Tiết 37. HAI ĐỨA TRẺ
- Thạch Lam-
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
-Giúp HS tìm hiểu biểu tượng chuyến tàu đêm qua phố huyện.
-Tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của chuyện ngắn.
2. Kĩ năng:
-Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
-Phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự.
3. Thái độ:
-Nghiêm túc
-Có sự chuẩn bị bài
-Tích cực
4. Định hướng năng lực hình thành
-Năng lực hợp tác
-Năng lực tự học, tự nghiên cứu
-Năng lực giải quyết vấn đề
,Ngày soạn: 23/10/2016 Ngày giảng: Tiết 37. HAI ĐỨA TRẺ - Thạch Lam- I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: -Giúp HS tìm hiểu biểu tượng chuyến tàu đêm qua phố huyện. -Tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của chuyện ngắn. 2. Kĩ năng: -Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại. -Phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự. 3. Thái độ: -Nghiêm túc -Có sự chuẩn bị bài -Tích cực 4. Định hướng năng lực hình thành -Năng lực hợp tác -Năng lực tự học, tự nghiên cứu -Năng lực giải quyết vấn đề II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: -Sách giáo khoa, giáo án, sách giáo viên, tài liệu tham khảo. 2. Học sinh: -Phương tiện: Sách giáo khoa, sách bài tập, vở soạn, vở ghi. III. PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC - Quan sát + đàm thoại, nêu vấn đề - Giải quyết vấn đề - Hoạt động nhóm IV. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC Hoạt động 1(3 phút): Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn Hoạt động 2 (30 phút): : Tìm hiểu cảnh đợi tàu - Kĩ thuật dạy học: Công não, thông tin - phản hồi - Hình thức dạy học: Hoạt động nhóm, HS hoạt động độc lập Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt B1: GV hướng dẫn học sinh làm việc theo nhóm. GV chia lớp thành bốn nhóm, các nhóm sẽ thảo luận và trả lời câu hỏi. Thời gian: 07 phút. GV quan sát và hỗ trợ HS làm việc. GV đưa ra các vấn đề cần tìm hiểu để khám phá bài học. Vấn đề 1: Vì sao Liên và An cố thức đợi chuyến tàu đến? Tâm trạng của Liên và An như thế nào trước khi tàu đến? Vấn đề 2: Tâm trạng của Liên và An như thế nào khi tàu đến? Hình ảnh đoàn tàu được tác giả miêu tả như thế nào? Nhận xét hình ảnh đoàn tàu trong tương quan với hình ảnh phố huyện? Vấn đề 3: Tâm trạng của Liên và An như thế nào sau khi đoàn tàu đi qua? Vấn đề 4: Thể hiện cảnh đợi tàu của chị em Liên và An, nhà văn muốn gửi gắm những ý nghĩa gì? B2: HS theo nhóm, thảo luận, làm bài B3: HS trinh bày kết quá B4: HS nhận xét. GV nhận xét, bổ sung, chốt ý 4. Cảnh đợi tàu. a. Tâm trạng đợi tàu của Liên và An. *Tâm trạng của Liên và An trước khi tàu đến -Tâm trạng: +Liên « buồn ngủ ríp cả mắt nhưng vẫn cố thức », ngồi im lặng lắng nghe chuyến tàu +An « Đã nằm xuống mi mắt sắp sửa rơi xuống, còn dặn với : Tàu đến chị đánh thức em dậy nhé » => Sự mong chờ, háo hức chuyến tàu như thể chuyến tàu chỉ đến một lần trong năm. * Tâm trạng của Liên và An khi tàu đến : - An: Ngồi nhỏm dậy khi chị gọi và say mê ngắm nhìn đoàn tàu. - Liên: Dắt tay em đứng dậy để nhìn đoàn tàu cho rõ, quan sát tỉ ỉ hình ảnh chuyến tàu trong niềm vui tràn ngập. -Hình ảnh đoàn tàu: + Âm thanh: Còi xe lửa kéo dài Tiếng dồn dập Tiếng rít mạnh vào ghi Còi rít lên Tàu rầm rộ tới =>Âm thanh huyên náo, sôi động + Ánh sáng: Ngọn lửa xanh biếc Khói bừng sáng trăng Đèn sáng trưng Đồng và kền lấp lánh Các cửa kính sáng ->Ánh sáng rực rỡ, mạnh mẽ => Đoàn tàu hoàn toàn đối lập với cuộc sống phố huyện tịch mịch và đầy bóng tối. Đó là hình ảnh của một thế giới khác mà Liên và An mong