A-Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh
- Hiểu được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết.
- Hiểu được nội dung ý nghĩa của truyện:con Rồng cháu Tiên.
- Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng, kì ảo của truyện.
- Kể được truyện.
B-Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: giáo viên kiểm tra tập chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.
3. Bài mới.
Giới thiệu bài: Truyện con Rồng, cháu Tiên là một truyện truyền thuyết tiêu biểu,mở đầu cho chuỗi truyền thuyết về các vua Hùng. Nội dung, ý nghĩa của truyện là gì ?. Truyện dùng những hình thức nghệ thuật độc đáo nào ?. Vì sao nhân dân ta rất tự hào và yêu thích câu chuyện này.Tiết học hôm nay sẽ giúp các em trả lời những câu hỏi ấy.
Ngày dạy: Bài 1: Tiết 1: ( Truyền thuyết) A-Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh - Hiểu được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết. - Hiểu được nội dung ý nghĩa của truyện:con Rồng cháu Tiên. - Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng, kì ảo của truyện. - Kể được truyện. B-Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: giáo viên kiểm tra tập chuẩn bị bài ở nhà của học sinh. 3. Bài mới. Giới thiệu bài: Truyện con Rồng, cháu Tiên là một truyện truyền thuyết tiêu biểu,mở đầu cho chuỗi truyền thuyết về các vua Hùng. Nội dung, ý nghĩa của truyện là gì ?. Truyện dùng những hình thức nghệ thuật độc đáo nào ?. Vì sao nhân dân ta rất tự hào và yêu thích câu chuyện này.Tiết học hôm nay sẽ giúp các em trả lời những câu hỏi ấy. Tiến trình bài giảng. Phần ghi bảng. - Truyện “con Rồng, cháu Tiên” thuộc thể loại truyện truyền thuyết.Vậy truyền thuyết là gì? - Gọi học sinh đọc phần chú thích trong SGK. - Giáo viên hướng dẫn đọc, giáo viên đọc 1 đoạn-gọi học sinh đọc. - Tóm tắt theo bố cục. Truyện chia làm mấy đoạn, ý nghĩa mỗi đoạn?. (đánh dấu vào SGK) - Truyện có những nhân vật nào. Hình ảnh Âu Cơ và Lạc Long Quân được giới thiệu như thế nào?. - Tìm những chi tiết thể hiện tính chất kì lạ lớn laocủa Lạc Long Quân và Âu Cơ ?. - Việc kết duyên của Lạc Long Quân và Aâu Cơ có gì lạ ?. - Tìm những chi tiết kì lạ nói về sự sinh nở của Âu Cơ và sự trưởng thành của đàn con ?. - Vì sao Lạc Long Quân và Âu Cơ phải chia tay ?. - Việc chia con diễn ra như thế nào ?. - Sự hình thành của nhà nước Văn Lang? - Theo truyện này người Việt Nam là con cháu của ai? - Em hiểu thế nào là yếu tố tưởng tượng kì ảo ?. Yếu tố đó có vai trò gì trong truyện?-truyện con rồng cháu tiên dựa vào yếu tố lịch sử nào ?. - Học sinh thảo luận: ý nghĩa của truyện “con Rồng ,cháu Tiên” ?. - Người xưa đã sáng tác ra truyện “con Rồng, cháu Tiên nhằm mục đích gì ?. Ị Giáo viên rút ra kết luận. - Gọi học sinh đọc ghi nhớ. - Gọi học sinh đọc phần “đọc thêm” (sgk trang 9) - Hãy cho biết một tên gọi khác của LLQ? (Sùng Lãm) - Nêu yêu cầu bài tập gọi học sinh trả lời. - Gọi học sinh trả lời,nếu chưa đủ cho học sinh về nhà tìm. “Con người có cố, có ông(có tổ, có tông) Như cây có cội,như sông có nguồn” I-Truyền thuyết là gì? SGK trang 7. II- Đọc-tóm tắt truyện. SGK. III-Tìm hiểu truyện. 1/ Nhân vật: - Lạc Long Quân: nòi rồng mình rồng thường sống dưới nước - Âu Cơ: dòng họ thần nông, xinh đẹp tuyệt trần. 2/ Diễn biến: - Lạc Long Quân và Âu Cơ kết duyên. - Âu Cơ sinh nở kì lạ: đẻ một bọc trăm trứng-nở trăm con-đàn con không cần bú mớm lớn nhanh như thổi, khỏe mạnh như thần - Lạc Long Quân và Aâu Cơ chia con vàchia tay:50 con theo cha xuống biển, 50 con theo mẹ lên núi 3/ Kết thúc: - Dựng nước Văn Lang. - Nguồn gốc dân tộc Việt Nam. 4/ Nghệ thuật: -Yếu tố tưỏng tượng kì ảo hoang đường. - Yếu tố lịch sử có thật. 5/ Ý nghĩa của truyện: -Nhằm giải thích(SGK trang 8). 6/ Ghi nhớ: SGK trang 8. IV-Luyện tập: +Bài tập 2(trang 8) - Tìm những câu thành ngữ, tục ngữ mà em biết nói về tổ tiên, cội nguồn Bài tập bổ sung: Bài tập 1: Ý nghĩa nổi bật nhất của hình tượng cái bọc trăm trứng là gì? Giải thích sự ra đời của các dân tộc Việt Nam. Ca ngợi sự hình thành nhà nước Văn Lang. Tình yêu đất nước và lòng tự hào dân tộc. Mọi người, mọi dân tộc Việt Namphải thương yêu nhau như anh emmột nhà.* Bài tập 2: Tổ tiên của người Việt Nam là: A.Lạc Long Quân B. Âu Cơ C. Lạc Long Quân và Âu Cơ* D. Con Rồng 4.Củng cố: - Nghệ thuật của truyện. - Ý nghĩa của truyện. 5.Hướng dẫn học ở nhà: - Học thuộc ghi nhớ. - Nắm được diễn biến câu chuyện. - Chuẩn bị bài “bánh chưng,bánh giày”. - Nêu ý nghĩa của việc làm bánh chưng,bánh giày trong những ngày Tết.
Tài liệu đính kèm: