Giáo án Ngữ văn 10 - Tuần 11

ÔN TẬP VĂN HỌC DÂN GIAN

(Từ tiết 37 đến tiết 38)

I. Nội dung chuyên đề

- Ôn tập văn học dân gian Việt Nam: tiết 37, 38.

II. Mục tiêu

- Về kiến thức:

- Về kĩ năng:

- Về phẩm chất: phát huy phẩm chất yêu thơ ca của dân tộc, biết giữ gìn giá trị văn hóa của lịch sử, dân tộc, tình yêu đối với tiếng Việt.

- Về năng lực: phát huy năng lực đọc hiểu, xử lí tình huống, vấn đề, năng lực tự học, năng lực cảm thụ văn chương, năng lực trình bày vấn đề .

III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

- Trao đổi giữa hs và gv: phát vấn, đặt tình huống, giải quyết vấn đề

- Kết hợp phần tự học của hs

IV. Chuẩn bị

- Gv: thiết kế giáo án, đọc tài liệu tham khảo

- Hs: chuẩn bị bài

V. Hoạt động của dạy và học

 

docx 7 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1103Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 - Tuần 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 26/10/2017
Chuyên đề
ÔN TẬP VĂN HỌC DÂN GIAN
(Từ tiết 37 đến tiết 38)
I. Nội dung chuyên đề
- Ôn tập văn học dân gian Việt Nam: tiết 37, 38.
II. Mục tiêu 
- Về kiến thức: 
- Về kĩ năng:
- Về phẩm chất: phát huy phẩm chất yêu thơ ca của dân tộc, biết giữ gìn giá trị văn hóa của lịch sử, dân tộc, tình yêu đối với tiếng Việt.
- Về năng lực: phát huy năng lực đọc hiểu, xử lí tình huống, vấn đề, năng lực tự học, năng lực cảm thụ văn chương, năng lực trình bày vấn đề ..
III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Trao đổi giữa hs và gv: phát vấn, đặt tình huống, giải quyết vấn đề 
- Kết hợp phần tự học của hs
IV. Chuẩn bị
- Gv: thiết kế giáo án, đọc tài liệu tham khảo
- Hs: chuẩn bị bài
V. Hoạt động của dạy và học
NỘI DUNG 1:
Tiết 37, 38: ÔN TẬP VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
Hoạt động 1: Khởi động
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới:
Hđ của gv
Hđ của hs
Nội dung cần đạt
- Ổn định lớp
- Kiểm tra bài cũ
Gv chia hs thành các nhóm thảo luận, trả lời những câu hỏi ôn tập trong sgk 
Trình bày các đặc trưng cơ bản của VHDG, minh họa bằng các tác phẩm, đoạn trích đã học?
VHDGVN có những thể loại gì? Lập bảng hệ thống các thể loại VHDG?
 Nêu các đặc trưng chủ yếu của thể loại: sử thi (sử thi anh hùng)?
Nêu các đặc trưng chủ yếu của thể loại truyền thuyết?
Nêu các đặc trưng chủ yếu của thể ltisi truyện cổ tích?
Nêu các đặc trưng chủ yếu của thể loại truyện cười?
Nêu các đặc trưng chủ yếu của thể loại ca dao?
Nêu các đặc trưng chủ yếu của thể loại truyện thơ?
Gv cho hs lập bảng theo mẫu
Hs ổn định lớp
Hs ôn tập lại toàn bộ kiến thức đã học về văn học dân gian
Hs trình bày đặc điểm cơ bản của văn học dân gian Việt Nam
Hs trả lời về các thể loại của văn học dân gian Việt Nam
Hs trả lời về đặc trưng của sử thi
Hs trả lời về đặc trưng của sử thi
Hs trả lời về đặc trưng của sử thi
Hs trả lời về đặc trưng của truyện cười
Hs trả lời về đặc trưng của ca dao
Hs trả lời về đặc trưng của sử thi
Hs lập bảng kiến thức theo mẫu
I. Nội dung ôn tập
1. Ôn tập lại kiến thức văn học dân gian đã học
I. Nội dung ôn tập
1. Câu 1
 Các đặc trưng cơ bản của VHDG:
- VHDG là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng (tính truyền miệng).
 VD: Kể chuyện Tấm Cám, Thạch Sanh,...; kể- hát sử thi Đăm Săn; lời thơ trong ca dao được hát theo nhiều làn điệu; các vở chèo được trình diễn bằng lời, nhạc, múa và diễn xuất của nghệ nhân,...
- VHDG là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể (tính tập thể).
VD: Các bài ca dao than thân cùng môtíp mở đầu bằng hai chữ “thân em”,...
- VHDG gắn bó mật thiết với các sinh hoạt khác nhau của đời sống cộng đồng (tính thực hành).
 VD: Kể khan Đăm Săn ở các nhà Rông của người Ê-đê; Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy gắn với lễ hội Cổ Loa;...
2. Câu 2
Bảng tổng hợp các thể loại VHDG:
Truyện DG
Câu nói DG
Thơ ca DG
Sân khấu DG
- Thần thoại.
- Sử thi.
- Truyền thuyết.
- Cổ tích.
- Ngụ ngôn.
- Truyện cười.
- Truyện thơ.
- Tục ngữ.
- Câu đố.
- Ca dao.
- Vè.
- Chèo.
- Các đặc trưng chủ yếu của một số thể loại VHDG:
a. Sử thi
- Là tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn.
- Nội dung: kể về những biến cố lớn diễn ra trong đời sống cộng đồng thời cổ đại.
- Nghệ thuật:
+ Ngôn ngữ: có vần, nhịp. 
+ Giọng điệu: trang trọng, hào hùng, chậm rãi, tỉ mỉ với lối trì hoãn sử thi.
+ Các biện pháp tu từ thường sử dụng: so sánh trùng điệp, phóng đại, tương phản.
+ Kết hợp yếu tố hiện thực với yếu tố hư cấu tưởng tượng.
* Sử thi anh hùng: kể về những chiến công của người anh hùng, xây dựng hình tượng người anh hùng kì vĩ, hoành tráng.
b. Truyền thuyết
- Là tác phẩm tự sự dân gian, kể về các sự kiện, nhân vật lịch sử (có liên quan đến lịch sử) theo xu hướng lí tưởng hóa.
- Có sự hoà trộn giữa yếu tố hiện thực và yếu tố thần kì.
- Thể hiện nhận thức, quan điểm đánh giá, tình cảm của nhân dân lao động đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử.
c. Truyện cổ tích
- Là tác phẩm tự sự dân gian mà cốt truyện và hình tượng được hư cấu có chủ định, kể về số phận con người bình thường trong xã hội, thể hiện tinh thần nhân đạo và lạc quan của nhân dân lao động.
 Truyện cổ tích thần kì: Là loại truyện cổ tích có sự tham gia của các yếu tố thần kì vào tiến trình phát triển của câu chuyện.
- Nội dung:
+ Phản ánh mâu thuẫn, xung đột gia đình, xã hội, qua đó thể hiện cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác.
+ Đề cao cái thiện, nêu gương đạo đức tốt đẹp giáo dục con người.
+ Thể hiện ước mơ cháy bỏng của nhân dân lao động về hạnh phúc gia đình, lẽ công bằng xã hội, về phẩm chất và năng lực tuyệt vời của con người.
+ Thể hiện tinh thần lạc quan, yêu đời của nhân dân lao động.
d. Truyện cười
- Là tác phẩm tự sự dân gian ngắn gọn, kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ.
- Kể về những việc xấu, trái tự nhiên trong cuộc sống.
- Ít nhân vật.
- Có ý nghĩa giải trí hoặc phê phán.
e. Ca dao
- Là lời thơ trữ tình dân gian, thường được kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng.
- Diễn tả đời sống nội tâm con người, thể hiện tâm tư, tình cảm của con người ở nhiều hoàn cảnh, nghề nghiệp,...
- Dung lượng thường ngắn gọn.
- Thể thơ phần lớn là thể lục bát.
- Ngôn ngữ giản dị, giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ,...có lối diễn đạt bằng một số công thức mang đậm sắc thái dân gian.
h. Truyện thơ
- Là tác phẩm tự sự dân gian bằng thơ, giàu chất trữ tình, phản ánh số phận và khát vọng của con người khi hạnh phúc lứa đôi và sự công bằng xã hội bị tước đoạt.
3. Câu 3
Lập bảng tổng hợp so sánh các truyện dân gian đã học theo mẫu sgk.
Thể loại
Mục đích sáng tác
Hình thức lưu truyền
Nội dung phản ánh
Kiểu nhân vật chính
Đặc điểm 
nghệ thuật
1.Sử thi
Ghi lại c/s và ước mơ phát triển cộng đồng của người Tây nguyên xưa.
Hát- kể
XH Tây Nguyên cổ đại ở thời kì công xã thị tộc.
Người anh hùng sử thi cao đẹp, kì (Đăm Săn)
Biện pháp so sánh, phóng đại, trùng điệp tạo nên những hình tượng hoành tráng, hào hùng.
2.Truyền thuyết.
Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử.
Kể- diễn xướng (lễ hội dân gian)
Kể về các sự kiện và nhân vật lịch sử có thật nhưng đã được khúc xạ qua một cốt truyện hư cấu.
Nhân vật lịch sử được truyền thuyết hoá(An Dương Vương, Mị Châu, Ttọng Thủy,...)
Từ “cái lõi là sự thật lịch sử” đã được hư cấu thành câu chuyện mang yếu tố kì ảo, hoang đường.
3.Truyện cổ tích.
Thể hiện nguyện vọng, ước mơ của nhân dân trong xã hội có giai cấp: chính nghĩa thắng gian tà.
Kể
Xung đột XH, cuộc đấu tranh giữa thiện- ác, chính nghĩa- gian tà.
Người con riêng, người mồ côi, người em út, người lao động nghèo khổ, bất hạnh, người có tài lạ,...
-Truyện hoàn toàn do hư cấu.
-Kết cấu trực tuyến.
- Kết thúc thường có hậu.
4.Truyện cười.
-Mua vui, giải trí.
- Châm biếm, phê phán XH.
Kể
Những điều trái tự nhiên, những thói hư tật xấu đáng cười, đáng phê phán trong XH.
Kiểu nhân vật có thói hư tật xấu.
- Ngắn gọn.
- Tạo tình huống bất ngờ, mâu thuẫn phát triển nhanh, kết thúc đột ngột.
II. Bài tập vận dụng
Gv cho hs lập bảng theo câu hỏi SGK: Câu 2
Cái lõi sự thật lịch sử
Bi kịch được hư cấu
Những chi tiết hoang đường, kì ảo
Kết cục của bi kịch
Bài học rút ra
Cuộc xung đột giữa An Dương Vương với Triệu Đà thời kì Âu Lạc.
Bi kịch tình yêu.
- Thần Kim Quy.
- Lẫy nỏ thần.
- Ngọc trai - giếng nước.
- Thần Kim Quy rẽ nước đưa An Dương Vương cầm sừng tê bảy tấc xuống biển.
- Máu Mị Châu → ngọc trai, xác Mị Châu → ngọc thạch.
Mất tất cả (tình yêu, gia đình, đất nước)
- Tinh thần cảnh giác.
- Xử lí đúng đắn mối quan hệ cái riêng - cái chung, nhà - nước, cá nhân - cộng đồng, lí trí - tình cảm.
Gv cho hs lập bảng theo câu hỏi SGK: Câu 4
Đối tượng cười
Nội dung cười
Tình huống gây cười
Cao trào để tiếng cười òa ra
1. Truyện Tam đại con gà: Anh học trò làm gia sư (thầy đồ)
2. Nhưng nó phải bằng hai mày: Thầy lí, Cải và Ngô.
-Thói giấu dốt, khoe khoang.
- Bi hài kịch của việc hối lộ và ăn hối lộ.
- Luống cuống ko biết chữ “kê”, học trò hỏi gấp.
- Bố học trò chất vấn thầy đồ.
- Cải đã đút lót mà không những bị thua kiện lại còn bị đánh đòn.
- Khi thầy đồ nói câu: “Dủ dỉ là chị con công, con công là ông con gà”.
- Câu nói cuối cùng của thầy lí: “Tao biết mày phải nhưng nó phải...bằng hai mày”.
Hoạt động 3: Ứng dụng: không
Hoạt động 4: Luyện tập thực hành: không
Hoạt động 5: Học sinh chuẩn bị bài về nhà:
VI. Hoạt động ứng dụng và bổ sung cho chuyên đề
- Tìm đọc thêm một số tác phẩm văn học dân gian Việt Nam.
VII. Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docxTuan 11 On tap van hoc dan gian Viet Nam_12203294.docx