Giáo án Ngữ văn 10 - Tuần 12

Tuần 12 GIÁO ÁN HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TRƯỜNG

VÒNG THI BẮT BUỘC

Tiết 36

PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT

(tiết 1)

A. KẾT QUẢ CẦN ĐẠT/MỤC TIÊU

 1.Kiến thức

 - Khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt: lời ăn tiếng nói hàng ngày, dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm đáp ứng nhu cầu trong cuộc sống thường nhật.

 - Hai dạng ngôn ngữ sinh hoạt: chủ yếu ở dạng nói (khẩu ngữ), đôi khi ở dạng viết (thư từ, nhật kí, nhắn tin )

 2.Kĩ năng

 - Lĩnh hội và phân tích ngôn ngữ thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

 - Sử dụng ngôn ngữ thích hợp để giao tiếp trong sinh hoạt hàng ngày.

3. Thái độ

 - Giáo dục HS cách xưng hô có văn hóa, có giáo dục trong giao tiếp hàng ngày.

 - Yêu quí và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

4. Năng lực:

Định hướng hình thành các năng lực:

- Năng lực giao tiếp ( nghe, nói, đọc, viết )

- Năng lực thẩm mĩ ( cảm thụ và sáng tạo )

- Năng lực hợp tác

- Năng lực tự học

 

doc 9 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1064Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 - Tuần 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12 GIÁO ÁN HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TRƯỜNG
VÒNG THI BẮT BUỘC
Tiết 36
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT
(tiết 1)
KẾT QUẢ CẦN ĐẠT/MỤC TIÊU
 1.Kiến thức
	- Khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt: lời ăn tiếng nói hàng ngày, dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm đáp ứng nhu cầu trong cuộc sống thường nhật.
	- Hai dạng ngôn ngữ sinh hoạt: chủ yếu ở dạng nói (khẩu ngữ), đôi khi ở dạng viết (thư từ, nhật kí, nhắn tin)
 2.Kĩ năng
	- Lĩnh hội và phân tích ngôn ngữ thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
	- Sử dụng ngôn ngữ thích hợp để giao tiếp trong sinh hoạt hàng ngày.
3. Thái độ
 - Giáo dục HS cách xưng hô có văn hóa, có giáo dục trong giao tiếp hàng ngày.
 - Yêu quí và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
4. Năng lực:	
Định hướng hình thành các năng lực:
- Năng lực giao tiếp ( nghe, nói, đọc, viết )
- Năng lực thẩm mĩ ( cảm thụ và sáng tạo )
- Năng lực hợp tác
- Năng lực tự học
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
I. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án/thiết kế bài học
- Các slides trình chiếu 
- Các phiếu học tập, bao gồm: các sơ đồ để HS điền thông tin, các bài tập dùng để kiểm tra, đánh giá HS trong quá trình đọc hiểu.
II. Chuẩn bị của học sinh
Chuẩn bị bài ở nhà theo các yêu cầu sau:
 - Khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt
 - Các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt.
 - Trả lời câu hỏi trên phiếu học tập.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Hoạt động của Gv - Hs
Nội dung cần đạt
Hoạt động khởi động
Gv cử Hs phân vai hội thoại ( chủ đề tự chọn ) thành viên trong lớp quan sát và nhận xét về thái độ, cử chỉ, điệu bộ, nội dung của cuộc hội thoại.
Hoạt động hình thành kiến thức
1.Giáo viên hướng dẫn HS tìm hiểu ngữ liệu (SGK/113) 
*Gv: yêu cầu hs đọc diễn cảm đoạn hội thoại trong sgk.
*Hs: Phân vai, đọc diễn cảm.
*Gv: Nêu vấn đề
1.Cuộc hội thoại diễn ra ở đâu, khi nào? 
2.Các nhân vật giao tiếp là ai? Quan hệ giữa họ như thế nào?
3.Nội dung và hình thức và mục đích giao tiếp của cuộc hội thoại là gì?
4.Ngôn ngữ trong cuộc hội thoại có đặc điểm gì?
Dự kiến Hs trả lời:
- Cuộc hội thoại diễn ra ở:
+Không gian (địa điểm): khu tập thể X
+Thời gian: buổi trưa
- Nhân vật giao tiếp:
+Lan, Hùng, Hương (nhân vật chính) quan hệ bạn bè (vai vế) bình đẳng trong giao tiếp
+Mẹ Hương, người đàn ông: (nhân vật phụ), mẹ Hương quan hệ ruột thịt vớ Hương, người đàn ông quan hệ xã hội (vai vế) họ đều là bề trên.
- Nội dung giao tiếp: báo đến giờ đi học
- Hình thức: gọi đáp
- Mục đích: để dến lớp đúng giờ
- Đặc điểm ngôn ngữ:
+Sử dụng nhiều từ hô gọi, tình thái: ơi, đi, à, ới, với, chứ, chết thôi
+Sử dụng các ngôn ngữ thân mật suồng sã, khẩu ngữ: chúng mày, lạch bà lạch bạch
+Câu: ngắn, câu đặc biệt, câu tỉnh lược: Hương ơi!, hôm nào cũng chậm
*Hs: thảo luận theo nhóm trên cơ sở phiếu học tập số 1 , đại diện nhóm trình bày, thành viên nhóm còn lại theo dõi và nhận xét, bổ sung.
*Gv: nhận xét chung, chốt kiến thức.
àCăn cứ vào kết quả phân tích cuộc hội thoại trên, hãy cho biết “ngôn ngữ sinh hoạt” là gì?
2.Gv hướng dẫn Hs tìm hiểu các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt.
Chiếu slides : một số dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt (nhật kí, thư từ, tin nhắn)
*Gv: nêu vấn đề.
- Hãy cho biết các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt?
*Hs : suy nghĩ, trả lời
*Gv : nhận xét, chốt ý
- Dạng nói:(đây là dạng chủ yếu): độc thoại, đối thoại..
- Dạng viết: nhật kí, thư thừ, nhắn tin
- Dạng lời nói tái hiện: mô phỏng lời nói trong đời sống, nhưng đã được gọt giũa, biên tập và phần nào mang tính ước lệ, cách điệu giống như các tín hiệu nghệ thuật: lời nói của nhân vật trong kịch, tuồng, chèo, tryện, tiểu thuyết
Hs đọc phần ghi nhớ Sgk
Hoạt động luyện tập
Gv hướng dẫn Hs làm các bài tập trong phần luyện tập.
*Gv : Em hãy giải thích ý nghĩa của câu:
Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
Gợi ý: 
Chú ý các từ “ Lời nói”, “Lựa lời”, “ Vừa lòng nhau”
Hs thảo luận phát biểu giải thích câu tục ngữ.
Gv nhận xét bổ sung.
Trong giao tiếp con người phải thể hiện phương châm lịc sự. Tùy trường hợp mà phải lựa chọn từ ngữ và cách nói, có khi phải giữ đúng phép tắc xã giao, có khi cần phải nói thẳng, tránh xu mịnh người đối thoại. Lời nói thẳng không phải lúc nào cũng làm vừa lòng người đối thoại, nhưng nó sẽ có tác dụng tốt nếu chúng ta biết lựa cách nói
Em hãy giả thích ý nghĩa câu ? 
Vàng thì thử lửa, thử than
Chuông kêu thử tiếng, người ngoan 
 thử lời
Gợi ý:
Muốn biết vàng thật hay giả, người ta thử bằng cách nào?
Muốn đánh giá chuông tốt hay không, người ta căn cứ vào đâu?
Thế nào là “người ngoan”?
 b) Nhận xét về dạng ngôn ngữ sinh hoạt và cách dùng từ của đoạn trích:
Gợi ý:
Trong đoạn trích trên, tác giả mô phỏng ngôn ngữ sinh hoạt ở vùng/ miền nào?
Liệt kê các từ ngữ địa phương được tác giả sử dụng trong đoạn trích?
*Hs: Thảo luận nhóm
 Đại diện nhóm, trình bày, thành viên nhóm còn lại quan sát và nhận xét
Gv: nhận xét chung.
IV. Hoạt động vận dụng, mở rộng:
Hs làm bài tập trắc nghiệm về khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt.
1.Trong các ví dụ sau, ví dụ nào thuộc PCNNSH?
a. Hôm nay sáng mùng hai tháng chín
 Thủ đô hoa, vàng nắng Ba Đình
 Muôn triệu tim chờ ... chim cũng nín Hồ Chí Minh! Hồ Chí Minh!
b. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại quảng trường Ba đình, Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt nam dân chủ cộng hoà.
c. Tôi không thể nào quên được cái ngày hai tháng chín năm đó. Thật xúc động khi nhìn thấy Bác. Và thế là tôi đã được là công dân của một nước độc lập.
d. Ngày mồng hai tháng chín 
Bác Tuyên ngôn trên quảng trường Ba Đình 
 Để thành bông hoa 
 Việt Nam
 Rạng rỡ vào lòng nhân loại.
2.Điền các từ ngữ thích hợp vào dấu ( ...) dưới đây sao cho phù hợp:
. Ngôn ngữ sinh hoạt là ... (1) hàng ngày, dùng để ... (2) đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống.
. Ngôn ngữ sinh hoạt chủ yếu thể hiện ở ... (3), nhưng cũng có thể ở ... (4). Trong văn bản văn học, lời thoại của nhân vật là dạng ... (5) ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày.
Chuẩn bị bài mới : Tỏ lòng
Tìm hiểu về cuộc đời tác giả Phạm Ngũ Lão.
 Tìm hiểu về hào khí Đông A được thể hiện trong bài thơ.
 Quan niệm về chí nam nhi trong xã hội phong kiến.
I. Ngôn ngữ sinh hoạt
 1. Khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt
 a.Tìm hiểu ngữ liệu:
- Cuộc hội thoại diễn ra ở:
+Không gian (địa điểm): khu tập thể X
+Thời gian: buổi trưa
- Nhân vật giao tiếp:
+Lan, Hùng, Hương (nhân vật chính) có quan hệ bạn bè (vai vế) bình đẳng trong giao tiếp
+Mẹ Hương, người đàn ông: (nhân vật phụ), mẹ Hương có quan hệ ruột thịt vớ Hương, người đàn ông có quan hệ xã hội (vai vế) họ đều là bề trên.
- Nội dung giao tiếp: báo đến giờ đi học
- Hình thức: gọi- đáp
- Mục đích: để đến lớp đúng giờ
- Đặc điểm ngôn ngữ:
+Sử dụng nhiều từ hô gọi, tình thái: ơi, đi, à, ới, với, chứ, chết thôi
+Sử dụng các ngôn ngữ thân mật suồng sã, khẩu ngữ: chúng mày, lạch bà lạch bạch
+Câu: ngắn, câu đặc biệt, câu tỉnh lược: Hương ơi!, hôm nào cũng chậm
b) Khái niệm “ngôn ngữ sinh hoạt”
 Là lời ăn tiếng nói hàng ngày dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩ tình cảm, đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống.
2.Các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt
- Dạng nói:(đây là dạng chủ yếu): độc thoại, đối thoại..
- Dạng viết: nhật kí, thư thừ, nhắn tin
- Dạng lời nói tái hiện: mô phỏng lời nói trong đời sống, nhưng đã được gọt giũa, biên tập và phần nào mang tính ước lệ, cách điệu giống như các tín hiệu nghệ thuật: lời nói của nhân vật trong kịch, tuồng, chèo, tryện, tiểu thuyết
*Ghi nhớ: (sgk)
3. Luyện tập
a) 
 * Lời nói chẳng mất tiền mua
 Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
- Lời nói: tài sản chung của cộng đồng, ai cũng có quyền sử dụng.
- “Lựa lời”: lựa chọn từ ngữ, cách nói (nói phải suy nghĩ, chịu trách nhiệm về lời nói của mình)
-“Vừa lòng nhau”: tôn trọng người nghe, giữ phép lịch sự, vui lòng người nghe.
àÝ nghĩa của câu này khuyên răn chúng ta phải nói năng thận trọng, và có văn hóa.
* Vàng thì thử lửa, thử than
 Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời
-“Vàng”: vật chất, có thể đo được khi thử qua lửa
-“Chuông”:vật chất, kiểm tra thông qua độ vang của tiếng chông
-“Người ngoan”: người có năng lực và phẩm chất tốt đẹp, có thể đo được thông qua lời nói (cách lựa chọn từ ngữ, cách nói)
àÝ nghĩa: Việc sử dụng ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp bằng lời nói là một thước đo quan trọng cho thấy phẩm chất, năng lực của con người.
b) Nhận xét về dạng ngôn ngữ sinh hoạt và cách dùng từ của đoạn trích:
- Dạng ngôn ngữ sinh hoạt: lời nói tái hiện
- Dùng nhiều từ địa phương Nam Bộ:
Quới -- quý
Chén -- bát
Ngặt -- nhưng
Ghe -- thuyền nhỏ
Rượt -- đuổi
Cực -- đau
àÝ nghĩa: làm văn bản thêm sinh động, mang đậm dấu ấn địa phương, khắc họa đặc điểm riêng của nhân vật Năm Hên.
IV.Bài tập vận dụng, mở rộng
ĐÁP ÁN
1.Trong các ví dụ sau, ví dụ nào thuộc PCNNSH?
a. Tôi không thể nào quên được cái ngày hai tháng chín năm đó. Thật xúc động khi nhìn thấy Bác. Và thế là tôi đã được là công dân của một nước độc lập.
2.Điền các từ ngữ thích hợp vào dấu ( ...) dưới đây sao cho phù hợp:
(1) lời ăn tiếng nói 
(2) thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm 
(3) dạng nói 
(4) dạng viết
(4) tái hiện, mô phỏng
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Nhóm/Tổ/Tên học sinh:
Lớp: Trường:
 Bài học: PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT
Đọc ngữ liệu 1/ SGK- 113 và trả lời các câu hỏi sau.
1.Cuộc hội thoại diễn ra ở đâu, khi nào? 
..
2.Các nhân vật giao tiếp là ai? Quan hệ giữa họ như thế nào?
.
3.Nội dung và hình thức và mục đích giao tiếp của cuộc hội thoại là gì?
.
4.Ngôn ngữ trong cuộc hội thoại có đặc điểm gì?( cách dùng từ ngữ, kiểu câu)
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Bài học: PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT
1.Hãy nêu các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt?
2. Nối cột A với B cho thích hợp.
A
B
1.Ngôn ngữ sinh hoạt thể hiện ở dạng nói.
a.Nhật kí, thư từ, tin nhắn
2.Ngôn ngữ sinh hoạt thể hiện ở dạng viết.
b. lời nói của các nhân vật trong kịch, chèo, tuồng, truyện, tiểu thuyết
3.Ngôn ngữ sinh hoạt thể hiện ở dạng lời nói tái hiện.
c. Lời độc thoại, đối thoại
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Bài học: PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT
Anh (chị) hãy phát biểu ý kiến của mình về các câu sau:
- Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Vàng thì thử lửa thử than
 Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời.
..
Đọc bài tập ( b/SGK-114) và trả lời câu hỏi:
Trong đoạn trích trên, tác giả mô phỏng ngôn ngữ sinh hoạt ở vùng/ miền nào?.
b. Liệt kê các từ ngữ địa phương được tác giả sử dụng trong đoạn trích?
.
c. Ngôn ngữ sinh hoạt được biểu hiện ở dạng nào?
MỘT CHỮ NÊN THẦY, MỘT NGÀY NÊN NGHĨA.
NHẤT TỰ VI SƯ, BÁN TỰ VI SƯ.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 12 Phong cach ngon ngu sinh hoat_12187181.doc