TIẾT 52: CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ ( tiếp )
- Nguyễn Tuân-
I/ MỤC TIÊU BÀI DẠY:
1. Kiến thức:
-Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của viên quản ngục: say mê cái đẹp, quý trọng người tài, biết hướng thiện.
-Hiểu được những thông điệp của nhà văn qua cảnh cho chữ: cảnh tượng xưa nay chưa từng có.
-Nắm được những đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm.
2. Kĩ năng:
Đọc hiểu tác phẩm theo đặc trưng thể loại
II/ CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của GV:
-Sgk, Sgv
-Giao án, tài liệu tham khảo
2. Chuẩn bị của HS:
-Dụng cụ học tập
-Học bài cũ, chuẩn bị bài mới
Ngày soạn: 3/11/2017 Ngày dạy: 10/11/2017 TIẾT 52: CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ ( tiếp ) Nguyễn Tuân- I/ MỤC TIÊU BÀI DẠY: Kiến thức: -Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của viên quản ngục: say mê cái đẹp, quý trọng người tài, biết hướng thiện. -Hiểu được những thông điệp của nhà văn qua cảnh cho chữ: cảnh tượng xưa nay chưa từng có. -Nắm được những đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm. 2. Kĩ năng: Đọc hiểu tác phẩm theo đặc trưng thể loại II/ CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HỌC SINH: Chuẩn bị của GV: -Sgk, Sgv -Giao án, tài liệu tham khảo 2. Chuẩn bị của HS: -Dụng cụ học tập -Học bài cũ, chuẩn bị bài mới III/ PHƯƠNG PHÁP: Trực quan, thảo luận nhóm, phát vấn, giảng giải IV/ TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: Ổn định tổ chứ: Kiểm tra bài cũ: Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt: Hoạt động 1: Đọc hiểu văn bản Thao tác 1: Tìm hiểu nhân vật quản ngục ? Nhân vật viên quan ngục được miêu tả qua những phương diện nào? HS suy nghĩ và trả lời GV chia lớp thành 6 nhóm thảo luận về các vấn đề sau: Nhóm 1, 2: Tìm những chi tiết chứng minh viên quản ngục là người say mê cái đẹp. Nhận xét về con người quản ngục qua phẩm chất đó Nhóm 3,4: Tìm những chi tiết chứng minh viên quản ngục là người quý trọng người tài Nhóm 5,6: Tìm những chi tiết chứng minh viên quản ngục là người biết hướng thiện HS rút ra kết luận về con người viên quan ngục qua đó thấy được cách nhìn người của Nguyễn Tuân Thao tác 2: Tìm hiểu cảnh cho chữ HS đối chiếu cảnh cho chữ thông thường với cảnh cho chữ trong tác phẩm qua các yếu tố: + Địa điểm + Thời gian + Hoàn cảnh của người cho chữ ? Nhận xét về cảnh tượng cho chữ? HS xác định vị thế xã hội, vai giao tiếp, tư thế củ người cho chữ và người nhận chữ Nhận xét sự thay đổi ngôi giao tiếp trong cảnh cho chữ. ?Qua địa điểm và lời khuyên của Huấn Cao đối với viên quản ngục hãy cho biết ý nghĩa của cảnh tượng cho chữ Hoạt động 2: Tổng kết ? Khái quát nội dung của truyện? HS suy nghĩ và trả lời ? Khái quát nghệ thuật của truyện? HS suy nghĩ và trả lời II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN Tình huống truyện Nhân vật Huấn Cao Nhân vật viên quản ngục: Say mê cái đẹp: -Biết chữ nghĩa và say mê nghệ thuật thư pháp -Sở nguyện lớn nhất : có chữ Huấn Cao, như có được vật báu trên đời ->Tuy không tạo ra cái đẹp nhưng ông là người say mê cái đẹp Là người có tâm hồn nghệ sĩ Biết quý trọng người tài: -Công khai khen ngợi Huấn Cao bất chấp địa vị của mình -Khi nhận sáu tên tử tù, ông nhìn bằng ánh mắt kiêng nể -Biệt đãi đối với tử tù Huấn Cao: + Đem rượu thịt vào buồng giam + Gọi Huấn Cao là ngài + Khi bị Huấn Cao đuổi ra khỏ buồng giam,quản ngục vẫn giữ thái độ cung kính Quý trọng người tài và là người có dũng khí Biết hướng thiện: -Tuy sống trong môi trường xấu xa, cái ác ngự trị nhưng vẫn giữ tấm lòng yêu cái đẹp,quý trọng người tài -Khi nhận lời khuyên của Huấn Cao: Kẻ mê muội này xin bái lĩnh ->Tự nhận mình là kẻ mê muội, nhận ra mình lầm đường lạc lối Từ bỏ nghề lạc lối để giữ tấm lòng Có tâm hồn nghệ sĩ, liên tài và hướng thiện Cảnh cho chữ: *) Cảnh tượng cho chữ: - Địa điểm: Buồng giam chật hẹp, đầy mạng nhện, phân chuột phân gián - Thời gian: Đêm tối, đêm cuối cùng của người cho chữ - Hoàn cảnh người cho chữ: Cổ đeo gông, chân vướng xiềng -> Đối lập với cảnh cho chữ thông thường Cảnh tượng xưa nay hiếm *) Vị thế của người cho và người nhận chữ: - Người cho chữ: tử tù- mất hết quyền lợi- Vai dưới- Ung dung dậm tô nét chữ- Ban phát cái đẹp, lời khuyên - Người nhận chữ: quản ngục- đại diện cho trật tự và quyền lực chốn lao tù- Vai trên- Khép nép- Cúi đầu bái lĩnh -> Cuộc đổi ngôi ngoạn mục Sự chiến thắng của cái đẹp, cái thiện *) Ý nghĩa: - Qua địa điểm và cảnh cho chữ - Lời khuyên của Huấn Cao Cái đẹp có thể sản sinh ngay trên mảnh đất của cái ác, cái xấu; cảm hoá con người nhưng không thể chung sống với cái ác cái xấu III/ TỔNG KẾT Nội dung: Ca ngợi những con người tài hoa, có nhân cách Thể hiện quan niệm của Nguyễn Tuân về cái đẹp, nghệ thuật và con người Kín đáo bộc lộ lòng yêu nước Nghệ thuật: Xây dựng tình huống truyện độc đáo Khắc hoạ tình cách các nhân vật trong mối quan hệ ứng chiếu Nghệ thuật tương phản đối lập làm nổi bật chủ đề tư tưởng 4.Củng cố: - Đối chiếu tính cách nhân vật Huấn Cao với viên quản ngục - Ghi nhớ 5.Dặn dò: - Học bài cũ - Chuẩn bị bài mới: Hạnh phúc của một tang gia. V/ RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY:
Tài liệu đính kèm: