích chính nghĩa mà là nguyên nhân dẫn đến tai họa và sự li biệt. Quá trình chuyển biến tâm trạng có thể rút gọn như thế nào ? - Hoạt động 3 : Tổng kết Luyện tập Hoạt động 1 : đọc, tìm hiểu tiểu dẫn. - HS đọc SGK ® nêu nội dung chính Hoạt động 2 : Đọc hiểu văn bản - HS đọc SGK - đúng âm điệu - tra phần giải thích để củng cố hiểu biết. - Nhà thơ cảm nhận được “hoa quế rơi” ® cảnh vật đêm xuân và tâm hồn thi sĩ như thế nào ? - Mối quan hệ giữa động và tĩnh được thể hiện như thế nào trong bài thơ ? (lấy cái động để thể hiện cái tĩnh) - Thử dùng một câu để tóm tắt bài thơ Hoạt động 3 : Tổng kết A. Đọc văn : I. Đọc và tìm hiểu tiểu dẫn : 1. Tác giả : Đỗ Phủ (712 – 770) - Nhà thơ hiện thực lớn nhất trong đời Đường và thời cổ Trung Quốc. - Cuộc đời Đỗ Phủ là cả một chuỗi dài những biến cố thăng trầm của thời buổi loạn li đời Đường. - Thơ Đỗ Phủ phản ánh hiện thực sinh động và chứa chan tình yêu nước, tinh thần nhân đạo. Ông được nhân dân Trung Quốc mệnh danh là “Thi thánh” (Thánh thơ) 2. Vị trí và hoàn cảnh sáng tác bài thơ : - Là bài thơ mở đầu cho chùm thơ thu gồm 8 bài của Đỗ Phủ. - Thời gian này, Đỗ Phủ từ quan nhưng không về lại quê nhà (Hà Nam) lúc ở Thành Đô, lúc ở Quý Châu ® nỗi nhớ quê hương. 3. Bố cục : - Chia làm 2 phần : + 4 câu đầu : miêu tả cảnh thu + 4 câu sau : nỗi lòng nhà thơ. II. Đọc - hiểu văn bản : 1. Bốn câu đầu : - Hai câu 1 và 2 : tả chung khung cảnh thu ở Quỳ Châu. + Hình ảnh : Sương móc trắng xóa ® tiêu điều, tang thương cả rừng phong Núi Vũ, Kẽm Vu : hơi thu hiu hắt, ảm đạm. + Không gian : 3 chiều. * Chiều dài, rộng : rừng phong. * Chiều cao : núi Vu. * Chiều sâu : Hẽm Vu. Þ Sự tiêu điều, hiu hắt, bi thương lan tỏa khắp không gian khác với không khí êm dịu mơ màng của mùa thu trong thơ ca truyền thống. - Hai câu 3 và 4 : + Cảnh thu chuyển động dữ dội tạo nên một cảnh tượng vừa hùng vĩ vừa bi tráng. + Hình ảnh đối lập : * Giang (lòng sông) >< tái thượng (cửa ải) * Ba (sóng) >< Vân (mây) * Thiên (trời) >< địa (đất) Þ Sự chuyển động chao đảo của cảnh vật cũng là sự chao đảo của xã hội tao loạn lúc bấy giờ. Lời thơ thể hiện nỗi lòng trước thời thế vì tình cảm nhớ thương đến tuyệt vọng của nhà thơ. Tóm lại : Bốn câu thơ tả cảnh thu tiêu điều ảm đạm và hùng vĩ, bi tráng. Cảnh thu mang bóng dáng cuộc đời và nổi lòng con người. 2. Bốn câu sau : Nỗi lòng nhà thơ. - Câu 5 và 6 : Tả hoa cúc và dây buộc thuyền + Giọt lệ năm nay - giọt lệ năm trước - giọt lệ cũ ® Tác giả đồng nhất hóa hiện tại và quá khứ. + Sự vật và con người (dây buộc thuyền với vườn cũ và dây buộc lòng người với cố hương). + Tình và cảnh (hoa cúc nở mà tưởng là nước mắt, dây buộc thuyền mà liên tưởng đến dây buộc lòng người, mảnh vườn cũ và nỗi lòng thương quê hương) ® Nhà thơ đã thể hiện một cách sinh động sâu lắng và hàm xúc tình cảm thương nhớ quê hương da diết. - Câu 7 và 8 : Tả cảnh sinh hoạt ở thành Bạch đế. Lạnh lùng giục kẻ tay dao thước Thành Bạch chày vang bóng ác tà. + Cảnh : nhộn nhịp may áo rét. + Âm thanh : tiếng chày đập (giặt) áo cũ. ® Có sức gợi cảm, đặc biệt đối với khách tha hương. việc sửa soạn may, giặt áo rét gợi cảnh đoàn tụ, đầm ấm. Câu kết là tiếng chày đập áo dồn dập làm lung lây cả bóng chiều thu, tiếng chày như thúc giục nhà thơ – càng khơi dậy trong lòng người nỗi nhớ thương khôn nguôi ® Câu kết tạo nên một dư âm vang vọng, lan xa, thấm sâu. III. Chủ đề : Bài thơ miêu tả bức tranh thiên nhiên hùng vĩ mà hiu hắt, sôi động mà nhạt nhòa trong sương khói mùa thu; đồng thời hiện diện một tâm trạng buồn xót xa với nỗi nhớ quê hương của nhà thơ. IV. Tổng kết : 1. Nghệ thuật : - Tính chất đặc biệt hàm súc của thơ Đỗ Phủ. - Từ ngữ, hình ảnh gợi tả, gợi cảm với nhiều lớp ý nghĩa. 2. Nội dung : - Bài thơ là nỗi lòng của Đỗ Phủ và cũng chính là nỗi lòng của bao người trong cảnh lầm than, li biệt. - Bài thơ không phản ảnh trực tiếp xã hội mà vẫn có giá trị hiện thực và ý nghĩa nhân văn sâu sắc. V. Luyện tập : B. Đọc thêm : I. Lầu Hoàng Hạc (Thôi Hiệu). 1. Tác giả : Thôi Hiệu (704 – 754) - Người Biện Châu, tỉnh hà Nam, Trung Quốc. - Đỗ tiến sĩ năm 21 tuổi, để lại 40 bài thơ. 2. Bài thơ : là bài thơ nổi tiếng viết về lầu Hoàng Hạc. 3. Văn bản : - Quan hệ giữa xưa và nay, giữa xa và gần, giữa thời gian và không gian, giữa thực và hư, giữa cảnh và tình ® Biểu hiện suy tư sâu lắng đầy triết lí nhưng vẫn hướng về hiện tại. Đó là “hướng quan”. - Cảnh xưa, nay, cảnh xa, gần, cảnh thực, cảnh hư ® cảnh nào cũng đẹp nhưng tất cả “cảnh” đều “mĩ nhân sầu” (khiến người buồn). Þ Nỗi lòng của kẻ tha hương xa xứ : lòng thương nhớ quê hương vời vợi. - Cái hồn của bài thơ là những suy nghĩ chân thành sâu sắc gợi cảm giác buồn về thân phận con người, đời người hữu hạn, ngắn ngũi trước vũ trụ bao la và tồn tại đến vô cùng, vô tận. Còn có nỗi sầu nào hơn khi phải xa quê hương, con người buồn thương nhớ quê hương lúc chiều tà buông xuống. Ta hiểu vì sao chiều hôm nhớ nhà là tình huống xuất hiện rất phổ biến trong thơ ca cổ điển phương Đông. II. Nỗi oán của người phòng khuê : (Vương Xương Linh) 1. Tác giả : SGK 2. Sự nghiệp sáng tác : SGK 3. Văn bản : a) Hai câu đầu : - Bất tri sầu : Ngây thơ, vô tư, không biết buồn (Thời Phong kiến được ra trận để lập công để được “phong hầu” là giấc mộng của nam giới ® người vợ xem đây là chuyện bình thường, đương nhiên và thường là động viên . . . ) ® Tâm trạng rất bình thường của người phụ nữ dưới thời phong kiến. - Ngưng trang - thướng thúy lâu : vẫn tiếp tục làm những công việc bình thường của người phụ nữ khuê các ® Tâm trạng bình yên, không buồn, không hề lo âu. b) Hai câu cuối : - Hốt : giật mình, thảng thốt. - Hối : hối tiếc, hối hận. - Sắc dương liễu : sự có mặt tồn tại của cây dương liễu ® sắc xuân trong thơ ca cổ Trung Quốc (Theo phong tục Trung Quốc, khi tiễn đưa người ta thường bẻ cành dương liễu để tặng người lên đường ® sự li biệt) ® Mùa xuân và tuổi trẻ, màu của biệt li. - Sức sống mùa xuân tác động đến tâm trạng suy nghĩ của người chinh phục, khiến nàng nhận thức rõ sự lẻ loi, cô độc, tuổi trẻ đang trôi qua một cách vô vọng. - Hối : + Hối tiếc cho tuổi xuân trôi qua một cách hoài phí. + Hối hận vì đã động viên chồng ra trận. Þ Oán “ấn phong hầu”, oán cuộc chiến tranh phi nghĩa, chiến tranh là tai họa. - Bất tri sầu ® hốt - hối. mà tác nhân (chất xúc tác) là màu dương liễu và nguyên nhân sâu xa là “ấn phong hầu” 4. Tổng kết : - HS trả lời câu hỏi III. Khe chim kêu (Vương Duy) 1. tác giả : Vương Duy (701-706) SGK 2. Sáng tác : SGK 3. Văn bản : Người nhàn hoa quế nhẹ rơi Đêm xuân lặng ngắt trái đồi vắng tanh Trăng lên, chim núi giật mình. Tiếng kêu thủng thẳng đưa quanh khe đồi - Hoa quế rất nhỏ ® tác giả nghe tiếng hoa”hoa quế rụng” ® Đêm xuân rất tĩnh lặng và tâm hồn con người cũng rất bình yên - Trăng lên không tiếng, sao làm chim núi giật mình ® cũng vì đêm rất lặng. Þ Tâm hồn nhà thơ giao cảm chan hòa với thiên nhiên. - Mối quan hệ giữa : + người và cảnh - Người nhàn - Hoa quế rụng + Đêm trăng thanh tỉnh và tiếng chim kêu. ® Biểu hiện cảm xúc vừa tinh tế vừa sôi động trong mối quan hệ hòa cảm giữa thiên nhiên và con người. - Đêm xuân trăng sáng, hoa quế rụng, tiếng chim kêu, người nhàn nhã. 4. Tổng kết : - Nghệ thuật : tiêu biểu cho đặc trưng thi pháp thơ Đường : thể hiện bằng quan hệ, gửi tình trong cảnh. Bài thơ không có màu sắc, đường nét mà Vương Duy vẽ cảnh đêm bằng âm thanh ® độc đáo, diệu kì 4. Củng cố : 5. Dặn dò : Học thuộc lòng các bài thơ phần phiên âm, dịch thơ. Soạn bài : Thơ Hai - kư của Ba - sô Tiết 49,50: Làm văn BÀI LÀM VĂN SỐ 4 Tiết 52 : Đọc văn , Đọc thêm THƠ HAI - KƯ CỦA BASÔ A. Mục tiêu bài học : Giúp học sinh : - Hiểu được thơ Hai Kư và đặc điểm của nó. - Hiểu được ý nghĩa và vẻ đẹp của thơ ca Hai Kư B.Phương tiện thực hiện : - SGK + SGV. - Thiết kế bài học. C. Cách thức tiến hành. Phát huy tính tích cực chủ động của học sinh bằng cách kết hợp phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm với trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi gợi mở của giáo viên. D. Tiến trình dạy học . 