chờ. *Tâm trạng của Liên và An khi tàu đi qua: - Liên “Nhìn quanh phố huyện”, “Liên thấy mình sống giữa bao nhiêu sự xa xôi không biết như chiếc đèn con của chị Tí chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ”. -An “ngồi xuống và ngả đầu vào vai Liên”, “Quay lại nhìn em, thấy An cũng đã ngủ say tay nắm chặt tà áo chị và đầu vẫn dựa vào vai”. => Niềm vui của đoàn tàu mang lại rất nhỏ nhoi, ngắn ngủi, nên không xua đi được ám ảnh về cuộc sống nghèo khổ nơi phố huyện đè nặng trong tâm trí của Liên. Chính vì thế khi nằm xuống Liên không nghĩ về tàu mà nghĩ đến ngọn đèn của chị Tí. b. Ý nghĩa của tâm trạng đợi tàu: - Đợi tàu là để được mơ về tuổi thơ, nhớ lại quá khứ. - Đợi tàu là để được hi vọng, được vươn lên trên cuộc sống đói nghèo, tăm tối, mòn mỏi. - Với An, đợi tàu là để được chơi, để có đồ chơi. - Nhà văn qua cảnh đợi tàu cũng thể hiện niềm thương xót và đồng cảm với những kiếp người nhỏ bé, bất hạnh. Hoạt động 3: Tổng kết (5 phút) - Kĩ thuật dạy học: Công não, thông tin - phản hồi - Hình thức dạy học: HS làm việc độc lập Hoạt động của GV và HS Nội dung cơ bản B1: GV giao nhiệm vụ cho HS Yêu cầu HS tổng kết về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. B2: HS thảo luân, suy nghĩ câu hỏi B3: HS trả lời câu hỏi B4: GV tổng hợp, đánh giá III. Tổng kết nội dung và nghệ thuật. 1.Nội dung -Gía trị hiện thực: Truyện là bức tranh hiện thực về cuộc sống nghèo khổ ở phố huyện nhỏ, ngòi bút hiện thực của Thạch Lam đậm chất trữ tình, ông viết bằng chính hồi ức thời thơ ấu của mình. -Gía trị nhân đạo: Thể hiện niềm thương cảm sâu sắc của nhà văn dành cho những con người nhỏ bé, chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội cũ. Truyện khẳng định, đề cao ước mơ hạnh phúc, khát vọng đổi đời của con người. 2. Nghệ thuât: +Truyện không có cốt truyện +Thông qua các biểu tượng thể hiện một tâm trạng, đằng sau tâm trạng gửi gắm một tư tưởng +Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật qua tác động của ngoại cảnh trong một thời gian và không gian nghệ thuật hẹp nhưng cụ thể +Ngôn ngữ sát thực, súc tích và giàu tính biểu cảm. Hoạt động 4: Luyện tập ( 5 phút ) Hoạt động của GV và HS Nội dung cơ bản B1: -GV yêu cầu HS đọc đề và tìm hiểu đề bài tập và định hướng cách giải (gợi ý) +Âm thanh, ánh sáng của đoàn tàu được miêu tả như thế nào? +Âm thanh, ánh sáng của phố huyện được miêu tả như thế nào? -Yêu cầu cá nhân làm và báo cáo kết quả thu được B2: HS thảo luận, làm bài vào phiếu học tập B3: HS trả lời phần bài tập B4: GV nhận xét, đánh giá Câu 2: So sánh âm thanh và ánh sáng của đoàn tàu và âm thanh và ánh sáng nơi phố huện bằng cách hoàn thành bảng sau: Bảng 1: Âm thanh Đoàn tàu Phố huyện Còi xe lửa kéo dài Tiếng trống thu không Tiếng dồn dập Tiếng ếch nhái Tiếng rít mạnh vào ghi Tiếng muỗi bay vo ve Còi rít lên Tiếng đàn bầu bần bật trong yên lặng Tàu rầm rộ tới =>Âm thanh huyên náo, sôi động. =>Âm thanh đơn điệu buồn bã. Bảng 2: Ánh sáng Đoàn tàu Phố huyện Ngọn lửa xanh biếc Khe sáng Khói bừng sáng trăng Quầng sáng Đèn sáng trưng Chấm nhỏ và vàng lơ lửng Đồng và kền lấp lánh Thưa thớt từng hột sáng Các cửa kính sáng =>Ánh sáng rực rỡ, mạnh mẽ =>Ánh sáng yếu ớt Hoạt động 4: Củng cố và hướng dẫn học bài (2 phút) Kĩ thuật dạy học: Tia chớp, thông tin – phản hồi Hình thức dạy học: Đàm thoại Hoạt động của GV Hoạt động của HS Yêu cầu HS học lý thuyết bài cũ. Soạn bài theo PPCT (Soạn theo các câu hỏi theo hưỡng dẫn học bài): Ngữ cảnh HS chuẩn bị bài V. Rút kinh nghiệm tiết dạy Ninh Bình, Ngày.tháng.năm 2016 Hà Thị Hương
Tài liệu đính kèm: