Giáo án Ngữ văn 11 - Hai đứa trẻ - Thạch Lam

I. TÌM HIỂU CHUNG.

II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

1. Cảnh phố huyện lúc chiều muộn.

a. Bức tranh cuộc sống nơi phố huyện.

a1. Bức tranh cuộc sống nơi phố huyện lúc chiều tà.

– Âm thanh:

+Tiếng trống thu không từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều.

+ tiếng muỗi vo ve.

+ tiếng ếch nhái kêu ran.

→ Nhữnh âm thanh nhỏ, rời rạc, khô khan, mệt mỏi, uể oải, rã rời.

=> Không gian yên lặng, tịch mịch và buồn.

– Ánh sáng:

+ đỏ rực, ánh hồng như hòn than sắp tàn.

+ đèn hoa kì leo lét.

+ đèn dây sáng xanh.

→ Chiếu ra đường, làm cho đường mấp mô thêm vì những hòn đá một bên sáng một bên tối.

→ Những ánh sáng yếu ớt, không đủ sức chiếu sáng mà ngược lại còn tô đậm ấn tượng về sự tối tăm ảm đạm của không gian.

– Cảnh chợ tàn

+ người về hết, tiếng ồn ào cũng mất

+ còn rác rưởi, còn mùi âm ẩm của hơi nóng ban ngày.

+ mấy đứa trẻ con cúi lom khom nhặt nhạnh rác rưởi .

→ gợi hình dung về bức tranh cuộc sống nghèo khổ, tối tăm, tĩnh lặng.

 

doc 8 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 2520Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 - Hai đứa trẻ - Thạch Lam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HAI ĐỨA TRẺ 
 Thạch Lam
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
G: Ở tiết học trước các em đã tìm hiểu xong cảnh phố huyện lúc chiều muộn. Đó là cảnh ngày tàn, cảnh chợ tàn và những kiếp người tàn tạ. Con người hoà lẫn cùng bóng tối như những cái bóng vật vờ lay lắt, mong manh đang trôi theo thời gian. Cuộc sống ấy cứ đều đều, đơn điệu, lặp đi lặp lại buồn tẻ, nhàm chán. Bây giờ chúng ta sẽ cùng tiếp tục tìm hiểu xem cảnh phố huyện khi đêm về có gì thay đổi.
Trước hết chúng ta tìm hiểu xem thiên nhiên khi đêm xuống có gì khác so với lúc chiều muôn.
Cảnh thiên nhiên khi đêm xuống được nhà văn miêu tả như thế nào ?
G: khung cảnh thiên nhiên yên ả, êm đềm, sự dịu dàng len thấm vào mọi cảnh vật. Không gian tĩnh lặng đến mức Liên có thể nghe thấy tiếng hoa bàng rụng khe khẽ.
Khi đêm xuống bóng tối đã ngự trị 
Tìm những chi tiết miêu tả bóng tối ở phố huyện ? 
G. Nhà văn không chỉ miêu tả bóng tối của không gian mà đó còn là bóng tối của xã hội thực dân nửa phong kiến đang bao trùm lên cuộc sống của con người. Bóng tối là một chi tiết gây ấn tượng sâu sắc cho người đọc. Bóng tối như cái nền không gian nghệ thuật của tác phẩm và không gian của xã hội. 
G:Giữa thế giới đầy bóng tối ấy cuộc sống của con người đã diễn ra như thế nào. Chúng ta tiếp tục tìm hiểu bức tranh cuộc sống
G: Trong đêm tối ấy mọi ánh nhìn sẽ tập trung vào ánh sáng.
ánh sáng được nhà văn miêu tả qua những hình ảnh nào?
Trong những hình ảnh miêu tả ánh sáng thì hình ảnh nào làm em chú ý nhất? Hình ảnh đó có ý nghĩa gì? 
Em có nhận xét gì về những hình ảnh miêu tả ánh sáng?
Âm thanh của cuộc sống đã vang lên nhè nhẹ. 
Âm thanh của cuộc sống đã vang lên như thế nào? nhận xét về những chi tiết miêu tả âm thanh đó? 
Miêu tả cảnh phố huyện khi đêm về tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?Hiệu quả của biện pháp ây?
G: Tác giả đã xây dựng bức tranh phố huyện khi đêm về bằng thủ pháp tương phản giữa ánh sáng và bóng tối; động- tĩnh; nhịp điệu câu văn chậm rãi... để nhấn mạnh bóng tối đậm đặc và sự tĩnh lặng đang bao trùm không gian. Đêm tối như ôm trùm lên tất cả phố huyện và càng dày đặc mênh mông hơn khi nhà văn điểm vào đó những điểm sáng nhỏ nhoi, lập lờ, yếu ớt như “khe sáng” ,“hột sáng”, “quầng sáng” “chấm lửa nhỏ lơ lửng”. Thạch lam đã dựng lên trong truyện của mình không gian nghệ thuật là không gian bóng tối. Ánh sáng xuất hiện chỉ là thứ ánh sáng le lói không đủ sức xé rách màn đêm mà nó chỉ làm cho đêm tối thêm mêmh mông hơn.
Giữa bóng tối đậm đặc và không gian tĩnh lặng ấy hình ảnh những cư dân phố huyện hiện lên như thế nào?
G: gương mặt của con người lẫn cùng bóng tối. Con người thực chất chỉ là những cái bóng lay lắt mong manh theo thời gian
 Em có nhận xét gì về cuộc sống của con người khi đêm xuống? Nhịp sống của con người nơi đây ra sao?
G:Phố huyện như một sân khấu cuộc đời chỉ độc diễn một màn buồn tẻ, không có sự thay đổi cả người lẫn cảnh. Khi đêm về cuộc sống ở phố huyện vẫn cứ lặp đi lặp lại đơn điệu, buồn tẻ, bế tắc. Ngày hôm nay là sự lặp lại y nguyên những gì đã diễn ra hôm qua và sẽ còn gặp lại ở ngày mai.
Hãy đưa ra nhận xét chung về cảnh thiên nhiên và con người ở phố huyện khi đêm về?
Qua việc miêu tả tỉ mỉ, chi tiết về bức tranh phố huyện khi đêm xuống các em nhận thấy nhà văn có tình cảm như thế nào đối với những kiếp người cùng khổ?
Mặc dù sống một cuộc sống nghèo khó, quẩn quanh, bế tắc, nhưng con người ở phố huyện có hoàn toàn tuyệt vọng không?( không) Tìm câu văn thể hiện điều đó? “Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ”.
G: Các em ạ! với tấm lòng nhân đạo nhà văn đã không để cho các nhân vật mà ông yêu thương, nâng niu, trân trọng chìm đi trong bóng tối, trong bế tắc, tù túng mà ông đã khơi dậy trong họ những khao khát và hy vọng cho dù hi vọng đó rất mơ hồ: “Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ”.
G: Con người tự muôn đời nay dù trong bất cứ hoàn cảnh nào vẫn luôn luôn sống trong khao khát và hi vọng vào một cuộc sống, một tương lai tốt đẹp hơn đang chờ ở phía trước.Trong tác phẩm này chuyến tàu đêm đã thắp lên niềm hy vọng đó cho mọi người. Chúng ta tiếp tục tìm hiểu cảnh đợi tàu.
Mọi người ở phố huyện chờ tàu để làm gì? chị em Liên chờ tàu để làm gì ?
G: Chuyến tàu đánh thức ở hai chị em những kỉ niệm êm đềm trong quá khứ cùng sống với gia đình ở Hà Nội với một cuộc sống đầy đủ, vui vẻ.Trong con mắt hai đứa trẻ chuyến tàu là hình ảnh của thế giới văn minh, giàu sang, nhộn nhịp, huyên náo và đầy ánh sáng. Đợi tàu đã lấp đầy được những khoảng trống mênh mông trong tâm hồn Liên bằng những hoài niệm và ước mơ. Từ chuyến tàu Liên nhận rõ hơn cuộc sống bế tác , tẻ nhạt, nghèo nàn của mình và người xung quanh.
Qua lí do chờ tàu đã bộc lộ niềm khao khát gì của con người nơi đây?
Với những lí do ấy giờ chúng ta xem xem chị em Liên chờ tàu trong tâm trạng như thế nào.
Trước khi tàu đến chị em Liên chờ tàu trong tâm trạng ra sao?
G: Đợi tàu, với hai chị em là đợi những mơ tưởng, mơ tưởng được sống khác đi, được sống sôi động hơn. Cố thức để đợi tàu là nỗ lực vừa mơ hồ, vừa quyết liệt của Liên và An hướng về một cuộc sống đích thực thoát khỏi cuộc sống tàn tạ, để không bị nhấn chìm trong ao tù phố huyện, để bứt ra khỏi nhịp sống tẻ ngắt.
G: Đoàn tàu được miêu tả tỉ mỉ , chi tiết qua sự chờ mong của chị em Liên, và nó được miêu tả theo trình tự thời gian.
Hình ảnh đoàn tàu trong truyện đã được Thạch Lam miêu tả như thế nào?
Chuyến tàu chỉ vụt qua giống như một vệt nắng trong vườn nhưng đã mang đến cho họ một thế giới khác hẳn 
Có lẽ bởi vậy mà chuyến tàu được nhà văn tập trung bút lực miêu.
Khi tàu đến An và Liên có tâm trạng như thế nào?
Hình ảnh đoàn tàu và hình ảnh phố huyện giống hay khác nhau? Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào khi miêu tả đoàn tàu và phố huyện? 
Qua việc so sánh em thấy khi tàu tới phố huyện có gì biến đổi?
G: Con tàu như con thoi ánh sáng xuyên thủng màn đêm phố huyện, đem lại ánh sáng xa lạ, rực rỡ chốn thị thành, át đi ánh sáng mờ ảo, yếu ớt của phố huyện. Âm thanh của còi tàu, bánh xe rít trên đường ray và tiếng ồn ào của hành khách át đi buồn tẻ, đơn điệu phố huyện. Ánh sáng mà đoàn tàu mang đến chính là ánh sáng kì diệu của tâm hồn con người, ánh sáng của ước mơ bay lên từ phố huyện.
Khi tàu đi qua phố huyện như thế nào? Tâm trạng của Liên lúc ấy ra sao?
G: Chuyến tàu vụt qua chỉ như một vệt nắng lướt qua trong vườn, một ánh sao băng vụt qua trong bầu trời đêm vì vậy phố huyện lại trở lại trạng thái cũ tràn đầy bóng tối và vô cùng tịch mịch.
Nêu nhận xét của em về nghệ thuật miêu tả tâm trạng của tác giả?
Qua việc miêu tả chi tiết và tinh tế tâm trạng của Liên khi đợi tàu nhà văn đã thể hiện thái độ gì?
Tất cả mọi người ở phố đặc biệt là chị em Liên đều rất mong chờ tàu
Hình ảnh đoàn tàu có ý nghĩa gì?
G: Khi đoàn tàu tới cả phố huyện như bừng sáng, hai chị em liên như bừng tỉnh, trong giây phút ấy chị em Liên có thể quên đi cái tăm tối, nghèo nàn, tù túng của phố huyện và nhen nhóm trong lòng những mơ ước
Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả và giọng văn của Thạch Lam?
Truyện không có cốt truyện.Miêu tả tinh tế sâu sắc thế giới nội tâm nhân vật. Gợi tả xúc động, tinh tế những biến thái mơ hồ, mong manh trong lòng người và trong cảnh vật. Nghệ thuật tương phản được khai thác triệt để. Ngôn ngữ bình dị. Những câu văn thanh nhẹ, trong sáng, đầy chất thơ.
Giọng văn nhẹ nhàng, điềm tĩnh, khách quan. 
Giá trị hiện thực của truyện ngắn này là gì?
Qua truyện ngắn Hai đứa trẻ nhà văn muốn phát biểu tư tưởng gì?
G: Tác phẩm thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc đó ......nhà văn kêu gọi mọi người hãy mang lại những điều tốt đẹp nhất đối với người nghèo trong đó chú ý hơn cả là trẻ thơ.
I. TÌM HIỂU CHUNG.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1. Cảnh phố huyện lúc chiều muộn.
a. Bức tranh cuộc sống nơi phố huyện.
a1. Bức tranh cuộc sống nơi phố huyện lúc chiều tà.
– Âm thanh:
+Tiếng trống thu không từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều.
+ tiếng muỗi vo ve.
+ tiếng ếch nhái kêu ran.
→ Nhữnh âm thanh nhỏ, rời rạc, khô khan, mệt mỏi, uể oải, rã rời.
=> Không gian yên lặng, tịch mịch và buồn.
– Ánh sáng:
+ đỏ rực, ánh hồng như hòn than sắp tàn.
+ đèn hoa kì leo lét.
+ đèn dây sáng xanh.
→ Chiếu ra đường, làm cho đường mấp mô thêm vì những hòn đá một bên sáng một bên tối.
→ Những ánh sáng yếu ớt, không đủ sức chiếu sáng mà ngược lại còn tô đậm ấn tượng về sự tối tăm ảm đạm của không gian.
– Cảnh chợ tàn
+ người về hết, tiếng ồn ào cũng mất
+ còn rác rưởi, còn mùi âm ẩm của hơi nóng ban ngày.
+ mấy đứa trẻ con cúi lom khom nhặt nhạnh rác rưởi.
→ gợi hình dung về bức tranh cuộc sống nghèo khổ, tối tăm, tĩnh lặng.
=> Bức tranh cuộc sống được vẽ bởi những âm thanh tàn, ánh sáng tàn, và chợ tàn.
– Giọng văn: chậm và trầm lắng. Mỗi câu văn buông ra như cũng mệt mỏi, uể oải, rã rời.
→ Góp phần thể hiện nhịp sống nơi đây.
2. Cảnh phố huyện khi đêm về.
a.Bức tranh thiên nhiên.
- Khung cảnh thiên nhiên: một đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng qua gió mát. Vòm trời hàng ngàn ngôi sao ganh nhau lấp lánh, đom đóm bay là là trên mặt đất, hoa bàng rụng khe khẽ -> Khung cảnh thiên nhiên đẹp, thơ mộng nhưng buồn và tĩnh lặng.
- Hình ảnh bóng tối: đường phố và các con ngõ dần dần chứa đầy bóng tối. Vũ trụ thăm thẳm bao la. Tối hết cả, con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại càng sẫm đen hơn nữa 
=> Bóng tối tối dày đặc bao trùm lên phố huyện -> Thế giới bóng tối cũng chính là cuộc sống tăm tối và tù túng đang bao phủ con người
 Bức tranh thiên đẹp nhưng buồn, tĩnh lặng và tăm tối.
b.Bức tranh cuộc sống
* Ánh sáng: 
- Một khe ánh sáng, quầng sáng quanh ngọn đèn con của chị Tí. Một chấm lửa của ngọn đèn bác phở Siêu, bếp lửa của bác Siêu chiếu sáng một vùng cát. Từng hột sáng lọt qua phên nứa.
- Ngọn đèn của chị Tí được nhắc tới 7 lần là biểu tượng về kiếp sống nhỏ nhoi,vô danh,leo lét trong màn đêm của xã hội thực dân nửa phong kiến 
->Ánh sáng nhỏ nhoi, hiếm hoi, yếu ớt, đơn độc cũng chính là hình ảnh của những cuộc đời tù mù, le lói, tăm tối, dễ lụi tàn. 
* Âm thanh:Tiếng đòn ghánh kĩu kịt nghe rõ rệt, mấy tiếng đàn bầu bật lên trong yên lặng, trống cầm canh ngắn, khô khan, chìm ngay vào bóng tối => âm thanh nhỏ, rời rạc khiến cho không gian càng tĩnh lặng còn cuộc sông con người càng buồn chán, tẻ nhạt.
->Nghệ thuật tương phản giữa ánh sáng và bóng tối, giữa động và tĩnh đã nhấn mạnh bóng tối dày đặc và không gian mênh mông, tĩnh lặng của phố huyện.
*Những mảnh đời nơi phố huyện.
- Hai chị em Liên ngồi trên chõng nhìn cảnh vật và nhớ lại ngày sống ở Hà Nội hưởng những thức quà ngon, lạ, những cốc nươc lạnh xanh đỏ.
- Bác phở Siêu ghánh phở đi bán, lưng vốn cao hơn nhưng cũng có nguy cơ ế ẩm vì đây là một thứ quà xa xỉ.
- Chị Tí phe phẩy cành chuối khô đuổi ruồi trông chờ những người khách quen thuộc nhưng không thấy.
- Vợ chồng bác xẩm gia tài chỉ có manh chiếu, cái thau sắt trắng, đứa con lê la trên cát bẩn bác chưa hát vì chưa có khách nghe.
 Cuộc sống của con người nghèo khó, bấp bênh, bế tắc. Nhịp sống cứ lặp đi lặp lại một cách đơn điệu, quẩn quanh, tẻ nhạt, mỏi mòn, buồn chán.
 Bức tranh hiện thực về cảnh thiên và con người tất cả đều tăm tối, tàn lụi, bế tắc, leo lét
->Thạch Lam thể hiện tình cảm trân trọng, sự cảm thông sâu sắc và tình cảm xót thương đối với những con người sống cuộc sống nghèo khó, quẩn quanh, bế tắc nơi phố huyện.
3. Cảnh đợi tàu.
a. Lí do đợi tàu.
* Mọi người ở phố huyện chờ tàu để bán hàng ->Vì mưu sinh
* An, Liên: 
- Vì chuyến tàu ở Hà Nội về. Chuyến tàu gợi nhắc đến quá khứ, đến Hà Nội, nó khiến hai đứa trẻ được sống lại trong giây lát những khoảnh khắc, những ngày tháng hạnh phúc, ấm áp, sung túc khi xưa.
- Vì muốn được nhìn chuyến tàu đó là sự hoạt động cuối cùng của đêm khuya tức là muốn nhìn thấy một thứ khác với cuộc đời mà hai chị em đang sống. Chuyến tàu là hoạt động sôi động cuối cùng và cũng là duy nhất ở phố huyện.
- Vì con tàu đã đem một chút thế giới khác đi qua. Một thế giới khác hẳn, đối với Liên, khác hẳn cái vầng sáng ngọn đèn chị Tí và bếp lửa bác Siêu. Đó là một thế giới tràn đầy âm thanh và ánh sáng.
=> Khao khát của chị em Liên và người dân phố huyện thoát ra khỏi bóng tối, thoát khỏi cuộc sống quẩn quanh bế tắc, buồn tẻ, đơn điệu để hướng tới một cuộc sống tươi sáng và tốt đẹp hơn.
b. Tâm trạng đợi tàu
*Trước khi tàu đến
Ngày nào cũng vậy hai chị em Liên cố thức để đợi tàu Liên buồn ngủ ríu cả mắt nhưng vẫn gượng thức chờ tàu; An nằm xuống ngủ nhưng vẫn dặn chị đánh thức khi tàu đến. 
->Hai chị em chờ tàu trong nỗi khắc khoải, háo hức, tha thiết mong đợi.
*Khi tàu đến
 Từ xa: sự xuất hiện của người gác ghi. Ngọn lửa xanh biếc, một làn khói bừng sáng. Tiếng còi vang lại, tiếng xe rít mạnh vào ghi, tiếng hành khách ồn ào khe khẽ
 Đến gần:Tiếng còi rít lên, tàu rầm rộ đi tới. lố nhố những người, các cửa kính sang trọng. các toa đèn sáng trưng, sang trọng, đồng và kền lấp lánh.
- An nhỏm dậy, lấy tay dụi mắt cho tỉnh hẳn. Liên lặng theo mơ tưởng.->Tâm trạng vui mừng, hân hoan, hạnh phúc.
 Đoàn tàu: ánh sáng rực rỡ; âm thanh sôi động, huyên náo, sang trọng.
So sánh
Phố huyện: chìm trong bóng đêm dày đặc và không gian tĩnh mịch, tăm tối, đói nghèo.
 trọng
-> Nghệ thuật tương phản giữa động và tĩnh, giữa ánh sáng và bóng tối kết hợp với miêu tả tỉ mỉ đã làm nổi bật hình ảnh đoàn tàu. 
=> Chuyến tàu tới làm cho phố huyện bừng sáng. Ánh sáng và âm thanh náo nhiệt của đoàn tàu đã phá vỡ màn đêm mênh mông và tịch mịch của phố huyện.
* Tàu đi qua: 
- Những đốm than đỏ, chiếc đèn xanh treo trên toa sau cùng, xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre. Phố huyện tịch mịch và đầy bóng tối.=> phố huyện chìm trong bóng tối và tịch mịch.
- Tâm trạng Liên: + Liên nhìn theo mãi cái chấm nhỏ của chiếc đèn xanh. ->Liên nuối tiếc, bâng khuâng, xót xa.
+ Liên đi ngủ: những cảm giác ban ngày lắng đi , hình ảnh thế giới quanh mình mờ đi trong mắt chị, Liên thấy mình sống giữa bao nhiêu sự xa xôi -> Liên khao khát một cuộc sống tươi sáng hơn.
=> Thạch Lam đã miêu tả rất thành công tinh tế những sắc thái tâm trạng của Liên vừa khắc khoải, háo hức, tha thiết, vừa vui mừng, hân hoan, hạnh phúc lại vừa bâng khuâng nuối tiếc, xót xa nhưng cuối cùng đọng lại là niềm khát khao về một cuộc sống tươi sáng hơn.
 Qua tâm trạng đợi tàu, nhà văn bày tỏ sự xót thương sâu sắc với những kiếp người nhỏ bé, cơ cực, sự đồng cảm với ước mơ, khát vọng của con người khi phải sống một cuộc sống quẩn quanh, bế tắc, đơn điệu. Thạch Lam đã thắp lên ước mơ và hi vọng. Dù là ước mơ nhỏ bé, tội nghiệp.
c. Ý nghĩa của đoàn tàu.
Chuyến tàu đêm là biểu tượng của sự sống mạnh mẽ, giàu sang, huyên náo và rực rỡ ánh sáng. Nó đưa phố huyện ra khỏi cảnh sống tù đọng, tăm tối trong giây lát. Đoàn tàu mang ước mơ về một thế giới khác tốt đẹp hơn. 
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật.
- Truyện không có cốt truyện
- Nghệ thuật miêu tả nội tâm, tương phản.
 - Ngôn ngữ bình dị.
- Giọng văn nhẹ nhàng, điềm tĩnh, khách quan
2. Nội dung
- Giá trị hiện thực :Khắc họa chân thực tranh thiên nhiên đẹp, thơ mộng nhưng đượm buồn và bức tranh cuộc sống tăm tối, đơn điệu, buồn tẻ, tù túng của con người ở phố huyện
- Giá trị nhân đạo: Lên án tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến đã đẩy con người vào cảnh sống tối tăm bế tắc.Thể hiện niềm cảm thông, xót thương của tác giả đối với những kiếp người nghèo khổ, cơ cực, quẩn quanh tăm tối ở phố huyện nghèo trước cách mạng. Khẳng định và trân trọng ước mong vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn của con người. 
4. Củng cố
Qua tác phẩm Hai đứa trẻ em rút ra cho bản thân mình bài học học gì?
Luôn lạc quan tin tưởng vào cuộc sống vào tương lai.
Luôn nỗ lực hết sức để vươn lên trong cuộc sống.
Biết đồng cảm chia sẻ với những khó khăn của người khác.
Câu 1: Biện pháp nghệ thuật nào được nhà văn sử dụng nhiều nhất trong tác phẩm?
A. Tương phản.	B. So sánh.	C. Nhân hóa.	D. Hoán dụ. 
Câu 2:
Tác giả không miêu tả đoàn tàu theo cách nào?
A. Miêu tả một cách tỉ mỉ, kỹ lưỡng.
B. Miêu tả theo trình tự thời gian.
C. Miêu tả qua sự mong đợi và quan sát của Liên.
D. Miêu tả qua sự mong đợi của mẹ con chị Tí.
Câu 3: Những câu văn sau đọc với giọng điệu như thế nào?
Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài ruộng theo gió nhẹ đưa vào.(...)Trời đã bắt đầu đêm, một đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng qua gió mát.
A. Giọng điệu biến hóa linh hoạt
B. Giọng điệu mạnh mẽ, hào hùng.
C. Giọng điệu nhẹ nhàng, uyển chuyển. 
D. Giọng điệu khẩn trương, dồn dập
5. Hướng dẫn
 - Học bài
 - Phân tích bức tranh thiên nhiên khi đêm xuống cảnh đợi tàu.
 - Soạn: Tiết 35 ngữ cảnh.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 10 Hai dua tre_12233142.doc