1. Ổn định lớp : VS, ĐP, SS. 2. Kiểm tra bài cũ : Tâm trạng người phụ nữ có chồng ra trận trong “Nỗi oán của người phòng khuê” (VXL) 3. Giới thiệu bài mới : Hoạt động của gv và hs Hoạt động 1 : Tìm hiểu về thơ Hai Kư - Thao tác 1 : - HS đọc trước tiểu dẫn ở nhà. - GV : Cho HS thảo luận về hình thức và nội dung của thơ Hai Kư. - Khái quát và cung cấp thêm một số tri thức về thơ Hai Kư Yêu cầu cần đạt I. Giới thiệu thơ Hai Kư 1. Hình thức : - Hai Kư là loại thơ cực ngắn, gồm 17 âm tiết, ngắt nhịp thành 03 đoạn theo thứ tự thường là 5 âm - 7 âm - 5 âm. 2. Nội dung : - Thơ Hai Kư thường phản ánh trạng thái tâm hồn người Nhật : Ưa thích và hòa nhập với thiên nhiên để tìm vẻ đẹp thuần khiết của nó và giải thoát tâm linh mình. - Thơ Hai Kư đậm chất thiền, thể hiện ở sự vắng lặng, đơn sơ, u huyền, mềm mại, nhẹ nhàng Hoạt động 2 : Tìm hiểu về nhà thơ Basô và đọc - hiểu 3 bài thơ của ông - Thao tác 1 : - GV : Giới thiệu khái quát, bổ sung thêm thông tin về Basô. - GV : Hướng dẫn học sinh đọc hiểu những bài thơ Hai Kư Đọc chậm, rõ, biết dừng lại ở khoảng lặng của các câu thơ. - HS : Tự đọc lại, suy ngẫm về sức gợi cảm của từng hình ảnh. II. Thơ Hai Kư của Ma-Su-Oâ-Ba-Sô : 1. Ma - su - Ô - Ba - Sô (1644 - 1694) : (SGK) 2. Đọc hiểu những bài thơ Hai Kư của Ba sô. - Thao tác 2 : GV : Em có cảm xúc gì khi đọc bài thơ ? Các từ « ngoảnh », « cố hương » gợi lên tình cảm gì trong lòng nhà thơ ? * Bài 1 : Ê-đô là đất khách. Vậy mà, trong giây phút chia xa, Ê-đô trở nên thân thiết, gần gũi, sâu nặng như chính quê hương mình. Địa danh “kinh đô” được nhà thơ lặp lại có ý nghĩa gì không ? Những nỗi nhớ hiện lên cụ thể rõ ràng hay mơ hồ ? * Bài 2 : Bài thơ là sự hoài cảm qua tiếng kêu của chim đỗ quyên. Tiếng kêu nghe khắc khoải gợi lại kỉ niệm một thời trẻ tuổi. Đó là tiếng lòng da diết xen lẫn buồn, vui mơ hồ về một thời xa xăm Tình cảm của tác giả đối với mẹ được thể hiện ở bài 3 như thế nào? * Bài 3 : Hình ảnh “làn sương thù” mơ hồ : là giọt lệ như sương, hay mái tóc bạc của mẹ như sương, hay cuộc đời như giọt sương : ngắn ngủi, vô thường. Tình mẫu tử thật xúc động, thiêng liêng. Hình ảnh trong bài thơ 4 mơ hồ, mở ảo ra sao? * Bài 4 : Nghe tiếng Vượn hú, Basô liên tưởng đến tiếng khóc của trẻ bị bỏ rơi trong rừng. Tiếng Vượn là thật hay tiếng trẻ em khóc là thật. Trong gió mùa thu, hay tiếng gió mùa thu đang than khóc cho nỗi đau buồn của con người? Hình ảnh trong thơ thật mơ hồ, mờ ảo. Qua bài 5, em cảm nhận được vẻ đẹp gì trong tâm hồn nhà thơ? * Bài 5: Hình ảnh chú Khỉ con đơn độc lạnh run giữa mưa đông giá rét gợi lên hình ảnh những người nông dân Nhật Bản, những em bé nghèo đang co ro giữa cơn mưa lạnh. - Bài thơ thể hiện lòng từ bi với những sinh vật bé nhỏ tội nghiệp cũng là lòng yêu thương đối với những người nghèo khổ. GV : Mối tương giao của các sự vật, hiện tượng trong vũ trụ được thể hiện như thế nào trong các bài thơ 6, 7 * Bài 6 : Cảnh tượng : Cánh hoa đào làm mặt hồ gợn sóng -> đẹp giản dị mà nên thơ. Triết lí sâu sắc : Sự tương giao của các sự vật, hiện tượng trong vũ trụ. * Bài 7 : - Âm thanh : Tiếng ve ngâm trong chiều tà vắng lặng như thấm vào trong đá. - Liên tưởng độc đáo, kì lạ. Câu thơ đằm trong trong cảm nhận sâu sắc, thắm trong cái tình của con người với thiên nhiên, tạo vật. * Bài 8 : Khát vọng sống ngay lúc đang bệnh, sống để tiếp tục cuộc du hành lang thang, phiêu bồng, lãng du => tinh thần lạc quan. GV : Tìm “quý ngữ” và cảm thức thẩm mĩ về cái “vắng lặng” đơn sơ, u huyền trong các bài 6, 7, 8 * “Quý ngữ” và cảm thức thẩm mỹ. - Hoa đào lả tả (cuối xuân) - Tiếng ve ngân (mùa hè) - Lả tả, gợn sóng, vắng lặng, u trầm, lãng du, phiêu bạt, hoang vu. 4. Củng cố : - Nhớ đặc điểm thơ Hai Kư. - Cách cảm nhận ở mỗi bài thơ. 5. Dặn dò : - Đọc lại văn bản cảm nhận cái hay ở những bài thơ Hai Kư. - Soạn : Trình bày một vấn đề . Ngày soạn: 10/1 Tuần 19 Tiết 55: Làm văn TRÌNH BÀY MỘT VẤN ĐỀ A. Mục tiêu bài học: Giúp h/s: - Nắm được yêu cầu và cách thức trình bày một vấn đề. - Aùp dụng hiểu biết, kĩ năng để trình bày một vấn đề trước tập thể. B. Phương tiện thực hiện: - SGV,SGK. - Thiết kế bài học. C. Cách thức tiến hành: - GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận,thực hành. D. Tiến trình dạy học: - Kiểm tra bài cũ - Giới thiệu bài mới Họat động của GV và HS Nội dung cần đạt Họat động 1: GV dùng diễn giảng chứng minh tầm quan trọng của việc trình bày một vấn đề( Có thể thông qua kể chuyện về các nhà hùng biện) Họat động 2: HS đọc sgk phần II và xác định yêu cầu của việc chọn vấn đề trình bày. Tại sao phải lập dàn ý cho bài trình bày? Gv cho đề tài “ An tòan giao thông là hạnh phúc của mỗi người”, phân hs thành 3 nhóm để các em tìm ý và lập thành dàn ý.( chuẩn bị cho việc trình bày ở phần sau.) Sau đó gv có thể đưa ra một dàn ý tiêu biểu. Họat động 3: HS đọc sgk và xác định có mấy bước trong khi trình bày? Họat động 4: HS đọc phần ghi nhớ sgk. Họat động 5: 3 nhóm cử đại diện trình bày về vấn đề “ An tòan giao thông là hạnh phúc của mỗi người.” ( Đã lập dàn ý trước đó ) I. Tầm quan trọng của việc trình bày một vấn đề. - Trình bày một vấn đề là nhu cầu của cuộc sống. - Để thuye
Tài liệu đính kèm: