Giáo án Ngữ văn 11 - Kì I

VÀO PHỦ CHÚ TRỊNH

 (Trích Thượng kinh kí sự) – Lê Hữu Trác –

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 1.Kiến thức:

- Hiểu giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm và nhân cách thanh cao của tác giả qua ngòi bút kí sự chân thực, sắc sảo về cuộc sống trong phủ chúa Trịnh.

- Hiểu đặc điểm của thể loại kí sự trong văn học trung đại.

 2. Kĩ năng: Đọc hiểu, cảm thụ, phân tích.

 3. Thái độ: Trân trọng nhân cách cao thượng của Lê Hữu Trác.

 4.Xác định nội dung trọng tâm của bài:

- Bức tranh chân thực, sinh động về cuộc sống xa hoa, đầy uy quyền nơi phủ chúa Trịnh, tâm trạng của nhân vật “tôi” khi vào phủ chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán.

- Vẻ đẹp tâm hồn của Hải Thượng Lãn Ông: lương y, nhà nho thanh cao, coi thường danh lợi.

- Những nét đặc sắc của bút pháp kí sự : tài quan sát, miêu tả sinh động những sự việc có thật; lối kể chuyện sinh động, hấp dẫn ; chọn lựa chi tiết đặc sắc ; đan xen văn xuôi và thơ.

 

doc 138 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1483Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 - Kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 - Phong cách sống, thái độ sống của tác giả.
 - Đặc điểm của thể hát nói.
 5. Định hướng phát triển năng lực: 
- Năng lực chung : tự học, sáng tạo, giải quyết vấn đề, tư duy logic, tưởng tượng, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
- Năng lực chuyên biệt : cảm thụ văn học (năng lực thẩm mỹ), sử dụng ngôn ngữ; giải quyết các tình huống đặt ra qua văn bản; trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về văn bản; hợp tác khi trao đổi, thảo luận về các vấn đề trong văn bản.
B.CHUẨN BỊ BÀI HỌC
1. Giáo viên: Sách giáo khoa, sách giáo viên, bài soạn
2. Học sinh: Sách giáo khoa, sách bài tập, vở ghi chép, vở bài tập, giấy A0
C. PHƯƠNG TIỆN, PHƯƠNG PHÁP, KỈ THUẬT DẠY HỌC
- PP dạy học thảo luận nhóm, đàm thoại, vấn đáp, dạy học giải quyết vấn đề.
- Kỉ thuật: đặt câu hỏi, tia chớp, thuyết trình ,trình bày một phút
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2 Kiểm tra bài cũ: Đọc bài thơ và phân tích hình ảnh bà Tú trong bài thơ Thương Vợ của Tú Xương
3.Hoạt động dạy học
1.KHỞI ĐỘNG
Hoạt động của GV và HS
Năng lực hình thành
Phương pháp: Trò chơi
Kỉ thuật tia chớp
GV giao nhiệm vụ
-1 học sinh đóng vai một nghệ sĩ trình diễn một ca khúc (nếu HS không thực hiện được thì Gv sẽ thể hiện hoặc có sự hỗ trợ của thiết bị nghe nhạc)
-Học sinh cả lớp cùng thưởng thức và tham gia trò chơi: Trả lời nhanh 2 câu hỏi
?Ca khúc được trình bày theo thể loại gì?
? Những hiểu biết của em về thể loại này?
HS thực hiện nhiệm vụ:HS được cử lên trình diễn, cả lớp thưởng thức, sau khi thưởng thức xong suy nghĩ câu hỏi của GV trong thời gian 2 phút
HS báo cáo kết quả: HS nào xung phong nhanh nhất trả lời, nếu đúng có phần quà khích lệ, nếu sai cơ hội cho 1 học sinh khác
Đánh giá kết quả
-Nhận xét phần trình diễn
- Nhận xét các câu trả lời và trao phần thưởng cho 1 hs trả lời đúng nhất
Kết thúc trò chơi, GV dẫn dắt vào bài học
Năng lực giải quyết vấn đề
Năng lực cảm thụ âm nhạc
Năng lực thu thập thông tin
2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Năng lực hình thành
*HOẠT ĐỘNG 1: GVHD tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm
Phương pháp dạy học đàm thoại, vấn đáp.
Kỉ thuật đặt câu hỏi
 - HS đọc thầm phần tiểu dẫn (SGK/37).
 ? Dựa vào phần Tiểu dẫn giới thiệu vài nét chính về tác giả Nguyễn Công Trứ ?
? Tác phẩm được sáng tác theo thể loại nào ? Yêu cầu của thể loại đó về nguồn gốc xuất hiện, vần, nhịp, số chữ trong một câu ?
- GV gọi 1 HS đọc bài thơ, giọng tự tin, dõng dạc, sảng khái.
- GV nhận xét cách đọc.
? Căn cứ theo nội dung cảm xúc thì văn bản có thể chia thành mấy phần? Nội dung?
HOẠT ĐỘNG 2:GVHD tìm hiểu chi tiết văn bản. 
- Phương pháp: Dạy học giải quyết vấn đề
- Kỉ thuật đặt câu hỏi
- Gọi HS đọc 6 câu thơ đầu.
? Câu thơ đầu tiên khẳng định điều gì ?
? Qua lời tuyên bố trên ta thấy Nguyễn Công Trứ là một nhà nho như thế nào ?
? Quan niệm của tác giả về việc làm quan là gì ? Tại sao NCT vẫn chọn con đường làm quan ?
- GV liên hệ:
Chí làm trai nam, bắc, đông, tây
Cho phỉ sức anh hùng trong bốn bể 
 (Chí anh hùng)
Đã mang tiêng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông
 (Đi thi tự vịnh)
? Những câu tiếp theo NCT trình bày về vấn đề gì?
" Kể lại quá trình làm quan.
? Tác giả dùng những từ ngữ nào để chỉ các mốc thời gian làm quan của mình? Qua đó ta thấy cách kể của NCT như thế nào ?
- GV: Qúa trình làm quan với nhiều chiến công hiển hách nhưng cũng nhiều thất bại.
? Như vậy, từ ngất ngưởng theo nghĩa đen là gì ? Trong phần 1, nó được dùng nhằm nói đến điều gì ?
" Ngất ngưởng: phong cách sống tự tin vào tài năng, bãn lĩnh của bản thân, tự hào về những việc đã làm được.
* Tiết 2:
- GV đọc 2 câu thơ tiếp theo.
? Sự kiện về hưu có ý nghĩa như thế nào với NCT? Về hưu ông có điều kiện để làm gì ?
" Về hưu: điều kiện để lối sống ngất ngưởng thực sự thăng hoa.
? Khi về hưu hành động ngất ngưởng đầu tiên của ông là gì ? Nhận xét về hành động đó ?
- GV đọc 4 câu thơ tiếp.
? So với lúc làm quan thì khi về hưu lối sống của NCT đã thay đổi như thế nào 
- GV đọc 7 câu thơ còn lại.
? Quan niệm của NCT về sự “được mất”, cách sống như thế nào?
? Nhận xét về cách ngắt nhịp, dùng từ ở 2 câu “Khi ca  tục “ ?
" Nhịp 2/2/2/2; 2/2/3: nhanh, ngắn gọn; điệp từ
? Qua cách ngắt nhịp, dùng từ trên ta thấy cuộc sống của NCT như thế nào ? Sự tự đánh giá của tác giả về cuộc sống của mình?
? Hai câu cuối bài khẳng định điều gì?
? Trong trường hợp này, ngất ngưởng có nghĩa như thế nào ?
*HOẠT ĐỘNG 3:GV hướng dẫn HS tổng kết bài học
- Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề
- Kỉ thuật trình bày 1 phút.
? Điều quan trọng nhất các em học được hôm nay là gì?
HS trả lời cá nhân
GV nhân xét chốt ý cơ bản.
I. Tìm hiểu chung.
1. Tác giả: Nguyễn Công Trứ (1778-1858) - Uy Viễn Tướng Công.
- Tài cao nhưng lận đận trong thi cử.
- Con đường làm quan lắm chông chênh, nhiều lần bị giáng chức.
- Là nhà nho, kẻ sĩ thức thời, luôn ý thức về cái tôi cá nhân và khát vọng.
2. Tác phẩm.
- Viết năm 1848 ( 70 tuổi) 
- Thể loại: Hát nói (tự do)
+ Phổ biến cuối thể kỉ XIX.
+ Vần, nhịp tương đối tự do, không quy định chặt chẽ về đối; kết hợp lục bát, song thất lục bát.
- Bố cục: 2 phần:
+ P1: 6 câu đầu: ngất ngưởng khi đương chức, đương quyền.
+ P 2 : còn lại: ngất ngưởng khi về hưu.
II. Đọc – Hiểu văn bản.
1. Nguyễn Công Trứ ngất ngưởng khi làm quan.
- “Vũ ... sự”: câu thơ chữ Hán trang trọng, khẳng định vai trò quan trọng của kẻ sĩ " Lòng tự tin, tự hào vào tài trí, lí tưởng của mình.
- Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng: Công danh là nợ, là trách nhiệm, là sự tự nguyện đem tài hoa giam hãm vào lồng (trời đất, vũ trụ)
- “Khi Thủ khoa ... ngất ngưởng”: Kể lại quá trình làm quan
+ Hệ thống từ ngữ HV, âm điệu nhịp nhàng, điệp từ “khi” " thời gian bận rộn với công việc. Tài cao, nhiều chức vụ, có lúc lên đến đỉnh cao danh vọng; cũng có lúc xuống đến thấp hèn.
+ Giọng kể đầy tự hào
à Ngất ngưởng đó chính là phong cách sống tài hoa và việc ý thức được tài hoa của mình.
2. Ngất ngưởng khi về hưu.
- “Đô môn ... ngưởng: hành động trái khoáy, khác người, khinh thị thế gian.
- “Kìa núi ... ông ngất ngưởng: Sống phóng túng, từ bi, vui vẻ đến Bụt cũng nực cười.
- “Được ... phong”: coi sự được mất, khen chê như nhau, sống vượt trên dư luận.
- “Khi  tục”: nhịp thơ nhanh, ngắn gọn, điệp từ “khi”: Nhịp sống sôi động, trẻ trung vừa trần thế vừa thanh cao, nhập thế tục mà không vướng tục.
- “Nghĩa vua tôi ... chung”: rong chơi mà vẫn trọn đạo vua tôi (Trần Đình Sử) 
- “Trong ... ông”: xưng “ông” với thiên hạ, thách thức xã hội, hiên ngang khẳng định cá tính
à Ngất ngưởng: cách sống cá tính, có bản lĩnh cá nhân, trọn vẹn lòng trung với vua, hết lòng, hết sức với nước với dân.
III. Tổng kết:
1. Giá trị nội dung: Ngất ngưởng thể hiện chân dung cái tôi tài hoa, cao ngạo nhưng thuỷ chung của NCT.
2. Giá trị nghệ thuật: - Điệp từ, từ láy, hình ảnh sáng rõ, nhộn nhịp, cách đặt câu, nhã chữ, nhịp điệu hết sức phóng túng, dầy nhạc cảm. 
- Xây dựng được hình tượng phi chính thống: cái Tôi đối lập trực diện với tập đoàn.
Năng lực thu thập thông tin
Năng lực giải quyết vẫn đề 
Năng lực tư duy
Năng lực đọc hiểu thơ trung đại
Năng lực cảm thụ thẫm mĩ
Năng lực khái quát vấn đề
Năng lực sử dụng ngôn ngữ
3. LUYỆN TẬP
a. Bảng ma trận kiểm tra mức độ nhận thức:
Nội dung
Nhận biết
MĐ 1
Thông hiểu
MĐ2
Vận dụng thấp
MĐ3
Vận dụng cao
MĐ4
Thể hát nói
Nhớ lại đặc điểm thể hát nói
Bài thơ : “Bài ca ngất ngưởng”
Xác định ý nghĩa của từ “ ngất ngưởng” được sử dụng trong bài thơ.
Phân tích thái độ của tác giả đối với sự “ ngất ngưởng” của mình.
Viết đoạn văn ( khoảng 10 dòng), nêu cảm nhận về sự ngất ngưởng của tác giả.
b. Câu hỏi và bài tập.
Câu 1: Nêu đặc điểm thể hát nói ?
Câu 2: Xác định ý nghĩa của từ “ ngất ngưởng” được tác giả sử dụng trong bài thơ.
Câu 3: Phân tích thái độ của tác giả đối với sự “ ngất ngưởng” của mình.
Câu 4: Viết đoạn văn ( khoảng 10 dòng), nêu cảm nhận của anh/( chị) về sự ngất ngưởng của tác giả.
4. Hướng dẫn HS tự học.
 a. Bài cũ :
 - Thuộc văn bản thơ, nắm nội dung chính của bài: 
 + Quan niệm của NCT về “ngất ngưởng” : lối sống khác người, thể hiện cá tính, bản lĩnh, vượt ra khuôn khổ.
 + Nghệ thuật: vần nhịp tự do, không quy định chặt chẽ về vần, luật phù hợp diễn tả cảm xúc.
b. Bài mới : Bài ca ngắn đi trên bãi cát
- Đặc điểm nghệ thuật của thể Hành
- Hình tượng bãi cát, người đi trên bãi cát thể hiện ý nghĩa gì ?
- Tâm sự và thái độ người đi trên cát => Tâm sự và thái độ của CBQ đối với con đường danh lợi.
* Đọc thêm : Chạy giặc, Bài ca phong cảnh Hương Sơn
 Soạn các câu hỏi mục hướng dẫn đọc thêm
Tuần: 4 Ngày soạn: 15/09/2017
Tiết: 15, 16 Ngày giảng: 22/09/2017
Đọc văn :	
 BÀI CA NGẮN ĐI TRÊN BÃI CÁT
(Cao Bá Quát)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
 1. Kiến thức:
- Thấy được tâm trạng bi phẫn của kẻ sĩ chưa tìm được lối ra trên đường đời.
- Hiểu được đặc điểm thơ cổ thể và các hình ảnh biểu tượng trong bài thơ.
 2.Kĩ năng: Đọc – hiểu theo đặc trưng thể loại.
 3. Thái độ: Nhận thức được tư tưởng của tác giả trong tác phẩm.
 4. Nội dung trong tâm bài học:
- Sự bế tắc, chán ghét con đường danh lợi tầm thường đương thời và niềm khát khao đổi thay.
- Thành công của tác giả trong việc sử dụng thơ cổ thể.
 5. Định hướng phát triển năng lực: 
- Năng lực chung : tự học, sáng tạo, giải quyết vấn đề, tư duy logic, tưởng tượng, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
- Năng lực chuyên biệt : cảm thụ văn học (năng lực thẩm mỹ), sử dụng ngôn ngữ; giải quyết các tình huống đặt ra qua văn bản; trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về văn bản; hợp tác khi trao đổi, thảo luận về các vấn đề trong văn bản.
B.CHUẨN BỊ BÀI HỌC
 1. Giáo viên: Sách giáo khoa, sách giáo viên, bài soạn
 2. Học sinh: Sách giáo khoa, sách bài tập, vở ghi chép, vở bài tập, giấy A0
C. PHƯƠNG TIỆN, PHƯƠNG PHÁP, KỈ THUẬT DẠY HỌC
- PP dạy học hợp tác, thảo luận nhóm, dạy học giải quyết vấn đề, đàm thoại, vấn đáp.
- Kỉ thuật: đặt câu hỏi, chia nhóm, thuyết trình,trình bày một phút
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp.
 2. Kiểm tra bài cũ : 
Câu hỏi : Quan niệm “ Ngất ngưởng” của NCT trong bài thơ “ Bài ca ngất ngưởng” được hiểu theo những nghĩa nào ? Những biểu hiện của sự ngất ngưởng đó? 
3.Hoạt động dạy học
1. KHỞI ĐỘNG
Hoạt động của GV và HS
Năng lực hình thành
Phương pháp: Đàm thoại, vấn đáp.
Kỉ thuật đặt câu hỏi
? Kể tên một số tác phẩm thuộc thể hành?
-HS trả lời: 
+ Hành lộ nan - Lí Bạch
+Binh xa hành – Đổ Phủ
+Tì bà hành – Bạch Cư Dị
-GV nhận xét và bổ sung một số tác phẩm: Trường hận ca của Bạch Cư Dị và tác phẩm Bài ca ngắn đi trên bãi cát – Cao Bá Quát
GV dẫn dắt vào bài học: Sống trong xã hội mục nát của triều đình nhà Nguyễn không ít nhà nho đã chán ghét cuộc sống mưu cầu danh lợi để khao khát cuộc sống mới tốt đẹp hơn. Cao bá Quát là một trong những nhà nho ấy. Để hiểu rõ hơn tâm hồn và nhân cách của ông, chúng ta đi vào tìm hiểu bài thơ ”Bài ca ngắn đi trên bãi cát”
Năng lực thu thập thông tin
2.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Năng lực hình thành
*HOẠT ĐỘNG 1: HD tìm hiểu về tác giả, tác phẩm.
Phương pháp: Đàm thoại, vấn đáp
Kỉ thuật đặt câu hỏi
 HS đọc thầm phần tiểu dẫn (SGK/37).
 ? Dựa vào phần Tiểu dẫn giới thiệu vài nét chính về tác giả Cao Bá Quát ?
? Dựa vào phần Tiểu dẫn trong SGK, cho biết hoàn cảnh sáng tác của bài thơ ?
? Tác phẩm được sáng tác theo thể loại nào ? Đặc trưng của thể loại đó là gì ?
- GV gọi 1 HS đọc cả phiên âm, dịch nghĩa và phần dịch thơ; giọng suy tư, day dứt.
? Căn cứ theo nội dung cảm xúc thì văn bản có thể chia thành mấy phần ? Nội dung ?
* HOẠT ĐỘNG 2: HD tìm hiểu chi tiết văn bản. 
Phương pháp: thảo luận nhóm 
Kỉ thuật chia nhóm, thuyết trình
GV giao nhiệm vụ:
Nhóm 1: Cảnh bãi cát và người đi trên cát.
? Hình ảnh bãi cát được miêu tả như thế nào?
? Hình ảnh người đi trên bãi cát được tác giả miêu tả như thế nào ?
? Căn cứ vào đâu mà CBQ có thể miêu tả cảnh bãi cát và người đi như vậy ?
? Cảnh bãi cát dài và người đi thể hiện ý nghĩa tượng trưng là gì ?
Nhóm 2,3,4: Tâm trạng , suy nghĩ của người đi trên cát:
? Trên con đường vất vả, đau khổ như vậy, người đi có tâm trạng, suy nghĩ gì ở 2 câu thơ tiếp theo ?
? Ở bốn câu thơ tiếp, CBQ có suy nghĩ gì về vấn đề danh lợi ?
? Tác giả gọi những người chạy theo danh lợi là gì ? Thái độ của ông đối với danh lợi và người chạy theo danh lợi như thế nào ?
? Câu hỏi “Người say vô số tỉnh bao người ?” thể hiện thái độ gì của tác giả ?
? Qua thái độ đó CBQ muốn khái quát tư tưởng gì ?
? Những câu tiếp theo thể hiện tâm trạng gì của CBQ ? Tác giả băn khoăn, day dứt về điều gì?
? Những câu thơ cuối bài thể hiện tâm trạng gì của CBQ ?
HS thực hiện nhiệm vụ: Thảo luận 7 phút
HS báo cáo kết quả
Nhóm 1 cử đại diện thuyết tình, các nhóm khác nhận xét, bổ sung, GV nhận xét chốt ý
Giáo viên đánh giá kết quả
Tiết 2
Nhóm 3 cử đại diện thuyết tình, các nhóm khác nhận xét, bổ sung, GV nhận xét chốt ý
*HOẠT ĐỘNG 3: GV hướng dẫn HS tìm hiểu phần nghệ thuật
Phương pháp: Dạy học giải quyết vấn đề
Kỉ thuật đặt câu hỏi
? Nhận xét về tác dụng các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài?
? Nhận xét về nhịp điệu của bài thơ qua cách ngắt nhịp trong từng câu, số từ trong từng câu ?
? Nhịp điệu đó góp phần diễn đạt nội dung gì của bài thơ ?
*HOẠT ĐỘNG 4: GV hướng dẫn HS tổng kết bài học.
Phương pháp: Dạy học giải quyết vấn đề
Kỉ thuật trình bày 1 phút.
? Khái quát nội dung, nghệ thuật của bài thơ?
I. Tìm hiểu chung.
1. Tác giả: Cao Bá Quát (1809-1855) 
- Quê: Gia lâm, Bắc Ninh, 
- Là một nhà thơ có tài năng và bản lĩnh, mất trong cuộc khởi nghĩa chống lại chế độ nhà Nguyễn
- Thơ ông bộc lộ sự phê phán chế độ PK nhà Nguyễn, chứa đựng nội dung khai sáng có tính chất tự phát, phản ánh nhu cầu đổi mới của xh VN lúc bấy giờ.
2. Tác phẩm.
a. Hoàn cảnh sáng tác: có thể được hình thành trong những lần đi thi Hội qua những tỉnh miền Trung đầy cát trắng
b.Thể loại: Cổ thể - hành ca:một thể loại thơ cổ TQ, tự do về số tiếng, số câu, vần, nhịp điệu
c. Bố cục : 2 phần :
+ P1 : 4 câu đầu : Cảnh bãi cát và người đi trên bãi cát.
+ P 2 : còn lại : Tâm trạng và suy nghĩ của người đi.
II. Đọc – Hiểu văn bản.
1. Cảnh bãi cát và người đi trên bãi cát.
- Bãi cát : mênh mông, vô tận.
- Người đi: vất vả, cực khổ, nước mắt rơi.
- Cảnh thực, người thực được chứng kiến trên đường đi thi.
à Con đường đầy chông gai, gian khổ mà người đi buộc phải dấn thân để mưu cầu công danh, sự nghiệp.
2. Tâm trạng và suy nghĩ của người đi.
- “Không ... vơi”: Giận bản thân không có khả năng như người xưa, tự hành hạ thân xác vì danh lợi.
- “Xưa .... người?”: Cái bả danh lợi có sự cám dỗ lớn đối với người đời.
- “Phường danh lợi”: Thái độ chán ghét, khinh bỉ đối với danh lợi và phường danh lợi.
 - “Người say  bao người?”: Thức tỉnh bản thân, mọi người cần thoát khỏi cơn say danh lợi.
" Nhận thức tính chất vô nghĩa của lối học khoa cử, con đường công danh theo lối cũ.
- “Bãi cát dài  thì nhiều”: tâm trạng băn khoăn, bế tắc, tuyệt vọng:Nên đi tiếp hay dừng lại ?
- “Hãy nghe ta  bãi cát?”:
+ Nhận ra phía trước là khúc “cùng đồ”?
 + Câu hỏi tu từ: mong muốn thoát khỏi đường cùng " khao khát thay đổi cuộc sống thực tại
3. Nghệ thuật.
- Sử dụng hệ thống hình ảnh tượng trưng giàu sức biểu cảm.
- Nhịp điệu được tạo ra:
 + Do sự thay đổi độ dài của các câu thơ
 + Cách ngắt nhịp khác nhau.
" Sự gập ghềnh, trúc trắc của những bước đi trên bãi cát, con đường công danh gian khổ, tâm trạng băn khoăn, bế tắc.
III. Tổng kết:
1. Giá trị nội dung: Bài thơ thể hện sự chán ghét của nhà thơ đối với con đường danh lợi tầm thường và niềm khao khát thay đổi cuộc sống. 
2. Giá trị nghệ thuật: Nhịp điệu bài thơ góp phần diễn tả thành công những cảm xúc, suy tư của nhân vật trữ tình về con đường danh lợi gập ghềnh, trắc trở
Năng lực thu thập thông tin
Năng lực giải quyết vấn đề
Năng lực tư duy
Năng lực sử dụng ngôn ngữ
Năng lực đọc hiểu thơ Trung Đại
Năng lực hợp tác
Năng lực cảm thụ thẫm mĩ
Năng lực khái quát 
Năng lực sử dụng ngôn ngữ
3.LUYỆN TẬP
a. Bảng ma trận kiểm tra mức độ nhận thức:
Nội dung
Nhận biết
MĐ 1
Thông hiểu
MĐ2
Vận dụng thấp
MĐ3
Vận dụng cao
MĐ4
Thể hành 
Nhớ lại đặc điểm thể hành.
Bài thơ : “Bài ca ngắn đi trên bãi cát ”
Xác định ý nghĩa của 4 câu thơ đầu, ý nghĩa tượng trưng của hình tượng bãi cát.
Phân tích tâm trạng, cảm giác của người đi đường khi đứng trước bãi cát.
Nhận xét về hiệu quả biểu đạt của nhịp điệu bài thơ
Lí giải Hành động Cao Bá Quát đã khởi nghĩa chống nhà Nguyễn.
b.Câu hỏi và bài tập.
1. Nêu đặc điểm của thể hành?
2.Ý nghĩa của 4 câu thơ đầu?
3.Phân tích tâm trạng của người đi trên cát
4. Lí giải hành động Cao Bá Quát đã khởi nghĩa chống nhà Nguyễn.
4. Hướng dẫn đọc thêm 
 4.1 Tìm hiểu một số nét chính về tác giả, hoàn cảnh sáng tác của hai tác phẩm.
 2.2 : GV hướng dẫn HS nắm 1 số nét chính về nội dung, nghệ thuật từng TP
 a. Bài Chạy giặc : (Nguyễn Đình Chiểu)
- Cảnh đất nước và nhân dân khi thực dân Pháp đến xâm lược: 
 + “Bàn cờ thế phút sa tay”: Cuộc sống bình yên của đất nước đã bị phá vỡ không thể cứu vãn được.
+ “Bỏ nhà bay”: người dân chạy loạn tan tác, thê thảm.
+ “Bến Nghé  mây”: Cảnh nhà cửa bị đốt phá, cướp bóc tan hoang, điêu tàn.
- Bút pháp nghệ thuật tả thực : 
 + Căn cứ vào sự kiện Pháp tấn công Gia Định (17 – 2 -1859).
 + Hình ảnh tả thực những đứa trẻ “lơ xơ chạy”, con chim “dáo dác bay” hốt hoảng, không có phương hướng khi Pháp tấn công.
 + Địa danh có thực : Bến Nghé, Đồng Nai.
- Tâm trạng tác giả: đau đớn, xót xa trước cảnh chạy giặc của nhân dân,căm thù bọn giặc cướp nước và trách cứ sự thờ ơ của triều đình phong kiến.
 b. Bài ca phong cảnh Hương Sơn :(Chu Mạnh Trinh) 
 - Cảnh HSơn đẹp thần tiên, thoát tục mang đậm màu sắc Phật giáo: tĩnh mịch, thanh tịnh. Thực – ảo quyện hòa đầy huyền bí => vẻ đẹp độc đáo của HS.
+ “Chừng giangxếp đặt”: T/g nhận thấy đây là cuộc hội ngộ do trời xếp đặt -> Cảnh đợi người đến vãn và người đã gặp được cảnh bởi ý trời.
+“Lần tràng hạtxiết bao”: Trước cảnh HS thoát tục, lòng t/g hướng trọn đến niềm tôn kính đạo phật
 +“Càng  càng yêu”: Sự hòa quyện giữa đạo và cảnh trong tâm hồn t/g khiến ve đẹp HS đã đẹp càng đẹp hơn
=> Tình yêu thiên nhiên nồng đượm gắn kết với niềm tôn kính đạo Phật.
 - Nghệ thuật tả cảnh của tác giả về không gian, màu sắc, âm thanh : hài hòa, độc đáo
5. Hướng dẫn HS tự học.
 a. Bài cũ : Thuộc văn bản thơ, nắm nội dung chính của bài: 
 + Thái độ đối với danh lợi, khao khát thay đổi cuộc sống, ý nghĩ biểu tượng của hình tượng bãi cát.
 + Nghệ thuật: vần nhịp tự do, không quy định chặt chẽ về vần, luật phù hợp diễn tả cảm xúc.
- Hoàn thiện BTVN. 
 b. Bài mới: Luyện tập thao tác lập phân tích.
 - Ôn tâp mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận phân tích, cách phân tích.
- Chuẩn bị bài tập 1, 2 (SGK/43) theo 2 nhóm theo gợi ý trong SGK.
Tuần: 5 Ngày soạn: 24/09/2017
Tiết: 17 Ngày giảng: 27/09/2017
Làm văn :	
LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN PHÂN TÍCH
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
 1. Kiến thức: 
- Ôn tập, củng cố những tri thức về thao tác lập luận phân tích.
- Rèn luyện kỹ năng vận dụng thao tác lập luận phân tích trong bài văn nghị luận.
 2.Về kĩ năng: Biết cách phân tích một vấn đề chính trị, xã hội hoặc văn học. 
 3. Về thái độ: Có ý thức rèn luyện thao tác lập luận, phân tích.
 4. Xác định nội dung trọng tâm:
 - Thực hành, rèn luyện kỹ năng phân tích về 1 vấn đề trong đời sống hoặc văn học.
 - Viết đoạn văn phân tích phát triển một ý cho trước.
 5. Định hướng phát triển năng lực: 
- Năng lực chung: tự học, sáng tạo, giải quyết vấn đề, tư duy logic, tưởng tượng, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
- Năng lực chuyên biệt : tạo lập, lĩnh hội ngôn ngữ; phân tích, giải quyết các tình huống đặt ra qua văn bản; hợp tác khi trao đổi, thảo luận về các vấn đề trong văn bản.
B.CHUẨN BỊ BÀI HỌC
 1. Giáo viên: Sách giáo khoa, sách giáo viên, bài soạn
 2. Học sinh: Sách giáo khoa, sách bài tập, vở ghi chép, vở bài tập. 
C. PHƯƠNG TIỆN, PHƯƠNG PHÁP, KỈ THUẬT DẠY HỌC
- PP dạy học hợp tác, thảo luận nhóm, dạy học giải quyết vấn đề, đàm thoại, vấn đáp
- Kỉ thuật: đặt câu hỏi, chia nhóm, thuyết trình,trình bày một phút
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra 15 phút
ĐỀ: Viết một đoạn văn ngắn cảm nhận về hình ảnh ông Tú trong bài thơ Thương Vợ của Trần Tế Xương
Đáp án
Giới thiêu hình ảnh ông tú (1 điểm)
Hình ảnh ông tú (1 điểm)
+ ông Tú không xuất hiện trực tiếp nhưng vẫn hiển hiện trong từng câu thơ, đằng sau cốt cách khôi hài , trào phúng là cả một tấm lòng, không chỉ thương mà còn tri ân vợ. 
+Về câu thơ “Nuôi đủ năm con với một chồng” có người cho rằng ở đây ông Tú tự coi mình là môt thứ con đặc biệt để bà Tú nuôi. 
+Tú Xương đã không gộp mình với con để nói mà tách riêng rạch ròi để ông tự tri ân vợ.
+ Nhà thơ không chỉ cảm phục biết ơn, sự hi sinh của vợ mà ông còn tự trách, tự lên án bản thân mình. Ông không dựa vào duyên số để trút bỏ trách nhiệm. Bà Tú lấy ông là do duyên nhưng duyên thì một mà nợ là hai.
+ Tú Xương tự coi mình là cái nợ mà bà Tú phải gánh chịu. Nợ gấp đôi duyên, duyên ít , nợ nhiều. + Ông chửi thói đời bạc bẽo vì thói đời là một nguyên nhân sâu xa khiến bà Tú phải khổ, nhưng ông cũng không chỉ đổ vấy cho thói đời mà cũng chửi chính bản thân mình đã quá “hờ hững” quá vô trách nhiệm với gia đình.
+ Trong bài thơ Tú Xương như hóa thân vào người vợ để than trách cho số phận của mình.Nhà thơ dám tự nhận khuyết điểm, càng thấy mình khuyết điểm càng thương yêu quý trọng vợ hơn. Chứng tỏ ông là một con người có nhân cách cao quý.
+ Tình yêu thương quý trọng vợ là cảm xúc có phần mới mẻ so với những cảm xúc trong VHTĐ. Cảm xúc mới mẻ đó lại được cảm nhận bằng hình ảnh và ngôn ngữ quen thuộc của văn học dân gian. Chứng tỏ hồn thơ của Tú Xương vừa mới mẻ, độc đáo vừa gần giũ với mọi người. Vẫn có gốc rễ sâu xa trong tâm thức của dân tộc.
- Đánh giá: 1 điểm
3.Hoạt động dạy học
1. KHỞI ĐỘNG
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Năng lực hình thành
- Phương pháp: Dạy học giải qu

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an hoc ki 1_12231225.doc